Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty

27 461 2
Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÔNG TY GIẢNG VIÊN: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG LỚP: TCDN ĐÊM 2 – K20 HỌC VIÊN: NHÓM 3 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 Trang a Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty DANH SÁCH NHÓM 3, TCDN Đêm 2 – KHÓA 20 MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ 1.Võ Đình Dảng . 2.Huỳnh Thị Thùy Dương 3.Bùi Trần Tuấn Hải . 4.Nguyễn Thị Xuân Khang . 5.Trần Thị Mỹ Phước . Trang b Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty MỤC LỤC NỘI DUNG Phần 1: Lý thuyết về tác động của thuế thu nhập công ty Trang 1 I. Công tythuế đánh vào công ty .Trang 1 1. Sở hữu và vấn đề kiểm soát Trang 1 2. Tài trợ công ty .Trang 2 3. Đánh thuế vào công ty .Trang 2 II. Cấu trúc thuế công ty .Trang 2 1. Tính toán thuế công ty .Trang 2 2. Vấn đề khấu hao và sự tránh thuế .Trang 3 III. Phạm vi ảnh hưởng của thuế công ty Trang 4 1. Thuế đánh vào yếu tổ sản xuất của công ty Trang 4 2. Thuế đánh vào lợi nhuận .Trang 5 IV. Tầm quan trọng của thuế công ty đối với đầu tư Trang 5 1. Phân tích lý thuyết .Trang 5 2. Ảnh hưởng của thuế công ty đến đầu tư .Trang 6 3. Ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư của công ty Trang 7 4. Thuế suất thuế công ty thực tế Trang 8 V. Thuế công ty và lựa chọn tài trợ Trang 10 1. Tác động của thuế đến tài trợ Trang 10 2. Tại sao không tài trợ bằng vay nợ .Trang 11 VI. Thuế đối với công ty đa quốc gia .Trang 12 1. Công ty đa quốc gia và vấn đề đánh thuế .Trang 12 2. Đánh giá Trang 13 VII.Cải cách thuế công ty .Trang 14 Phần 2: Ví dụ về ảnh hưởng thuế thu nhập công ty Trang 16 Phần 3: Một số vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay .Trang 19 1. Ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân - thuế thu nhập cá nhân và lựa chọn cá nhân nên quyết định thành lập DN hay hoạt động theo hình thức cá nhân kinh doanh để có lợi hơn về thuế Trang 19 1.1.Một số ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp ở Việt Nam Trang 19 1.2.Lựa chọn .Trang 19 Trang c Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty 2. Những ảnh hưởng khi Nhà nước thay đổi thuế suất .Trang 20 3. Thực trang thuế thu nhập doanh nghiêp ở Việt Nam Trang 21 4. Một số biện pháp cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam Trang 22 4.1.Các nguyên tắc và bài học cải cách thuế .Trang 22 4.2.Một số giảp pháp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam .Trang 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang d Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Phần 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÔNG TY I/ CÔNG TYTHUẾ ĐÁNH VÀO CÔNG TY 1. Sở hữu và vấn đề kiểm soát: Hầu hết các công ty đều tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Đặc biệt, các công ty cổ phần niêm yết đại chúng, các nhà đầu tư có thể mua và bán quyền sở hữu trên thị trường chứng khoán. Mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty và lý thuyết về đại diện: Công ty với tư cách là một pháp nhân – một thực thể pháp lý độc lập, tự bản thân nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con người cụ thể - những người quản lý công ty . Cũng vì thế công ty luôn cần có người đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Từ giữa thế kỷ 19, các án lệ của các nước theo truyền thống thong luật đã khẳng định rằng, công ty chỉ có thể hành động thông qua các giám đốc- tức là những người quản lý công ty và hành động cá nhân cổ đông sẽ không ảnh hưởng gì, không ràng buộc trách nhiệm của pháp nhân công ty- với tư cách là một thực thể pháp lý độc lập. Bởi lẽ đó, luật công ty của các nước theo truyền thống thống luật, cả luật thành văn và luật án lệ- đã phát triển nhiều nguyên tắc pháp lý về người quản lý công ty và các nghĩa vụ pháp lý của họ. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đôngcông ty. Với vị trí của mình, người quản lý công ty đuợc cho là luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay người thứ ba của mình chứ không phải cho công ty. Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thuyết rằng, các cổ đông cần thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Học thuyết về đại diện nhấn mạnh rằng, các cổ đông phải sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, bằng cách thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường , tư lợi của người quản lí công ty. Trang 1 Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty 2. Tài trợ công ty: Sơ đồ nguồn tài trợ vốn cho công ty 3. Đánh thuế vào công ty: Chính phủ đánh thuế vào công ty vì một số lý do sau: - Công ty được xã hội dành cho một số ưu đãi, quan trọng nhất là trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông. Thuế công ty có thể được xem như là một loại phí để điều tiết mức ảnh hưởng quyền lợi này. Tuy nhiên, thực tế thuế lại được cơ cấu theo cách mà không có cơ sở để cho rằng công ty phải nộp thuế tương ứng với quyền lợi đó. - Đánh thuế vào lợi nhuận thuần là cách thức gia tăng nguồn thu tốt hơn đánh thuế vào các yếu tố sản xuất. Vì đánh vào lợi nhuận thuần không làm bóp méo quyết định của người sản xuất trong khi đánh thuế vào lao động hoặc vốn có thể gây ra hiệu ứng bóp méo cung lao động hay giảm tiết kiệm… - Thu nhập giữ lại là cơ sở hợp lý khác để đánh thuế công ty . II/ CẤU TRÚC THUẾ CÔNG TY 1.Tính toán thuế công ty: Thu nhập chịu thuế = ( Thu nhập – Chi phí ) Thuế công ty phải nộp = Thu nhập chịu thuế * thuế suất Trang 2 Tài trợ nợ -Vay ngân hang - -Phát hành trái phiếu Tài trợ vốn: Phát hành cổ phiếu Tài trợ vốn ở các công ty Các nhà đầu tư nhận thu nhập từ chuyển nhượng vốn Các nhà đầu tư nhận cổ tức Các nhà đầu tư nhận tiền lãi Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Mỗi quốc gia có cấu trúc thuế công ty khác nhau. Ở Việt Nam, cấu trúc thuế công ty thu nhập doanh nghiệp là loại thuế toàn phần- một mức thuế suất (25%) thống nhất đánh vào thu nhập chịu thuế. Ở Mỹ, cấu trúc thuế công ty là loại thuế lũy tiến từng phần, gồm nhiều nhóm. Nhóm thuế suất thấp nhất là 15%, cao nhất là 35% (với thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đôla trở lên). Hầu hết các công ty chịu thuế suất 35%, vì vậy với mục đích của chúng ta, hệ thống này có thể được trình bày một cách an toàn với mức thuế suất trần 35%. Thu nhập công ty bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác. Chi phí của công ty về cơ bản gồm 3 cấu phần. Cấu phần thứ nhất là chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh, như tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện nuớc, tiền thuê văn phòng… Cấu phần thứ hai, trả lãi tiền vay từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường. Nhìn chung, các khoản chi phí này được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế để giảm trừ gánh nặng thuế của công ty. Cấu phần thứ 3 là khấu hao với các khoản đầu tư vốn. 2. Vấn đề khấu hao và sự tránh thuế: Các phương pháp khấu hao: PP đường thẳng; PP một rưỡi; PP số dư giảm dần kép Cách tính giá trị hiện tại của các khoản tiết kiệm được từ khấu hao: Giả sử luật thuế cho phép công ty khấu hao một tài sản nào đó trong thời gian T năm, tỉ lệ giá trị tài sản được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế của năm thứ n là D(n). Tổng các D(n) là 1, nghĩa là luật thuế cho phép toàn bộ giá mua tài sản cuối cùng cũng được khấu trừ hết. Hãy xem xét việc mua 1 tài sản trị giá 1 đôla. Số tiền được khấu hao ở cuối năm thứ nhất là D(1) đôla, giá trị của khoản khấu hao này đối với công ty sẽ là τ×D(1) đôla, với τ là thuế suất công ty. Tương tự, giá trị của khoản khấu hao đối với công ty trong năm thứ hai là τ×D(2). Giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiết kiệm thuế nhờ khấu hao tài sản 1 đôla này là: Khi khấu hao nhanh hơn hao mòn kinh tế thực sự của tài sản thì cơ hội kiếm lợi cho chênh lệch thuế nảy sinh. Những cơ hội này xuất hiện rõ rệt nhất trong trường hợp tài sản được khấu hao một cách hợp pháp vì mục đích thuế, nhưng thực tế chúng có giá trị suốt đời. Các kế hoạch tránh thuế phức tạp nhằm kiếm lợi lien quan đến đầu tư bất động sản, gia súc đều được dựa trên nguyên tắc này. Trang 3 1 2 ( 1) ( 2) ( ) . (1 ) (1 ) (1 ) T D D DT r r r τ τ τ Φ = + + + + + + Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Ví dụ một công ty kinh doanh bong đá. Họ mua một đội bóng và tài sản là các hợp đồng với cầu thủ . Số tiền phần bổ cho các hợp đồng cầu thủ chiếm một phần lớn trong tổng chi phí cho đội bóng. Các hợp đồng này được xem là tài sản có thể khấu hao. Thông thường thời gian chịu thuế của những hợp đồng tương đối ngắn nên số tiền khấu hao trong những năm đầu thường vượt quá thu nhập mà đội bóng tạo ra trong những năm đó. Điều này có thể dẫn đến hạch toán lỗ và người ta có thể sử dụng khoản lỗ này để giảm thu nhập chịu thuế từ những nguồn khác của công ty. Khi người ta bán đội bóng, nếu đội bóng gia tăng giá trị thì công ty lại kiếm được khoản thu nhập chuyển nhượng vốn rất lớn. III. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ CÔNG TY Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế trong việc xác định ai là người cuối cùng phải chịu gánh nặng thuế và việc đo lường chi phí do thuế không hiệu quả gây ra. Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất và nguyên nhân của nó là do bất đồng về loại thuế. Chúng ta hãy xem xét một vài quan điểm sau: 1. Thuế đánh vào yếu tố sản xuất của công ty: Công cụ phân tích cân bằng tổng thể được sử dụng để đánh giá phạm vi ảnh hưởng thuế thu nhập công ty. Trước hết, người tiêu dung sẽ có thể gánh chịu gánh nặng thuế trong hình thức giá cả. Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nền kinh tế, vì thế cầu có thể không co dãn hoàn toàn. Thứ hai, công ty sẽ gánh chịu gánh nặng thuế, được phân bổ vào yếu tố lao động và vốn + Bởi vì công ty thuê mướn lao động, có thể cung lao động không co dãn hoàn toàn. + Trong ngắn hạn, vốn không di chuyển, có thể gánh chịu hoàn toàn thuế công ty. + Trong dài hạn, vốn có thể thay đổi, nó chảy vào khu vực phi công ty. + Thêm vào đó, có ảnh hưởng cân bằng tổng thể. Dòng chảy vốn vào khu vực phi công ty làm hạ thấp tỷ suất sinh lợi của khu vực đó, vì thế khu vực phi công ty gánh chịu gánh nặng thuế. Kết hợp tất cả các tình huống, gánh nặng thuế công ty được chia sẻ bởi lao động, người tiêu dung và các nhà đầu tư. Trang 4 Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Tuy nhiên, rất ít minh chứng về trường hợp này và cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau dựa trên những giả định khác nhau nên mức độ tác động và tính hiệu quả của thuế công ty cũng không rõ rang. 2. Thuế đánh vào lợi nhuận: - Quan điểm 1: Thuế công tythuế đánh vào nhuận: Ảnh hưởng: Không điều chỉnh hành vi của công ty, người gánh chịu thuế là chủ sở hữu, không phân bổ sai nguồn lực, gánh nặng phụ trội bằng 0. - Quan điểm 2: Thuế công ty không là thuế đánh vào lợi nhuận. - Quan điểm 3: Tình huống của Stiglitz (1993) – thuế công ty tương đương thuế đánh trên lợi nhuận. Tình huống: + DN mua máy 1 đôla + Chi phí lãi vay r đôla + Sản lượng với giá trị trước thuế là G đô la Không có thuế: Mua máy nếu (G-r)>0 Có thuế: Mua máy nếu (1-t) (G-r) > 0  Thuế công ty tương đương với thuế đánh trên lợi nhuận. Kết luận: Khó có thể đo lường mức độ tác động và tính hiệu quả của thuế công ty do những bất đồng về loại thuế. IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUẾ CÔNG TY ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ: 1. Phân tích lý thuyết: *Mô hình quyết định đầu tư khi không có thuế: - Lợi ích đầu tư: F K /1đôla đầu tư - Khấu hao: δ/1 đôla đầu tư - Trả tiền cổ tức: ρ/1 đôla vốn huy động Trang 5 Chương 16: Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trục hoành: Số tiền đầu tư Trục tung: Lợi ích biên và chi phí biên.  Lợi ích biên và chi phí biên sẽ quyết định số tiền đầu tư. Đường lợi ích biên MB đo lường số tiền thực trên mỗi đôla đầu tư trong mỗi kỳ là F K . Lợi ích biên giảm xuống khi đầu tư gia tăng do giả thuyết sản phẩm biên giảm dần. Đường chi phí biên MC đo lường tiền lời mong đợi đối với mỗi đôla đầu tư tăng thêm trong mỗi kỳ hoặc đầu tư phải sinh lợi bao nhiêu trong mỗi kỳ để trang trải chi phí (chi phí khấu hao và chi phí tài trợ). Chi phí biên là hằng số. Các DN đầu tư cho đến khi đồng đôla đầu tư biên tạo ra kết quả chi phí bằng lợi ích, ở điểm A, tương ứng mức đầu tư K 1 . Nếu DN đầu tư ít hơn số tiền này thì lợi ích biên từ đôla đầu tư tăng thêm cao hơn chi phí biên, vì thế công ty sẽ tiếp tục đầu tư. Nếu DN đầu tư nhiều hơn số tiền K 1 này thì tiền lời biên từ đôla đầu tư tăng thêm sẽ thấp hơn chi phí biên của nó, vì thế không nên thực hiện đầu tư. 2. Ảnh hưởng của thuế công ty đến đầu tư: Điều gì xảy ra khi ta đánh thuế với thuế suất t vào khoản thu nhập trừ đi chi phí lao động (trong trường hợp này chi phí lao động = 0) (giả sử không giảm trừ cho bất ký các khoảng chi tiêu đầu tư)? Khi đó, lợi ích thu được từ mỗi đôla đầu tư giảm xuống còn F k (1-t). Sự giảm trừ Trang 6 . Chương 16: Phân tích tác động của thu thu nhập công ty Phần 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU THU NHẬP CÔNG TY I/ CÔNG TY VÀ THU ĐÁNH VÀO CÔNG TY 1. Sở. 16: Phân tích tác động của thu thu nhập công ty TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THU THU

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan