PHÂN TÍCH MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ TIỀN MẶT

3 1.8K 4
PHÂN TÍCH MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ TIỀN MẶT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ TIỀN MẶT. Trong hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay, việc phân tích khả năng chi trả của khách hàng đều dựa vào hai tiêu chuẩn chính là khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh. Hai chỉ số này có thể cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng cách sử dụng những tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Nó sẽ góp phần quyết định đến nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp và do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Tuy nhiên, việc tính toán hai hệ số trên lại phụ thuộc nhiều vào tính chính xác của số liệu trên bảng cân đối kế toán và đây cũng chỉ là số liệu mang tính chất tham khảo có tính thời điểm. Việc phân tích mất khả năng chi trả tiền mặt sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính cũng như các ngân hàng tính toán được khả năng vay nợ mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được, nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng hiệu quá các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong lịch sử tài chính của thế giới, giới đầu tư sẽ không bao giờ quên sự kiện sụp đổ của Công ty năng lượng Enron. Enron lớn đến mức không ai tin nó có thể sụp đổ. Giá trị thị trường công ty đứng hàng thứ bảy này tại Mỹ năm 2000 là hơn 77 tỉ USD. . Lợi nhuận của công ty cũng tăng rất nhanh, từ 20 tỉ USD trong năm 1997 lên thành 101 tỉ USD trong năm 2000. Trước khi sụp đổ, Enron có 7.500 nhân viên làm việc tại tòa nhà 50 tầng ở trung tâm Houston. Tuy nhiên, chính sự bí hiểm trong tài chính, những mấu xích zích zắc trong phương pháp kế toán nhằm che đậy các dự án đầu tư dưới hình thức góp vốn với bên ngoài mà những dự án này mắc nợ hàng tỉ USD. Trong báo cáo tài chính cuối cùng của mình, Enron mắc nợ một khoản tiền là 10,5 tỉ USD và con số này có thể tăng thêm 20%. Tại Việt Nam, năm 2008, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết bị ngừng giao dịch do sau khi thực hiện điều chỉnh hồi tố những điểm ngoại trừ và lưu ý theo ý kiến của đoàn kiểm toán thì lợi nhuận công ty năm 2006, 2007 đều chuyển thành con số âm. Bên cạnh đó, công ty này còn phải đối mặt với đơn kiện của Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Martimes Bank) do khoản nợ quá hạn kéo dài. Tổng dư nợ đến ngày 29/7/2008 của Công ty CP Bông Bạch Tuyết tại Maritime Bank khoảng 21,4 tỷ đồng, dư nợ gốc đã quá hạn gần 6,4 tỷ đồng. Theo số liệu thu thập được, khoản mục nợ phải trả của công ty năm 2009 là 72,074 tỷ đồng, năm 2010 là 82,149 tỷ đồng làm cho chi phí lãi vay ở mức cao: năm 2009 là 6,302 tỷ đồng, năm 2010 là 8,029 tỷ đồng. Mặc cho mọi nỗ lực của công ty thì báo cáo tài chính của công ty năm 2010 vẫn công bố một con số lợi nhuận là âm 18,94 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp, công ty công bố lỗ với mức lỗ lũy kế là 85,443 tỷ đồng. Như vậy, một câu hỏi đặt ra là: doanh nghiệp nên vay bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp nhưng vẫn không làm mất khả năng chi trả tiền mặt của doanh nghiệp? Donaldson cho rằng khả năng vay nợ của một doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào số dư tiền mặt và các dòng tiền tự do dự kiến có sẵn trong một giai đoạn xấu nhất (giai đoạn suy thoái). CBR = CBo + FCFR CBo: là số dư tiền mặt vào đầu kỳ suy thoái. FCFR: là các dòng tiền tự do. Ví dụ: AMAX Corporation, số dư tiền mặt và các chứng khoán thị trường khoảng 154 triệu đôla. Dự báo dòng tiền tự do là 210 tiệur đô la trong kỳ suy thoái 1 năm. Cấu trúc vốn hiện tại, gồm khoảng 32% nợ, số dư tiền mặt vào cuối kỳ suy thoái sẽ là 364 triệu đôla (154 triệu đôla + 210 triệu đôla). AMAX đang xem xét một thay đổi trong cấu trúc vốn, sẽ làm tăng thêm 280 triệu đôla tiền lãi sau thuế hằng năm và chi trả các chi phí tài chính cố định. Kết quả số dư tiền mặt cuối kỳ: CBR = 154 + 210 – 280 = 84 triệu đôla. AMAX phải quyết định xem số dư tiền mặt này có tạo một khoảng cách đủ an toàn (trái đệm) trong một thời kỳ suy thoái không, cũng như tìm trái đệm với xác suất chấp nhận được của doanh nghiệp. AMAX tin rằng các dòng tiền tự do được phân phối gần (xấp xỉ) chuẩn với giá trị dự kiến trong kỳ suy thoái 1 năm là 210 triệu đôla, độ lệch chuẩn là 140 triệu đôla. Họ tính ra các xác suất cạn tiền mặt . Mức xác suất xảy ra cạn tiền KH dự kiến 27,43% 5% CB R 84 0 231 Mức tăng tiền lãi sau thuế + chi phí tài chính cố định 280 364 133 Với bảng phân tích trên ta có thể thấy, với mức dư nợ vay cao hơn sẽ dẫn đến tiền lãi vay sau thuế và các chi phí cố định cao hơn và điều này dẫn đến xác suất mất khă năng chi trả bằng tiền mặt cao hơn. Nếu giả định công ty chỉ chấp nhận một mức rủi ro cạn tiền mặt là 5% thì AMAX chỉ có thể chấp nhận thêm mức chi phí tài chính cố định là : 133 triệu đôla. Tóm lại, thông qua việc phân tích mất khả năng chi trả tiền mặt của doanh nghiệp kết hợp với khẩu vị rủi ro riêng của từng doanh nghiệp, các giám đốc tài chính đã có thể trả lời được câu hỏi: doanh nghiệp nên vay bao nhiêu? Tài liệu tham khảo - http://vneconomy.vn/20080814071220478P0C19/benh-vien-doi-mat-nguy-co-thieu- bong-bang.htm, Bệnh viện đối mặt với nguy cơ thiếu bông băng, Theo TBKTSG, 14/08/2008. - http://cafef.vn/20110415105323639CA36/bong-bach-tuyet-lo-1894-ty-dong-nam-2010- am-von-chu-so-huu.chn, Bông bạch tuyết lỗ 18,94 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu, Quốc Thắng, 18/04/2011. - http://vietbao.vn/Kinh-te/Tap-doan-Enron-da-sup-do-nhu-the-nao/10755089/87/ , Tập đoàn Enron đã sụp đổ như thế nào, Phong Lan, 16/01/2002. . PHÂN TÍCH MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ TIỀN MẶT. Trong hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay, việc phân tích khả năng chi trả của khách hàng. khảo có tính thời điểm. Việc phân tích mất khả năng chi trả tiền mặt sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính cũng như các ngân hàng tính toán được khả năng

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan