NGHIÊN cứu về THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH một số nước BÌNH LUẬN về sự cần THIẾT và điều KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM

20 3.4K 28
NGHIÊN cứu về THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH một số nước  BÌNH LUẬN về sự cần THIẾT và điều KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH MỘT SỐ NƯỚC. BÌNH LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Bùi Cẩm Chi Hoàng Thị Việt Chi Nguyễn Hoàng Công Bùi Thị Đào Đặng Ngọc Châm Hà Nội, Ngày 01 tháng 03 năm 2013 Mục lục trang I. Các khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán phái sinh……… ……2 1. Khái niệm chứng khoán phái sinh……………………………………… ….2 2. Các loại chứng khoán phái sinh…………………………………….…….….2 2.1. Hợp đồng kỳ hạn ……………………………………………………….….2 2.2. Hợp đồng tương lai ……………………………………………………… .3 2.3. Hợp đồng quyền chọn (Options) ……………………………………….….4 2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps)….…………………………………………… 6 3. Thị trường chứng khoán phái sinh một số nước……………………….… .6 3.1. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ …………………………….… 6 3.2. Thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc ………………………… 8 3. 3. Thị trường phái sinh của Singapore …………………………………….10 II. Sự cần thiết của thị trường Chứng khoán phái sinhViệt Nam …… .11 1. Xúc tác cho các doanh nghiệp mới hình thành ……………………………11 2. Tạo việc làm trực tiếp tác động đến nền kinh tế…………………… 12 3. Vai trò thông tin vai trò kết nối các thị trường ……….…………….….13 4. Tác động kinh tế chung của SGD chứng khoán phái sinh tài chính … .14 III. Điều kiện phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam …….16 2 I. Các khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán phái sinh 1. Khái niệm chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinhmột loại công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một thứ khác, làm cơ sở dễ thay đổi gọi là công cụ cơ sở. Chứng khoán phái sinh bản thân nó không có giá trị nội tại, mà nó bắt nguồn từ giá trị của một công cụ cơ sở, giá cả của công cụ cơ sở. Chứng khoán phái sinh khác với các chứng khoán khác ở chỗ chúng không cho người nắm giữ có quyền được sở hữu công ty hay quyền liên quan đến vốn công ty, hay không huy động vốn cho người phát hành chúng, mà chúng xác nhận các quyền nghĩa vụ của các bên cam kết như quyền ưu tiên, quyền lựa chọn mua hay bán tài sản, quyền được thực hiện một cam kết hay nghĩa vụ phải cam kết đó. Khi các tổ chức, cá nhân tham gia cam kết, mục tiêu của họ là bảo vệ khỏi những rủi ro do có những thay đổi lãi suất, giá trị tiền tệ hay hàng hóa. Tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh không phải là các nhà đầu tư mà là những người muốn rào chắn, quản lý rủi ro, đầu cơ hay kinh doanh chênh lệch giá. 2. Các loại chứng khoán phái sinh: Các công cụ phái sinh rất phong phú đa dạng , nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng tương lai (Futures), Quyền chọn (Options) Hợp đồng hoán đổi (Swaps). 2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) Hợp đồng kỳ hạn là một loại công cụ phái sinh đặc biệt đơn giản. Đây là thoả thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá xác định. Công cụ này khác với loại hợp đồng giao ngay, là sự thoả thuận bán một tài sản vào ngày hiện tại. Ví dụ, một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng đối với trái phiếu có kỳ hạn 10 năm lãi suất coupon 12%, bao gồm: - Người mua người bán thỏa thuận tại thời điểm t = 0 về giá khối lượng trái phiếu. 3 - Nhưng việc thanh toán giao nhận trái phiếu chỉ được tiến hành tại thời điểm sau 3 tháng. Nếu mức lãi suất kỳ hạn được thỏa thuận là 12,5428%/ năm, thì cứ 100USD mệnh giá sẽ có giá là 97USD; sau thời hạn 3 tháng người mua sẽ thanh toán cho người bán 97USD để nhận từ người bán trái phiếu có mệnh giá là 100USD. Đây là giá mà người mua phải thanh toán cho người bán người bán phải giao hàng cho người mua không phụ thuộc vào bất cứ điều gì xảy ra đối với giá trái phiếu trong thời gian 3 tháng giá giao ngay của nó tại thời điểm sau 3 tháng. 2.2. Hợp đồng tương lai Tương tự như Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là một hợp đồng thoả thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tài chính hoặc hàng hoá tại một mức giá xác định vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều loại hình hợp đồng tương lai. Một cách tổng quát có thể phân chia hợp đồng tương lai thành hai loại chủ yếu, đó là: - Hợp đồng tương lai về hàng hoá: Trên thị trường có nhiều loại hợp đồng tương lai cho các sản phẩm hàng hoá “thực”, bao gồm hợp đồng tương lai của các loại nông sản (lúa mì, ngô, đường, ca cao, cà phê…), kim loại (vàng, bạc, nhôm, thiếc…), năng lượng (dầu thô, khí ga…) - Hợp đồng tương lai về tài chính: Là loại hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là các tài sản tài chính. Hợp đồng tương lài về tài chính bao gồm các loại như: hợp đồng tương lai về trái phiếu (trái phiếu kho bạc ngắn hạn, trung hạn, các loại chứng chỉ ký thác), hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng tương lai về lãi suất, hợp đồng tương lai các chứng khoán, hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán… - Hợp đồng tương lai về ngoại tệ: Khi giao dịch quốc tế phát triển, giá trị tương quan tiền tệ của một quốc gia so với một quốc gia khác trở thành một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng tới khả năng thu lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh vực kinh tế. Sự biến động tỷ giá hối đoái làm tăng rủi ro trong các giao dịch quốc tế. Do vậy, hợp đồng tương lai ngoại tệ xuất hiện, được 4 phát triển mở rộng từ hợp đồng tương lai hàng hóa. Giới tài chính thế giới đã phát triển hợp đồng này để đối mặt, phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. Hiện nay loại hợp đồng này được giao dịch mạnh trên các SGD hợp đồng tương lai. - Hợp đồng tương lai lãi suất: Thành công của hợp đồng tương lai ngoại tệ đã tạo nên sự phát triển của hợp đồng tương lai lãi suất để rào chắn một lĩnh vực rủi ro của các tiền tệ, đó là biến động lãi suất. Sự biến động lãi suất chứa đựng rủi ro đối với hoạt động kinh doanh. Những nhà đầu tư bắt buộc phải quan tâm đến mức lãi suất để thu lợi nhuận hay chi phí vay tiền đầu tư. Trong khi đó luôn tồn tại những nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có thể có lợi nhuận lớn. Hợp đồng tương lai lãi suất dựa trên công cụ cơ sở là trái phiếu chính phủ, các khoản nợ khi lãi suất của các công cụ này biến đổi. Đây là hợp đồng giao dịch những công cụ nợ trong tương lai với những mức lãi suất xác định trước. 2.3. Hợp đồng quyền chọn (Options) Hợp đồng lựa chọn hay hợp đồng quyền chọn là một công cụ chứng khoán phái sinh, trong đó người sở hữu có quyền, không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hoá hoặc tài sản cơ sở với mức giá xác định trước trong một khoảng thời gian hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Một điểm đáng lưu ý của Hợp đồng quyền chọn là người nắm giữ hợp đồng có thể lựa chọn việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ, đây là điểm khác biệt căn bản của Hợp đồng quyền chọn với các hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng kỳ hạn. Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là các chứng khoán, các chỉ số chứng khoán, các ngoại tệ, công cụ nợ, hàng hoá, hoặc thậm chí là các loại hợp đồng tương lai. Về cơ bản, có hai loại hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn mua (call option) cho phép người nắm giữ có quyền mua tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian hoặc vào một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định trước. Mức giá ấn định sẽ mua hoặc bán tài sản tại một thời điểm trong tương lai được gọi là giá thực hiện (exercise price hoặc strick price); ngày của hợp đồng gọi là ngày hết hạn (expiration date), ngày 5 thực hiện (exercise date) hoặc ngày đáo hạn (maturity date). Người sở hữu hợp đồng quyền chọn mua sẽ thực hiện hợp đồng khi mức giá thực hiện thấp hơn mức giá cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp mức giá thực hiện cao hơn mức giá cổ phiếu trên thị trường thì người sở hữu sẽ để hợp đồng hết hạn mà không thực hiện quyền. Ngược lại, hợp đồng quyền chọn bán (put option) cho phép người nắm giữ có quyền bán tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày xác định trong tương lai với một mức giá xác định, thường được mong đợi là cao hơn mức giá hiện tại. Người sở hữu quyền chọn bán sẽ thực hiện hợp đồng khi giá thực hiện cao hơn mức giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường sẽ không thực hiện hợp đồng nếu xảy ra trường hợp ngược lại. Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người nắm giữ có thể thực hiện quyền vào bất cứ lúc nào kể từ khi mua hợp đồng cho đến hết ngày hết hạn còn hợp đồng quyền chọn Châu Âu chủ cho phép người nắm giữ thực hiện quyền vào ngày hết hạn. Hầu hết các quyền chọn được giao dịch trên các Sở giao dịch là quyền chọn Mỹ. Ví dụ , một người giao dịch là người mua một quyền chọn mua 100 cổ phiếu IBM với giá thực hiện 100$/ 1 cổ phiếu. Giả thiết rằng giá hiện tại của cổ phiếu là 98$/ 1 cổ phiếu, ngày đáo hạn của quyền chọn là sau 2 tháng giá mua quyền là 5$/ 1 cổ phiếu. Giả sử đây là quyền chọn Châu Âu, nên người giao dịch chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạn. Nếu giá cổ phiếu vào ngày đó giảm xuống dưới 100$, người giao dịch rõ ràng sẽ chọn cách không thực hiện quyền (chẳng có lý do nào lại đi mua giá 100$, khi giá thị trường thấp hơn 100$). Trong trường hợp này, người giao dịch sẽ chịu lỗ khoản đầu tư ban đầu là 500$ (mua quyền chọn mua 100 cổ phiếu). Nếu giá cổ phiếu vào ngày đáo hạn lên cao hơn 100$, quyền sẽ được thực hiện. Ví dụ giá cổ phiếu sẽ là 115$. Bằng việc thực hiện quyền, người giao dịch sẽ mua 100 cổ phiếu với giá 100$/ 1 cổ phiếu. Nếu số cổ phiếu này lập tức được bán ra thị trường, người giao dịch sẽ có lãi 15$/ 1 cổ phiếu, hay tổng lãi là 1500$, nếu chưa tính chi phí giao dịch. Khi tính cả phần chi phí ban đầu để mua quyền, lãi ròng sẽ là 10$/ 1 cổ phiếu, hay 1000$ tổng lãi. 6 đồ dưới đây mô tả kết quả ròng (lãi hoặc lỗ) trên một hợp đồng biến thiên phụ thuộc vào giá thị trường của cổ phiếu. 1 Chú ý rằng, trong một số trường hợp, người giao dịch thực hiện quyền kể cả khi lỗ nếu xét tổng thể, miễn là giảm thiểu càng nhiều càng tốt khoản lỗ. Ví dụ, trường hợp khi giá cổ phiếu đến hạn là 103$, người giao dịch thực hiện hợp đồng nhưng chỉ lỗ 200$ xét tổng thể, điều này sẽ tốt hơn là lỗ 500$ nếu không thực hiện quyền. Trong khi người mua quyền chọn mua hy vọng giá tài sản cơ sở sẽ tăng, thì người mua quyền chọn bán hy vọng giá tài sản cơ sở sẽ giảm. 2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps) Hoán đổi là hợp đồng thoả thuận riêng của hai công ty để trao đổi tài sản cơ sở trong tương lai theo cách thức được sắp đặt trước. Hợp đồng hoán đổi đầu tiên được giao dịch vào năm 1981, đến nay nó là một công cụ phái sinh được giao dịch với tỷ trọng lớn nhất trong số các công cụ phái sinh. Có rất nhiều dạng hợp đồng hoán đổi như hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi vốn, hoán đổi hàng hoá, nhưng hai loại hoán đổi lãi suất hoán đổi tiền tệ là phổ biến nhất. 3. Thị trường chứng khoán phái sinh một số nước 3.1. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ Ngành công nghiệp giao dịch hợp đồng tương lai quyền chọn tại Mỹ đã phát triển trong hơn 150 năm qua đã hoạt động theo quy định của Luật liên bang từ những năm 1920. Hợp đồng tương lai đối với các sản phẩm nông nghiệp đã được giao dịch tại Mỹ từ lúc khởi điểm hoạt động của thị trường hợp đồng tương lai Mỹ thông qua các Sở giao dịch như Uỷ ban giao dịch Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME)… Trong những năm gần đây, giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh đã mở rộng nhanh chóng trên các thị trường mới. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống hay các sản phẩm nông nghiệp, hợp đồng tương lai quyền chọn hiện nay còn mở rộng 1 7 bằng các công cụ tài chính, bao gồm tỷ giá ngoại hối, trái phiếu chính phủ Mỹ nước ngoài, các chỉ số cổ phiếu Mỹ nước ngoài. Hơn nữa, hợp đồng tương lai mới còn có mặt ở những vùng hàng hoá như điện, hải sản, sản phẩm ăn kiêng, mùa vụ, thời tiết… Tính đến thời điểm hiện nay, Mỹ có gần 20 Sở giao dịch công cụ phái sinh, với hơn 68.000 nhà giao dịch sàn, môi giới sàn, môi giới giới thiệu, người hợp tác, người kinh doanh hoa hồng hợp đồng tương lai, nhà tư vấn giao dịch hàng hoá. Có hơn 240 kiểu hợp đồng tương lai được giao dịch trên các Sở giao dịch hợp đồng tương lai tại Mỹ, tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. Khối lượng giao dịch cũng tăng gấp đôi so với con số của 10 năm trước đó. Có xấp xỉ khoảng 350 triệu hợp đồng phái sinh đang lưu hành trên thị trường với tổng giá trị thị trường xấp xỉ 80 nghìn tỷ USD. Có 4 Sở giao dịch hợp đồng tương lai lớn nhất ở Mỹ là: Uỷ ban giao dịch Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME), Sở giao dịch hàng hoá NewYork (NYMEX), Uỷ ban giao dịch New York (NYBOT). Trong khi giao dịch chứng khoán vốn tập trung ở NewYork (NYSE, NASDAQ), thì giao dịch chứng khoán phái sinh lại tập trung chủ yếu ở Chicago (CBOT, CME). Uỷ ban giao dịch Chicago (CBOT) thành lập năm 1848, là Sở giao dịch hợp đồng tương lai quyền chọn hàng đầu trong các Sở giao dịch tương lai. CBOT ngày nay là một Sở giao dịch tương lai lớn nhất lâu đời nhất của thế giới, chiếm gần nửa khối lượng giao dịch tương lai đã thực hiện tại Mỹ. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, CBOT chỉ giao dịch các hàng hoá nông nghiệp như ngô, bột mỳ, yến mạch đậu tương. Các hợp đồng tương lai giao dịch trên Sở ban đầu chỉ là những sản phẩm nông nghiệp không thể cất giữ những sản phẩm phi nông nghiệp như vàng, bạc. Tuy nhiên, với sự ra đời của những hợp đồng mới đang ngày một gia tăng hàng năm với số lượng tăng trưởng của các hợp đồng tương lai tài chính các chỉ số về cổ phiếu đang đẩy lùi các hợp đồng truyền thống về ngũ cốc vật nuôi. Hợp đồng tương lai tài chính đầu tiên của CBOT được phát hành vào tháng 10/1975 dựa trên Chứng chỉ cầm cố của Hiệp hội cầm cố quốc gia. Kể từ đó, giao dịch hợp đồng tương lai bắt đầu có thêm nhiều sản phẩm mới, như trái phiếu kho bạc Mỹ, chỉ số cổ phiếu, Swap… 8 Bên cạnh CBOT, Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME) là Sở giao dịch lớn nhất tại Mỹ lớn thứ hai trên thế giới đối với giao dịch hợp đồng tương lai hợp đồng quyền chọn. Với tư cách là nơi hoạt động quản lý rủi ro toàn cầu, CME cung cấp cho người mua người bán các sản phẩm chứng khoán phái sinh với 4 loại chính là: tỷ lệ lãi suất, chỉ số cổ phiếu, tỷ giá ngoại hối hàng hoá. CME có số hợp đồng tương lai quyền chọn đang lưu hành vào lúc đóng cửa của ngày giao dịch lớn nhất trên bất kỳ Sở giao dịch thế giới nào. Số hợp đồng đang lưu hành vào lúc đóng cửa ngày giao dịch là chỉ dẫn hàng đầu về tính thanh khoản của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường là khả năng thực hiện các lệnh mua bán lớn, nhanh hiệu quả. Nó chính là thành phần để thu hút khách hàng đảm bảo sự thành công của thị trường. Trên phương diện quốc tế, con số các Sở giao dịch đang gia tăng nhanh hơn tại Mỹ, khi các trung tâm kinh tế lớn đã tập trung vào ngành dịch vụ với nhu cầu gia tăng đối với các công cụ mới nhằm bảo đảm chống lại những biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, các danh mục chứng khoán có tổ chức. Hiện nay Mỹ có khá nhiều Sở giao dịch tương lai đặt tại nước ngoài như ở Toronto, London, Sao Paulo. Rio de Janeiro, Sydney, Amsterdam, Hongkong, Tokyo… 3.2. Thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc Đầu tư vào bất kỳ thị trường chứng khoán nào đều có rủi ro. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc không phảimột ngoại lệ. Các nhà đầu tư phải đối diện với rất nhiều rủi ro: tính không ổn định của thị trường, tính không ổn định của một loại cổ phiếu nào đó hoặc tất cả các cổ phiếu. Để phản ánh sự tăng trưởng của thị trường cần thiết phải có các công cụ rào cản, thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc mới ra đời đã phát triển mạnh mẽ đến mức ngạc nhiên. Đặc biệt là chỉ số quyền chọn KOSPI 200 đã đạt được mức đỉnh điểm kể từ trước đến nay nhờ khối lượng giao dịch chứng khoán cao nhất trong số những sản phẩm chứng khoán phái sinh được giao dịch trên các Sở của thế giới; chỉ số các hợp đồng tương lai KOSPI 200 xếp thứ 3 về khối lượng giao dịch. 9 Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh được bắt đầu từ những năm 1980 dựa trên một nghiên cứu khả thi về triển vọng của thị trường các chứng khoán phái sinh trong nước. Năm 1993 đã đánh dấu sự kiện quan trọng là thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc chính thức tham gia vào ngành công nghiệp chứng khoán Hàn Quốc. Tháng 5/1996, lần đầu tiên các công cụ phái sinh chỉ số các hợp đồng chứng khoán tương lai (KOSPI 200) được đưa ra dựa trên việc tính toán chỉ số giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Chỉ sau một tháng hoạt động, thị trường quyền chọn KOSPI 200 đã cho thấy rõ hiệu quả hoạt động của mình sự cần thiếtmột thị trường các công cụ phái sinh chính thức. Nhờ sự thành công khi đưa thị trường này vào hoạt động, các cơ quan quản lý ngành công nghiệp chứng khoán Hàn Quốc quyết định đưa thị trường quyền chọn KOSPI 200 vào hoạt động tháng 7/1997. Sau đó Sở giao dịch các hợp đồng tương lai Hàn Quốc (KOFEX) được thành lập tháng 4/1999 tại thành phố cảng phía nam của Busan. Ngoài các công cụ phái sinh đã đang được giao dịch trên KSE, các sản phẩm quyền chọn hợp đồng tài chính tương lai đều được giao dịch trên KOFEX. Hàng hoá được niêm yết trên Sở này là: Quyền chọn hợp đồng tương lai Trái phiếu kho bạc Hàn Quốc; Hợp đồng tương lai lãi suất Trái phiếu ổn định tiền tệ chỉ số tương lai KOSDAQ 50; Quyền chọn hợp đồng tương lai phát hành với mệnh giá tính bằng đô la Mỹ; Hợp đồng lãi suất chứng chỉ tiền gửi; Hợp đồng tương lai về vàng… Nguyên nhân dẫn đến thành công: - Xây dựng được một cơ chế pháp lý chặt chẽ có các ưu đãi nhất định ban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường, mà cụ thể là ưu đãi về thuế - Tạo dựng được mộtsở hạ tầng hiện đại cho TTPS, đáp ứng được yêu cầu giao dịch khớp lệnh nhanh chóng. Chấp nhận giao dịch trực tuyến ngay từ khi đưa TTCKPS vào hoạt động - Áp dụng phương pháp ký quỹ chặt chẽ khi thực hiện các giao dịch CKPS nhằm ngăn ngừa rủi ro thanh khoản, việc ký quỹ được thực hiện dựa trên 2 quy chế đó là mức ký quỹ ban đầu ký quỹ duy trì. Một số hạn chế: 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan