Tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước ppt

5 514 1
Tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Điều hành lãi suất cho vay là một hoạt động vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý thị trường tài chính của Ngân hàng Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ nét trong thời điểm vừa qua và cả hiện nay khi mà nền kinh tế đi từ lạm phát sang giảm phát. Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước nới lỏng các rào cản mang tính hành chính để trả về cho nền kinh tế vận hành theo đúng các quy luật vốn của nó. Và một trong những lĩnh vực thể hiện rõ chế này là chính sách điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đối với lãi suất huy động vốn, NHNN quy định thông qua các lần điều chỉnh sau: (i) Ấn định mức cố định từ ngày 01/10/1982 theo Nghị định 165/HĐBT ngày 23/9/1982; (ii) Khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng còn mức cụ thể giao cho các NHTM tự quy định theo Quyết định số 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995; (iii) Đến ngày 28/6/1997, lãi suất huy động vốn đã thực sự tuân theo quy luật thị trường khi NHNN hoàn toàn trao quyền cho các NHTM quyết định để phù hợp với thời hạn của từng loại tiền gửi, địa bàn kinh doanh của từng tổ chức tín dụng; (iv) Hiện nay, ngày 16/5/2008, bằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN lãi suất huy động sẽ chính thức bị khống chế trong hạn mức không vượt quá 150% lãi suất bản do NHNN quy định (trừ trường hợp cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009) Đối với lãi suất cho vay, tính đến thời điểm này đã trải qua 06 giai đoạn chính sau: (i) Lãi suất cho vay được ấn định mức cụ thể (Từ ngày 01/10/1982 – 01/7/1987): - Đặt nền tản cho quy định này là Nghị định số 165/HĐBT ngày 23/9/1982. Theo đó, Nghị định xác định hai chủ thể cho vay là Ngân hàng và Hợp tác xã (HTX) tín dụng. - Đối với Ngân hàng quy định gồm (i) cho vay vốn lưu động và (ii) cho vay vốn cố định; - Đối với HTX Tín dụng chia mức cho vay thành mức ngắn hạn và mức còn lại. (ii) Áp dụng mức trần và sàn đối với lãi suất cho vay (Từ ngày 01/7/1987– 01/01/1996): - Vào ngày 29/6/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 99-HĐBT quy định (i) cho vay vốn lưu động trong giới hạn 2,4% đến 6%/tháng và (ii) cho vay vốn cố định từ 2,1% đến 5,4%/tháng. (iii) Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 01/01/1996 – 05/8/2000): - Với quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995, NHNN chính thức bỏ mức sàn mà chỉ áp dụng trần lãi suất cho vay. (iv) Lãi suất cho vay được vận dụng bằng cơ chế lãi suất bản cộng với biên độ giao động trong từng thời kỳ (Từ ngày 05/8/2000 – 01/6/2002) - Theo quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02/8/2000, lãi suất cho vay của các NHTM không phải tuân theo mức trần. NHNN chính thức công bố định kỳ lãi suất bản và biên độ giao động. NHTM sẽ tự mình đưa ra các mức lãi suất cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. (v) Lãi suất thỏa thuận (Từ ngày 01/6/2002 – 19/5/2008): - Theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 lãi suất cho vay được hoàn toàn thả nổi theo nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa bên đi vay và NHTM; - Cũng cần nói thêm rằng, trước đó vào ngày 29/5/2001 NHNN đã chính thức thả nổi lãi suất cho vay bằng USD cho các NHTM theo Quyết định số 718/2001/QĐ- NHNN. (vi) Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 19/5/2008 đến nay ) - Cũng như quy định tại quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995 về mức trần cho vay nhưng tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 NHNN đưa ra cách xác định mức trần khác đó là lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất bản do NHNN quy định. Qua những lần thay đổi quy định về lãi suất huy động vốn và cho vay. Chúng ta thể thấy rằng, tương ứng với từng giai đoạn mở cửa và hội nhập. Từ chỗ ấn định mức cụ thể cho đến lúc tự do thỏa thuận. NHNN đã những quy định phù hợp với tình hình mà cụ thể là ngày càng theo chế tự do hóa lãi suất. Song, qua những lần cải cách và cho đến khi quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 ra đời, thực sự chúng ta đã quay lại vạch xuất phát của hơn 20 năm trước đó. nhiều nguyên nhân lý giải cho quyết định này khi đứng trên quan điểm của quan quản lý vĩ mô chính sách tiền tệ quốc gia như NHNN. Trong số đó, tỷ lệ lạm phát và sức tăng kỷ lục của hệ số CPI hiện nay là một trong những yếu tố chính. Tuy vậy, khi đứng trên phương diện lập pháp thể nói, Quyết định 16 là cách để NHNN “sửa sai” khi tự cho mình chế riêng bất chấp quy định của Bộ luật dân sự. Tại khoản 1, điều 476, BLDS 2005 quy định «Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng». chế lãi suất tự do thỏa thuận hiệu lực từ ngày 01/6/2002 nhưng trước đó, BLDS 1995 tại khoản 1, điều 473 «Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng». Để lý giải cho quyết định trái luật này, tại thời điểm ban hành quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN, NHNN cho rằng các tổ chức tín dụng nên áp dụng chế riêng và quy định của BLDS chỉ điều chỉnh quan hệ vay tài sản nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng 1997. Như vậy, để thực hiện đúng chủ trương «nền kinh tế vận hành theo chế thị trường và sự quản lý của Nhà nước», một lần nữa NHNN buộc sự tự do thỏa thuận trong quan hệ tín dụng phải nằm trong khuôn phép và chịu sự điều hành bởi «bàn tay hữu hình». Thật tiếc thay, và cũng một lần nữa chúng ta đã đi ngược tiến trình hội nhập quốc tế. . Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Điều hành lãi suất cho vay là một hoạt động vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý thị trường tài. nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng». Cơ chế lãi suất tự do thỏa thuận có hiệu

Ngày đăng: 24/12/2013, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan