VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

8 2.5K 28
VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

sinh ly

VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO 1. Hiện tượng khuếch tán đơn giản và khuếch tán qua trung gian giống nhau ở điểm : A. Có hiện tượng bảo hòa B. Đòi hỏi sự có mặt của chất vận chuyển trên màng C. Không cần ATP D. Có thể vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ E. Có thể bị ức chế bởi các chất ức chế đặc hiệu 2. Cơ chế vận chuyển chủ động liên quan đến chất vận chuyển trung gian trên màng, . hiện tượng bảo hòa và hiện tượng đi ngược lại chiều gradient điện hóa. (C: có ; K: không có) A. C. C; K; C B. K; C; C C. K; K; C D. C; C; C E. C; C; K 3. Cơ chế vận chuyển chủ động nguyên phát ion Natri qua màng tế bào liên quan tới chất vận chuyển trên màng là (P: phospholipid; A: Na - K ATPase) và sự vận chuyển ion Natri đi (R: ra khỏi tế bào; V: vào trong tế bào) diễn ra . (C: cùng chiều, N: ngược chiều) với ion K + . A. P; R; C B. P; V; N C. A; V; C D. A; V; N E. A; R; N 4. Cơ chế vận chuyển chủ động của (M: các monosacharid; A: các axít amin; Na: các ion natri) nhằm ngăn ngừa xu hướng gia tăng áp lực thẩm thấu bên trong tế bào và (G: giảm; T: tăng) thể tích nội bào. A. Na; G B. A; T 1 C. Na; T D. M; G E. D. M; T 5. Vai trò nào dưới đây của các protein trong cấu trúc của màng tế bào là không đúng: A. Các kênh xuyên màng. B. Các receptor. C. Kháng thể D. Các chất vận chuyển trung gian. E. Các enzym. 6. Hiện tượng thẩm thấu là hiện tượng: A. Khuếch tán của các phân tử hòa tan qua màng tế bào theo chiều gradient nồng độ. B. Vận động của nước qua màng tế bào từ nơi có nồng độ nước cao đến nơi có nồng độ nước thấp hơn. C. Khuếch tán của các phân tử hòa tan qua màng tế bào theo chiều gradient điện hóa. D. Vận chuyển thụ động của các phân tử có khả năng tan trong lipid qua lớp lipid kép của màng tế bào từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn của chất đó. E. Khuếch tán của các ion qua các kênh trên màng tế bào từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp của ion đó. 7. Trong dung dịch (Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương) hồng cầu duy trì hình dạng bình thường, trong dung dịch (Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương) hồng cầu bị tan vỡ và trong dung dịch (Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương) hồng cầu bị teo bào. A. Đ; U; N B. Đ; N; U C. U; Đ; N D. U; N; Đ E. N; Đ; U 8. Hình thức vận chuyển chủ động là hình thức: 2 A. Vận chuyển của các chất theo chiều gradient nồng độ. B. Vận chuyển của các chất đi ngược chiều gradient nồng độ. C. Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và đòi hỏi năng lượng trực tiếp từ ATP D. Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và đòi hỏi năng lượng trực tiếp hoặc gián tiếp từ ATP. E. Vận chuyển ion Na + và K + đi ngược chiều gradient nồng độ thông qua vai trò của "bơm" Natri trên màng tế bào. 9. Màng bào tương của các tế bào động vật điển hình có tỉ lệ về mặt khối lượng giữa protein và lipid xấp xỉ: A. 1 protein : 2 lipid B. 1 protein : 10 lipid C. 1 protein : 1 lipid D. 1 protein : 5 lipid E. 1 protein : 50 lipid 10. Màng bào tương của các tế bào động vật điển hình có tỉ lệ về mặt số lượng phân tử giữa protein và lipid là: A. 1 protein : 2 lipid B. 1 protein : 10 lipid C. 1 protein : 1 lipid D. 1 protein : 50 lipid E. 1 protein : 5 lipid 11. Trong thành phần lipid của màng, phospholipid chiếm . (75%; 5% ; 20%) ; Glycolipid chiếm khoảng (20%; 75%; 5%) và cholesterol chiếm (75%; 5%; 20%) thành phần lipid của màng bào tương A. 75% ; 5% ; 20% B. 5% ; 75% ; 20% C. 5% ; 20% ; 75% D. 20% ; 75% ; 5% E. 20% ; 5% ; 75% 12. Các phân tử phospholipid với đặc điểm cấu trúc một đầu phân 3 cực còn gọi là đầu ưa nước do có chứa ( P: phosphat; A: 2 đuôi acid béo) và một đầu không phân cực còn gọi là đầu kỵ nước do có chứa . ( P: phosphat; A: 2 đuôi acid béo) tạo thành một lớp lipid kép với 2 đầu . (U: ưa nước; K: kỵ nước) quay vào nhau tạo thành bộ khung của màng bào tương. Các phân tử phospholipid . ( D: di chuyển dễ dàng; T: không thể di chuyển) giữa 2 lớp lipid này. A. A ; P ; K ; D B. A ; P ; K ; T C. P ; A ; U ; D D. P ; A ; K ; D E. A ; P ; U ; T 13. (P: Phospholipid; G: glycolipid; C: cholesterol) tạo nên tính linh hoạt cho lớp lipid kép; (P: Phospholipid; G: glycolipid; C: cholesterol) liên quan đến việc ghi nhận và truyền đạt thông tin giữa các tế bào, đóng góp vào cơ chế điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của tế bào và . (P: Phospholipid; G: glycolipid; C: cholesterol) tạo nên tính vững chắc nhưng lại làm giảm tính mềm dẻo ở màng tế bào động vật A. C ; G ; P B. P ; G ; C C. P ; C ; G D. C ; P ; G E. G ; C ; P 14. Tính thấm chọn lọc của màng bào tương không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây của vật chất: A. Khả năng tan trong lipid B. Kích thước C. Điện tích. D. Sự vận động ngẫu nhiên (chuyển động Brown) của các phân tử trong môi trường nội bào hoặc ngoại bào. E. Sự có mặt của các kênh và các chất vận chuyển đặc hiệu trên màng 15. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng khuếch tán đơn giản là 4 không đúng: A. Sự khác biệt về nồng độ của một chất hai bên màng bào tương tạo nên một gradient nồng độ, gradient này thúc đẩy hiện tượng khuếch tán của vật chất qua màng. B. Phần tử vật chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho tới khi đạt tới sự cân bằng hai bên màng C. Khi đã đạt được sự cân bằng, sự khuếch tán của các phân tử sẽ ngừng lại D. Hiện tượng này phụ thuộc vào động năng (kinetic energy) của các phần tử nên sự khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng, gradient nồng độ lớn và vật thể có kích thước nhỏ. E. Các phân tử tan trong lipid có thể đễ dàng đi qua lớp phospholipid kép của màng bào tương theo cả 2 phía bằng hình thức này và các phần tử có kích thước nhỏ không tan trong lipid cũng có thể khuếch tán qua màng theo hình thức này thông qua các kênh 16. Tốc độ khuếch tán của một vật thể qua màng sẽ gia tăng nếu: A. Giảm diện tích bề mặt của màng B. Tăng độ dày của màng C. Tăng kích thước của vật thể D. Giảm gradient nồng độ của vật thể ở hai bên màng. E. Tăng khả năng tan trong lípid của vật thể 17. Đặc điểm quan trọng nhất đối với một chất không hòa tan được trong nước để nó có thể khuếch tán được qua màng tế bào là: A. Đường kính của nó sau khi đã hydrat hóa B. Trọng lượng phân tử C. Điện tích D. Khả năng tan trong lipid E. Cấu trúc không gian ba chiều 18. Điều nào dưới đây là không đúng khi mô tả dòng chảy của nước dưới tác dụng của gradient áp lực thẩm thấu; 5 A. Có dòng chảy của nước từ nơi có áp lực thẩm thấu thấp tới nơi có áp lực thẩm thấu cao. B. Tốc độ dòng chảy của nước gia tăng khi tính thấm đối với nước của màng tăng C. Có dòng chảy của nước từ nơi có nồng độ chất hòa tan thấp tới nơi có nồng độ chất hòa tan cao. D. Tốc độ dòng chảy của nước gia tăng khi khả năng thấm đối với các vật thể giảm E. Đòi hỏi cung cấp năng lượng cho dòng chảy của nước. 19. Hình thức vận chuyển nào dưới đây không đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng: A. Đưa ion Natri ra khỏi các tế bào thần kinh B. Chuyển các ion Calci vào trong lòng lưới nội sinh chất. C. Chuyển ion Hydro vào trong lòng ống lượn xa của thận. D. Đưa glucose vào trong các tế bào của mô mỡ E. Đưa ion Kali vào trong các tế bào cơ 20. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng khuếch tán qua trung gian là không đúng: A. Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp B. Oxygen, doxide carbon, nitrogen, các steroid, các vitamin như A, D, E và K, glycerol, rượu và ammonia ion, urê, glucose, fructose, galactose sẽ di chuyển qua màng theo hình thức này. C. Sự khuếch tán được thực hiện nhờ các kênh nằm trong các phân tử protein xuyên màng D. Sự khuếch tán được thực hiện qua trung gian của các các protein đóng vai trò chất vận chuyển trên màng. E. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào sự khác biệt về nồng độ của chất được vận chuyển ở hai bên màng và số lượng của các kênh hoặc chất vận chuyển đặc hiệu cho chất đó. 21. Hình thức vận chuyển chủ động nguyên phát là hình thức vận chuyển trong đó năng lượng từ ATP được sử dụng (G: gián tiếp ; T: trực tiếp) để "bơm" một chất qua màng .(C: 6 cùng chiều ; N: ngược chiều) gradient nồng độ. Tế bào sẽ sử dụng năng lượng này thay đổi hình dạng của các (K: kênh trên các protein xuyên màng ; P: protein vận chuyển trên màng bào tương) để qua đó thực hiện việc vận chuyển. Khoảng .( 40% ; 80%) ATP của tế bào phục vụ cho mục đích này. A. T ; N ; P ; 40% B. G ; N ; P ; 80% C. T ; C ; K ; 40% D. T ; N ; K ; 40% E. G ; N ; P ; 80% 22. Trong hình thức vận chuyển chủ động thứ phát năng lượng tồn trữ trong sự khác biệt về nồng độ của . (I: các ion ; L: các phân tử tan trong lipid ; H: cả ion và các phân tử tan trong lipid) , chủ yếu là . (K: ion K + ; Na: ion Na + ) đã được sử dụng để đưa các chất khác nhau đi (C: theo chiều ; N: ngược chiều) gradient nồng độ qua màng. A. H ; Na ; C B. I ; K ; N C. L ; K ; N D. I ; Na ; N E. I ; K ; C 23. Sự khác biệt nồng độ của . ( G: glucose ; I: các ion) được thiết lập qua hình thức (K: khuếch tán đơn giản ; N: vận chuyển chủ động nguyên phát ; C: vận chuyển chủ động), đòi hỏi trực tiếp ATP nên có thể coi hình thức vận chuyển thứ phát đã sử dụng một cách gián tiếp ATP để thực hiện việc vận chuyển. A. G ; K B. I ; N C. G ; C D. I ; C E. G ; N 24. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng thực bào là không đúng: 7 A. Bào tương và màng bào tương tạo thành các giả túc ôm lấy vật thể bên ngoài tế bào để vùi vật thể này vào trong lòng bào tương. B. Các vật thể sau thực bào được bọc trong lớp màng xuất phát từ màng bào tương, được gọi là túi thực bào (phagocytic vesicle) hay phagosome. C. Tất cả các tế bào của cơ thể đều có chức năng này nhưng nổi bật hơn ở một số loại tế bào. D. Các vật thể trong túi sẽ bị tiêu hóa bởi các enzyme của lysosome. E. Các tế bào thực hiện thực bào quan trọng nhất là bạch cầu trung tính và đại thực bào (macrophage). 8 . lượng giữa protein và lipid xấp xỉ: A. 1 protein : 2 lipid B. 1 protein : 10 lipid C. 1 protein : 1 lipid D. 1 protein : 5 lipid E. 1 protein : 50 lipid. phân tử giữa protein và lipid là: A. 1 protein : 2 lipid B. 1 protein : 10 lipid C. 1 protein : 1 lipid D. 1 protein : 50 lipid E. 1 protein : 5 lipid 11.

Ngày đăng: 24/12/2013, 14:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan