NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH đầu tư PHÁT TRIỂN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước 2005 – 2010

20 332 0
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH đầu tư PHÁT TRIỂN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước 2005 – 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH ĐẦU PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2005 2010 THỰC HIỆN : NHÓM 8 LỚP : CAOHOC11B2 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM: 3 NGUYỄN TRẦN NGỌC CHÂU 4 NGUYỄN THỊ THÙY LINH 5 NGUYỄN VŨ NHẬT TIẾN 6 DỊP LỆ HỒNG Chương 1. Lý luận chung về Ngân sách nhà nướcChi ngân sách cho Doanh nghiệp nhà nước 1.1. Ngân sách nhà nước Về mặt bản chất Ngân sách nhà nước (NSNN) là hệ thống quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước Theo Luật Ngân sách nhà nước 2002 thì “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Ngân sách nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô mà Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần thực hiện công bằng xã hội. Vai trò của Ngân sách nhà nước được thể hiện qua các nội dung sau:  Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính nhằm tài trợ cho các hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế, bên cạnh đó còn có phí, lệ phí và các khoản vay nợ, viện trợ  Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xã hội của Nhà nước nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giúp nền kinh tế xã hội phát triển cân đối và hợp lý hơn. Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của mình thông qua các hoạt động thu, chi ngân sách. Vai trò này được thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau: • Phát triển kinh tế: Ngân sách nhà nước được sử dụng để kích thích nền kinh tế phát triển hoặc hình thành cơ cấu kinh tế mới thông qua các hoạt động như: đầu của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng, vào các lĩnh vực quan trọng nhưng nằm ngoài khả năng của các nhà đầu nhân, thi hành các chính sách thuế nhằm khuyến khích hoặc hạn chế các lĩnh vực theo hướng thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn. Ngoài ra Nhà nước còn có thể tăng chi ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi khủng hoàng • Ổn định kinh tế xã hội: Ngân sách nhà nước được sử dụng để hình thành các quỹ nhằm ổn định giá cả những mặt hàng thiết yếu • Thực hiện công bằng xã hội: thông qua các khoản chi phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, trợ cấp thất nghiệp và thông qua thuế thu nhập, thuế lợi tức nhằm góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo 1.2. Chi ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước 1.2.1. Khái niệm Chi ngân sách Nhà nước Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nướcquá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Luật Ngân sách nhà nước 2002 quy định: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.” 1.2.2. Mục lục Chi Ngân sách nhà nước Theo Luật Ngân sách nhà nước 2002, chi ngân sách Trung ương bao gồm các nhiệm vụ sau: 1. Chi đầu phát triển: a) Đầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; b) Đầu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước; d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 2. Chi thường xuyên: a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý; b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý; c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương; d) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; e) Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện; g) Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; h) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung ương đảm nhận; i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật; k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; 4. Chi viện trợ; 5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật; 6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương; 7. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương. 1.2.3. Chi đầu vào các doanh nghiệp Nhà nước Đây là khoản chi ngân sách nhằm hình thành công cụ vật chất giúp Nhà nước thực hiện vai trò ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của mình. Tuy nhiên, Nhà nước không đầu vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Nhà nước chỉ đầu vào các lĩnh vực quan trọng cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước, những ngành mà khu vực kinh tế nhân không đủ khả năng tham gia. 1.3. Doanh nghiệp Nhà nước 1.3.1. Khái niệm Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp nhà nước đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/07/2010. Các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005. Do đó, Luật doanh nghiệp cũng xác định lại khái niệm doanh nghiệp nhà nước, theo đó, “Doanh nghiệp nhà nướcdoanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (khoản 22 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005) Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước đã được Đảng và Nhà nước khẳng định “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của khu vực kinh tế nhà nước và “giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Doanh nghiệp nhà nước có vai trò không thể thay thế là khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường. Theo quy luật, ở một số ngành, vùng nhiều khó khăn, khó thu lợi nhuận mà doanh nghiệp nhân không làm, doanh nghiệp nhà nước sẽ đảm nhận vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước cũng còn là lực lượng vật chất để Nhà nước can thiệp bình ổn thị trường, hạn chế ảnh hưởng xấu của ngành nghề độc quyền tự nhiên có tác hại lớn cho nền kinh tế. doanh nghiệp nhà nước còn có vai trò huy động vốn đầu xây dựng những công trình lớn, hiện đại mà khu vực kinh tế nhân không thể tự thực hiện… 1.3.2. Hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước Để đánh giá hiệu quả của chi ngân sách vào Doanh nghiệp nhà nước thì phải so sánh giữa mục tiêu đặt ra khi đầu vào các doanh nghiệp nhà nước với kết quả đạt được. Mục tiêu đó là “giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kết quả đạt được thì như thế nào và làm sao để đo lường chính xác và đầy đủ. Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp nhà nước không đơn thuần hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà còn là lực lượng vật chất của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Do đó, các chỉ tiêu tài chính thông thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp như suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hàng năm… sẽ không phù hợp. Bên cạnh đó, để có thể đánh giá chính xác và toàn diện hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước thì việc so sánh với khu vực kinh tế nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu nước ngoài là rất cần thiết. Vì vậy, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: • Tỷ lệ đóng góp vào Ngân sách Nhà nước: chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đây không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước vừa thực hiện nhiệm vụ kinh tế, vừa thực hiện nhiệm vụ xã hội, vì vậy, lợi nhuận đạt được sẽ không cao như các doanh nghiệp nhân. Đóng góp vào ngân sách nhà nước vì thế cũng giảm xuống • Tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). • Thu hút lao động và tạo việc làm: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tạo việc làm cho xã hội cũng tức là đánh giá một phần hiệu quả của mục tiêu xã hội của doanh nghiệp nhà nước • Tỷ lệ đóng góp trong giá trị sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệpchỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) của toàn ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá thực tế và giá so sánh (giá của một năm được chọn làm gốc so sánh). • Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR- Incremental Capital - Output Rate) là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu trong kỳ đó. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu của một nền kinh tế hay một doanh nghiệp. Chỉ số ICOR càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng thấp vì phải sử dụng nhiều vốn đầu hơn để tăng một đơn vị sản lượng. Với vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước kì vọng tỷ lệ đóng góp vào GDP, số lượng lao động sử dụng, tỷ lệ đóng góp trong giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước sẽ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn sẽ ngày càng cao, tức chỉ số ICOR ngày càng giảm. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cũng đồng thời phản ánh hiệu quả của chi ngân sách cho doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu nói trên như thế nào? Chương 2. Thực trạng về chi đầu phát triển đối với doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua (2005-2009) 2.1. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, đồng thời DNNN còn nhận nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu xã hội. Chính vì vậy so với các thành phần kinh tế khác, DNNN được Nhà nước hỗ trợ thông qua nhiều phương thức: trợ giá, rào cản thuế, ưu đãi thuế, tín dụng ưu đãi (ưu tiên tiếp cận tín dụng, Chính phủ đứng ra bảo lãnh, lãi suất vay thấp, khoanh nợ), cấp đất kinh doanh hoặc cho thuê đất với giá thấp, … Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm thực hiện tập trung vào khoản chi đầu phát triển của NSNN cho khu vực DNNN từ 2005-2008 (do số liệu của NSNN phân theo từng lĩnh vực năm 2009 và 2010 chưa được Bộ Tài Chính công bố). Bảng 2.1: Chi ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước năm 2005-2008 (đơn vị tính: tỉ đồng) Trong giai đoạn 2005-2008, tổng chi theo dự toán quốc hội cho doanh nghiệp nhà nước tăng 1.76 lần từ 136,056 tỉ đồng trong năm 2005 lên 239,853 tỉ đồng vào năm 2008. Chi đầu phát triển cho DNNN chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng chi theo dự toán của quốc hội là khoảng 1.4%-1.9%, còn nếu xét trong tổng chi đầu phát triển thì tỉ trọng này cao gấp 4-5 lần từ 7% đến 9% trong giai đoạn 2005-2009. Tỉ trọng đầu phát triển cho DNNN có xu hướng giảm trong 2 năm 2007-2008 so với 2 năm 2006-2007. Cụ thể, tỉ trọng này trong năm 2005 là 8.67% tương đương khoảng 2,457 tỉ đồng, năm 2006 tăng lên 3,080 tỉ đồng tương đương tăng 9.61% thì đến năm 2007 chỉ còn 2,901 tỉ đồng tương đương tăng 7.46% và mặc dù tăng mạnh trong năm 2008 lên mức 3,255 tỉ đồng nhưng mức tăng chỉ là 7.22%. Chi đầu phát triển cho DNNN bao gồm: Chi thưởng XK & hỗ trợ XK cho một số mặt hàng quan trọng, Bù lãi suất tín dụng ưu đãi, hỗ trợ vốn cho DN công ích, Bổ sung hỗ trợ vốn DNNN/ Bù chênh lệch lãi suất tín dụng nhà nước. Trong tổng chi đầu phát triển cho DNNN thì Bổ sung hỗ trợ vốn DNNN/ Bù chênh lệch lãi suất tín dụng nhà nước chiếm tỉ trong cao nhất từ sau năm 2006. Nếu năm 2005 chi cho thành phần này chỉ là 100 tỉ đồng tương đương chiếm 4% thì đến STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 A TỔNG CHI THEO DỰ TOÁN QUỐC HỘI 136,056 161,353 203,344 239,853 I Chi đầu phát triển cho DNNN 2,457 3,080 2,901 3,255 1 Chi thưởng XK & hỗ trợ XK cho một số mặt hàng quan trọng 442 356 2 Bù lãi suất tín dụng ưu đãi, hỗ trợ vốn cho DN công ích 1,915 110 199 200 3 Bổ sung hỗ trợ vốn DNNN/ Bù chênh lệch lãi suất tín dụng nhà nước 100 2,614 2,702 3,055 II Hỗ trợ tài chính cho DN kinh doanh xăng dầu 10,700 9,539 13,334 22,380 Tổng (I) + (II) 13,157 12,619 16,235 25,635

Ngày đăng: 24/12/2013, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan