Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

79 337 0
Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu: Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương thức thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người sống trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm…) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế…; Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền…) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia. Từ đó, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời (séc, thẻ, ủy nhiệm thu/chi…) và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đối với tình hình nước ta hiện nay, việc tìm hiểu và nắm bắt để thực hiện hiệu quả các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành nhu cầu bức thiết, song hành chặt chẽ với sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: Để thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Chính phủ là phát triển phương thức TTKDTM thông qua việc triển khai Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đưa ra các giải pháp đồng bộ giúp thúc đẩy hoạt động này phát triển. Trong đó, Ngân hàng đóng một vai trò chủ chốt, có tầm quan trọng đặc biệt chi phối tiến trình này. Mặt khác, TTKDTM là một nghiệp vụ phức tạp và đa dạng, còn nhiều đòi hỏi cần nghiên cứu để đảm bảo cho hoạt động này thực hiện thông suốt, nhanh chóng tiện lợi và an toàn. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 1- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Chính vì thế em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP CẦN THƠ”, để góp phần thúc đẩy hoạt động TTKDTM của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ, để tìm ra giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: a) Dựa vào số liệu thu thập qua 3 năm 2007-2009 để phân tích kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ. b) Phân tích những thuận lợi và thách thức Ngân hàng gặp phải khi áp dụng các hình thức thanh toán này. c) Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Mức độ tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cần Thơ? - Các yếu tố nào tác động đến công tác TTKDTM của Ngân hàng? -Giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM nào là phù hợp với điều kiện hiện tại của Ngân hàng? - Cần có những giải pháp nào để nâng cao công tác TTKDTM của Ngân hàng? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kết quả hoạt động của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vào hoạt động thương mại trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 2- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Các số liệu về bảng kết quả hoạt động, các số liệu về thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP Cần Thơ qua các năm 2007, 2008, 2009. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 1.5.1. Đàm Thị Thanh Hương, “Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng-Thực trạng và giải pháp”-Luận văn tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, 2006. Tóm tắt nội dung: mô tả, khái quát về công tác TTKDTM cũng như tình hình hoạt động, thực hiện công tác này tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng và một số kiến nghị, giải pháp giúp phát triển công tác. Kết quả: Đề tài đã làm rõ được thực trạng hoạt động TTKDTM diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cao Bằng, đồng thời nêu được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả các phương thức TTKDTM. 1.5.2. Đinh Tuấn Kiên, “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình”-Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003. Tóm tắt nội dung: khái quát tình hình tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình. Phân tích hoạt động TTKDTM và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phương thức TTKDTM. Kết quả: Qua đề tài, hiệu quả công tác TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Ba Đình đã được làm rõ, cũng như nhiều biện pháp đã được đề ra nhằm mục tiêu nâng cao và phát huy công tác TTKDTM. 1.5.3. Lê Thị Tuyết Mai, “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ”-Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, 2009. Tóm tắt nội dung: phân tích hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế đang diễn ra tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Kết quả: Qua những nghiên cứu được trình bày trong đề tài, tác giả đã khái quát được hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 3- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Thơ từ năm 2006-2008. Trong 3 năm trên, hoạt động này không ngừng phát triển, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 116 triệu USD với 3 phương thức giao dịch chủ yếu là L/C, chuyển tiền và nhờ thu. Trong đó, L/C chiếm giá trị giao dịch lớn nhất (87 triệu USD năm 2008), theo sau là chuyển tiền (16 triệu USD) và nhờ thu (13 triệu USD). Trung bình 3 năm, giao dịch bằng L/C chiếm khoảng 72% trong cơ cấu thanh toán quốc tế, chuyển tiền chiếm xấp xỉ 16%, cuối cùng là nhờ thu với khoảng 12%. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 4- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 2.1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán không dùng tiề n mặ t là hình thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiề n mặ t, mà việc thanh toán được thực hiệ n bằng cách trích từ tài khoản này chuyển vào tài khoản khác của các chủ thể liên quan, thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. 2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán không dùng tiền mặt về bản chất chính là một hình thức vận động khác của tiền tệ trong đó đồng tiền xuất hiện dưới dạng công cụ kế toán, và cũng là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có các đặc điểm chính:  Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian.  Tiền chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền kế toán hay tiền ghi sổ (bút tệ) và được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán.  Ngân hàng vừa là người tổ chức, vừa là người trung gian thực hiện các khoản thanh toán theo các nguyên tắc chuyên môn khi có lệnh giao dịch. Với các đặc điểm trên, TTKDTM có liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Trong tương lai, với đà phát triển của ngành Ngân hàng và đòi hỏi của thương mại, vị trí của nó sẽ ngày càng được nâng cao. 2. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 2.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt Trong lịch sử, quá trình phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với hệ thống thanh toán này là chi phí in, vận chuyển và bảo quản tiền tốn kém, dễ gây sức ép lạm phát, chỉ áp dụng được ở phạm vi hẹp, không đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động thương mại ngày nay. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 5- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Chính từ đây, một bước tiến mới của việc thanh toán đã xuất hiện là thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức này đang dần tỏ rõ những ưu việt của nó, khắc phục khuyết điểm của các hình thức thanh toán cũ. Nhờ vai trò đắc lực của Ngân hàng, việc thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân trở nên dễ dàng, thời gian luân chuyển vốn được rút ngắn, không gian giao dịch ngày càng mở rộng. Tóm lại, sự ra đời của thanh toán không dùng tiền mặt là một tất yếu khách quan. Nhờ đó, chi phí lao động xã hội được tiết kiệm trong khi tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. 2.1.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt @ Đối với cá nhân: Thanh toán không dùng tiền mặt đem đến sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho việc trao đổi. Nhờ nó, bất cứ lúc nào khách hàng đều có thể rút tiền hoặc thực hiện thanh toán thông qua Ngân hàng. @ Đối với doanh nghiệp - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái sản xuất trong kinh doanh. - Đảm bảo được sự an toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp. @ Đối với Ngân hàng: - Giúp thu về một khoản tiền không nhỏ qua phí dịch vụ thanh toán. - Góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, tín dụng. - Tạo điều kiện cho Ngân hàng ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, từ đó bắt kịp với trình độ phát triển toàn cầu. - Là cầu nối giúp Ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với các Ngân hàng khác, giúp nâng cao vị thế, khẳng định uy tín với khách hàng cũng như đối tác. @ Đối với xã hội:  Phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá: Nhờ TTKDTM, khâu thanh toán tại doanh nghiệp được rút ngắn và đảm bảo, từ đó nâng cao tính hiệu quả của nền sản xuất.  Giảm chi phí lưu thông xã hội: Giúp cắt giảm tối đa khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí xã hội do cắt giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 6- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ  Ổn định lưu thông tiền tệ: Khi thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, lượng tiền mặt trong lưu thông giảm, tác động trực tiếp đến giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.  Phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia: Tạo điều kiện cho NHTW dự đoán và kiểm soát nền kinh tế, sử dụng và phát huy các đòn bẩy kinh tế (lãi suất, tỉ trọng tín dụng trung dài hạn, tỉ giá .) mà không cần dùng tới các mệnh lệnh hành chính.  Góp phần làm giảm hoạt động kinh tế ngầm: Nhờ TTKDTM, các tệ nạn xã hội (buôn lậu, rửa tiền, hối lộ, tham nhũng, trốn thuế .) trở nên khó thực hiện, vì mọi giao dịch kinh tế đều được lưu lại và có thể kiểm tra, truy cứu dễ dàng qua hệ thống Ngân hàng. 2.1.3. Trách nhiệm các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt Trong thanh toán không dùng tiền mặt, các bên tham gia gồm:  Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán.  Người sử dụng dịch vụ thanh toán: là tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Để tiêu chuẩn hóa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia, cụ thể là:  Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001  Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002  Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002  Gần đây nhất là vào tháng 12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP và Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, quy định rõ về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch, việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam và trách nhiệm trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam đối với các tổ chức có liên quan. Trong đó, ngoài các quy định chung thì mỗi bên có những trách nhiệm sau: GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 7- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ 2.1.3.1. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán - Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về mở tài khoản, lập chứng từ, quản lý chứng từ có liên quan đến tài khoản và hoạt động giao dịch của mình. - Đảm bảo trách nhiệm chi trả cho bên mua, trả phí dịch vụ cho Ngân hàng và duy trì số dư tài khoản tiền gửi theo các nguyên tắc của Nhà nước. - Trong trường hợp xảy ra vi phạm các quy định về lập, quản lý tài khoản cùng các giấy tờ có liên quan, phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại. 2.1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Là trung gian cung cấp và thực hiện các dịch vụ thanh toán, trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đặc biệt quan trọng, cụ thể là: - Giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngày làm việc khi nhận được giấy đăng ký mở tài khoản của khách hàng. - Thực hiện trích chuyển tài khoản theo lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn. Trong trường hợp chủ tài khoản vi phạm kỷ luật chi trả hay theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán, tổ chức được quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện việc thanh toán. - Kiểm soát giấy tờ thanh toán, cung cấp đầy đủ chứng từ thích hợp với mỗi loại hình thanh toán đúng thủ tục, dấu và các chữ ký đúng với mẫu đã đăng ký, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng còn đủ để thanh toán. Nếu chứng từ thanh toán không hội đủ các điều kiện, tổ chức được quyền từ chối thanh toán. - Thông báo kịp thời cho khách hàng thông tin về tài khoản của mình, cũng như đảm bảo duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. - Nghiêm túc tuân theo các quy định về thu phí dịch vụ thanh toán. 2.2. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN HÀNH 2.2.1. Thanh toán bằng séc (Check) 2.2.1.1. Khái niệm: Séc (check, cheque) là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 8- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Ở Việt Nam, những quy định về séc được ban hành trong các văn bản như Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực ngày 01/07/2006 cùng Quyết định số 30/2006 của NHNN và Quy chế cung ứng và sử dụng séc. Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết. Theo Quyết định số 30/2006 của NHNN, tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) hoặc séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán, nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có đủ khả năng để thanh toán. 2.2.1.2. Phân loại và quy trình thanh toán: Có nhiều loại séc, cũng như nhiều tiêu chí để phân loại chúng như:  Tính chất chuyển nhượng: có séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh  Người phát hành séc: gồm séc cá nhân và séc Ngân hàng xác nhận  Cách thanh toán séc: gồm séc tiền mặt và séc chuyển khoản Ngoài ra còn có các loại séc đặc biệt khác như séc du lịch, séc gạch chéo, séc tài khoản của người hưởng lợi. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến 3 loại séc phổ biến nhất là: a) Séc chuyển khoản hay séc tài khoản người thụ hưởng (Account Payee cheque): Là loại séc dùng để thanh toán chuyển khoản giữa hai tài khoản khác nhau, được thực hiện bằng cách trích tài khoản tiền gửi của người ký phát chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng một số tiền bằng với số tiền ghi trên tờ séc. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng. Quy trình thanh toán của séc chuyển khoản: phụ thuộc vào phạm vi thanh toán của chúng. Cụ thể là:  Trường hợp 1: Thanh toán cùng Ngân hàng (người chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng)  Trường hợp 2: Thanh toán khác Ngân hàng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 9- Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV TP Cần Thơ Trong trường hợp này, điều kiện thực hiện là 2 Ngân hàng phải có tham gia thanh toán bù trừ hoặc thanh toán bù trừ điện tử.  Thanh toán bù trừ: là phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng khác hệ thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ này, các Ngân hàng thực hiện thu hộ chi hộ cho Ngân hàng khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay trong ngày khi quyết toán bù trừ. Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991 về “Quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các NH” và Công văn 637/Kinh tế ngày 28/10/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định trên.  Thanh toán bù trừ điện tử: là việc thực hiện chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện theo Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng và Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Hình 1. Quy trình thanh toán séc chuyển khoản tại cùng 1 Ngân hàng (1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê nộp séc vào NH. (4) NH phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” vào tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. Trường hợp 2 cũng tương tự như trên nhưng khác là ở bước 4, Ngân hàng GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh SVTH: Ngô Thị Bích Phượng MSSV: 4061902 -Trang 10-

Ngày đăng: 23/12/2013, 20:08

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Quy trình thanh toán séc chuyển khoản tại cùng 1 Ngân hàng - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 1..

Quy trình thanh toán séc chuyển khoản tại cùng 1 Ngân hàng Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 2. Quy trình thanh toán séc bảo chi tại cùng 1 Ngân hàng - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 2..

Quy trình thanh toán séc bảo chi tại cùng 1 Ngân hàng Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 3. Quy trình thực hiện uỷ nhiệm thu tại cùng một Ngân hàng - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 3..

Quy trình thực hiện uỷ nhiệm thu tại cùng một Ngân hàng Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hiện nay, ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do những ưu điểm của nó - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

i.

ện nay, ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do những ưu điểm của nó Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 5. Quy trình thực hiện thư tín dụng - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 5..

Quy trình thực hiện thư tín dụng Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 6. Quy trình thực hiện thanh toán thẻ tín dụng - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 6..

Quy trình thực hiện thanh toán thẻ tín dụng Xem tại trang 19 của tài liệu.
2.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

2.3..

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Xem tại trang 24 của tài liệu.
 So với các hình thức khác, các điều kiện ghi trên thư tín  dụng khá chặt chẽ,  phản ánh  đủ các cam   kết thanh toán  trong hợp đồng hay đơn đặt  hàng đã ký. - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

o.

với các hình thức khác, các điều kiện ghi trên thư tín dụng khá chặt chẽ, phản ánh đủ các cam kết thanh toán trong hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký Xem tại trang 25 của tài liệu.
 Có thể liên kết với hình thức   thanh  toán   điện   tử   để  thực   hiện   giao   dịch   qua  mạng. - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

th.

ể liên kết với hình thức thanh toán điện tử để thực hiện giao dịch qua mạng Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 7. CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 7..

CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CẦN THƠ  - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 1..

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CẦN THƠ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 2..

BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 3..

BÁO CÁO KẾT QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 37 của tài liệu.
4.1.1. Tình hình hoạt động chung - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

4.1.1..

Tình hình hoạt động chung Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 5..

BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 42 của tài liệu.
Qua tình hình thanh toán thể hiện trong bảng, có thể thấy sự giảm sút - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

ua.

tình hình thanh toán thể hiện trong bảng, có thể thấy sự giảm sút Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 14. BIỂU ĐỒ PHÍ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 14..

BIỂU ĐỒ PHÍ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 7. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN BẰNG SÉC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 7..

BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN BẰNG SÉC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 8. BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 8..

BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TOÁN Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 10. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 10..

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 11. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C XUẤT KHẨU CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 11..

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C XUẤT KHẨU CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Dựa vào bảng trên, có thể thấy rằng tình hình thanh toán L/C nhập khẩu trong giai đoạn 2007-2009 có sự sụt mạnh về doanh số (giảm đến 122.344 nghìn  USD năm 2009, tức giảm 90,45%) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

a.

vào bảng trên, có thể thấy rằng tình hình thanh toán L/C nhập khẩu trong giai đoạn 2007-2009 có sự sụt mạnh về doanh số (giảm đến 122.344 nghìn USD năm 2009, tức giảm 90,45%) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Hình dáng - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình d.

áng Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 17. BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH CÁC LOẠI THẺ ATM CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Hình 17..

BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH CÁC LOẠI THẺ ATM CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 14. DOANH SỐ PHÁT SINH TRÊN TÀI KHOẢN THẺ CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

Bảng 14..

DOANH SỐ PHÁT SINH TRÊN TÀI KHOẢN THẺ CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009) Xem tại trang 57 của tài liệu.
Qua bảng báo cáo, có thể nhận thấy năm 2009 đã có sự giảm sút rõ rệt về giá trị giao dịch của chuyển tiền, từ tăng 3.115.850 USD năm 2008 (tăng 24%)  thành giảm 3.775.410 USD (giảm 23,46%) vào năm 2009 do đây là thời kỳ diễn ra  khủng hoảng kinh tế, các k - Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ

ua.

bảng báo cáo, có thể nhận thấy năm 2009 đã có sự giảm sút rõ rệt về giá trị giao dịch của chuyển tiền, từ tăng 3.115.850 USD năm 2008 (tăng 24%) thành giảm 3.775.410 USD (giảm 23,46%) vào năm 2009 do đây là thời kỳ diễn ra khủng hoảng kinh tế, các k Xem tại trang 61 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan