Khảo sát và đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

13 332 0
Khảo sát và đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1. PHẠM DUY 2. NGUYỄN ĐỨC THUẬN 3. ĐINH VĂN HƯNG 4. KIỀU LẠI MINH THƯ 5. LÊ THỊ TUYẾT NHUNG 6. NGÔ THỊ LY NA Page 1 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Thông tin kế toán trong hoạt động ngân hàng 1.1.1 Hệ thống thông tin kế toán thông tin kế toán trong Ngân hàng: a) Hệ thống thông tin kế toán ngân hàng: Là hệ thống được thiết lập trong hệ thống ngân hàng nhằm thu thập, kiểm tra, phân tích cung cấp thông tin kế toán cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin hoặc quản trị hoạt động của ngân hàng. b) Thông tin kế toán: Thông tin kế toán là những thông tin có được do hệ thống kế toán xử lý cung cấp. Thông tin kế toán có những tính chất: • Là thông tin kế toán tài chính • Là thông tin hiện thực, đã xảy ra • Là thông tin có độ tin cậy vì mọi số liệu kế toán đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ • Là thông tingiá trị pháp lý Việc lập lưu hành báo cáo kế toán là giai đoạn cung cấp thông tin truyền tin đến người ra quyết định 1.1.2 Phân loại thông tin kế toán: a) Phân loại theo mục đích của thông tin: • Kế toán tài chính: thông tin kế toán chủ yếu cung cấp cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: nhà đầu tư, cơ quan pháp luật… Kế toán tài chính hoạt động tuân thủ chặt chẽ theo luật kế toán, chuẩn mực kế toán chế độ kế toán. Tính pháp quy của nó rất cao. Vì vậy thông tin của nó trong chừng mực nào đó chưa thật phù hợp với yêu cầu đặc thù của mỗi doanh nghiệp. • Kế toán quản trị: thông tin do kế toán quản trị cung cấp chủ yếu sử dụng cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp như đầu tư, sản xuất hay ngừng hoạt động. Kế toán quản trị có thể không tuân thủ chặt chẽ theo luật mà đặc thù riêng cho từng doanh nghiệp. b) Phân loại theo từng lĩnh vực hoạt động trong ngân hàng: • Kế toán hoạt động tín dụngKế toán hoạt động tiền gửi • Kế toán TSCĐ • Kế toán hoạt động thanh toán Page 2 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM • …… 1.2 Mục đích của việc sử dụng thông tin kế toán trong việc giám sát tín dụng tại NHTM Hiện tại hầu hết các ngân hàng đều sử dụng thông tin kế toán cho việc điều hành quản lý chung của ngân hàng, tùy từng bộ phận phòng ban mà thông tin nào được sử dụng. Thông tin kế toán nhanh chóng, chính xác kịp thời gióp phần to lớn vào sự thành công trong việc điều hành, quản lý của ngân hàng. Đối với giám sát tín dụng, thông tin kế toán được các ngân hàng sử dụng nhằm thực hiện các mục đích quản trị chính như sau: • Thứ nhất, các ngân hàng sử dụng thông tin kế toán nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh nguồn vốn theo điều hành chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như các quy định trong an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhà nước. Ngân hàng sử dụng thông tin kế toán trong việc giám sát các chỉ tiêu tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước như tỷ lệ về sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ cho vay đối với khu vực sản xuất, phi sản xuất, tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm, hay tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản,… • Thứ hai, thông tin kế toán được các ngân hàng sử dụng trong việc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương hướng kế hoạch chung của ngân hàng. Cụ thể, thông tin kế toán được các ngân hàng sử dụng trong các báo cáo kế toán định kỳ (cân đối ngày, tháng, quý, năm) để kiểm tra tình hình huy động vốn, cho vay, tỷ lệ trích lập dự phòng, tỷ lệ nguồn vốn ngắn, trung, dài hạn; việc thực hiện kế hoạch kinh doanh như thế nào,… tất cả các thông tin trên đều được phân tích thông qua số liệu kế toán được cung cấp. Thông tin này chủ yếu được ban giám đốc, trưởng các phòng ban sử dụng để theo dõi kết quả việc thực hiện kế hoạch kinh doanh như thế nào. • Thứ ba, thông tin kế toán giúp cho cán bộ tín dụng theo dõi giám sát đối với dư nợ khoản vay cụ thể do mình quản lý, từ đó cho phép cán bộ tín dụng nắm bắt một cách tương đối chính xác về tình hình hồ sơ khoản vay rồi đưa ra phương hướng xử lý 1.3 Một số thông tin kế toán phục vụ giám sát hoạt động tín dung 1.3.1 Giám sát tín dụngGiám sát các khoản vay không tuân thủ đúng theo các quy định đặt ra trong chính sách tín dụng; Giám sát phân loại nợ trích lập dự phòng tín dụng; • Phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng nhằm xác định những bất hợp lý, rủi ro tiềm ẩn đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp; • Định kỳ thực hiện rà soát việc tập trung vốn cho một khách hàng, nhóm khách hàng (được định nghĩa trong Chính sách tín dụng) để đảm bảo phân tán rủi ro. Page 3 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM • Giám sát việc đánh giá lại tài sản theo định kỳ, phân tích mức độ ảnh hưởng do sự thay đổi về giá trị của từng loại tài sản đảm bảo; • Thông qua việc rà soát các khoản vay xấu các khoản nợ có vấn đề để xác định các điểm yếu trong quá trình phê duyệt giám sát khoản vay, phối hợp với các phòng ban khác cải tiến quy trình cho phù hợp. • Lập các báo cáo đánh giá theo định kỳ, báo cáo bất thường, báo cáo những khoản tín dụng lớn, báo cáo về xu hướng phát triển, báo cáo phân tích, bài học kinh nghiệm. 1.3.2 Các thông tin kế toán được sử dụng để giám sát tín dụng Tổng dư nợ cho vay: bao gồm dư nợ cho vay trong hạn, quá hạn, nợ khoanh, nợ chờ xử lý đối với TCKT, cá nhân trong nước các TCTD khác, chiết khấu GTCG, cho thuê tài chính, bảo lãnh, cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, cho vay theo KHNN, các hình thức tín dụng khác theo quy định. Tổng dư nợ cho vay khách hàng: bao gồm dư nợ cho vay trong hạn, quá hạn, nợ khoanh, nợ chờ xử lý đối với TCKT, cá nhân trong nước, chiết khấu GTCG, cho thuê tài chính, bảo lãnh, cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, cho vay theo KHNN, các hình thức tín dụng khác theo quy định. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tín dụng I. THỰC TRẠNG KHẢO SÁT & ĐÁNH GÍA THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐỂ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NH TM THỰC TẾ Page 4 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM 2.1. Sử dụng thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại một số NHTM Việt Nam hiện nay 2.1.1 Báo cáo nguồn vốn huy động - Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = Nguồn vốn loại i x 100% Tổng nguồn vốn - Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn - Tỷ trọng nguồn vốn huy động so với vốn tự có. - Cơ cấu nguồn vốn (thời hạn, nội tệ ngoại tệ) so với nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Khả năng điều hành lãi suất qua chỉ tiêu lãi suất bình quân. Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ = Số dư bình quân nguồn vốn loại i x Lãi suất bình quân nguồn vốn huy động loại i x 100% Tổng nguồn vốn huy động Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN yêu cầu: kể từ ngày 1/5/2011, tổ chức tín dụng chấm dứt huy động cho vay vốn bằng vàng Theo Chỉ thị 01/CT –NHNN ngày 01/03/2011vể việc điều hành tỷ giá quản lý thị trường ngoại hối nhằm giảm tình trạng đô la hóa … cũng đã tác động đến các loại nguồn vốn huy động của các ngân hang trong thời gian gần đây từ chỗ thiếu USD sang thừa USD. 2.1.2 Báo cáo phản ánh quy mô, cơ cấu tín dụng Bao gồm các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu tín dụng phân theo các tiêu chí: - Theo thời gian: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn - Theo ngành nghề: công nghiệp, xây dựng giao thông, nông lâm nghiệp thuỷ sản, thương mại dịch vụ, ngành khác,… - Theo loại hình cho vay: cho vay thương mại, cho vay từ vốn UTĐT, cho vay theo kế hoạch chỉ định của Nhà nước, cho thuê tài chính, . - Theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài,… Page 5 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM - Theo loại tiền (VND ngoại tệ) Công thức tính cơ cấu cho vay: Tỷ trọng doanh số cho vay = Doanh số cho vay loại i x 100% Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay loại “i” có thể phân theo: thành phần kinh tế, loại tiền, thời hạn… - Tại NHTM mà chúng tôi nghiên cứu trong mỗi giai đoạn đều có cơ cấu danh mục cho vay. Trong cơ cấu danh mục cho vay này quy định rõ tỷ trọng cho vay/tổng dư nợ đối với các ngành kinh tế thường có dư nợ lớn, tập trung có tiềm ẩn nhiều biến động, rủi ro. Trong điều kiện bình thường NH này có danh mục cho vay cho các ngành kinh tế đó với tỷ trọng tối đa được cho phép trên tổng dư nợ như sau: Ngành KD BĐS 10%, cho vay chứng khoán 2%, ngành sắt thép 9%, phân bón 8%, hạt nhựa 10%, giấy 10%, nông sản 15% ( được chú ý: café, cao su, điều, tiêu, lúa gạo), còn lại là cho vay khác 36%. Điều này giúp NH phân tán rủi ro cho nhiều ngành nghề, kiểm soát việc tập trung quá nhiều vào những ngành nghề thường xuyên biến động có rủi ro cao đề giảm thiểu rủi ro cho vay đối với hệ thống khi có sự biến động mạnh ở một hay vài ngành nghề nào đó. - Theo Chỉ thị 01/CT –NHNN ngày 01/03/2011 cơ cấu lại tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất ( nhất là lĩnh vực Bất Động Sản ,chứng khoán) phải giảm xuống còn 22% đến ngày 30/06/2011 16% đến ngày 31/12/2011. Thực hiện điều hành tỷ giá linh hoạt… - Ngoài ra theo Thông tư số 11/2011/TT-NHNN yêu cầu: kể từ ngày 1/5/2011, tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay vốn bằng vàng - Căn cứ trên tỷ lệ này dự kiến về phát triển nguồn vốn từng thời kỳ mà NH đưa ra phân bổ hạn mức cho vay đối với các ngành đó. - Để điều hành danh mục cho vay phải sử dụng thông tin kế toán chính. Phòng quản lý rủi ro của NH này thường xuyên sử dụng thông tin kế toán ( cụ thể là báo cáo dư nợ cho vay chi tiết theo ngành nghề) kể kiểm soát danh mục này. Cụ thể hàng tháng Phòng QLRR sẽ tạo báo cáo đưa ra tỷ trọng dư nợ của các ngành trên. Căn cứ trên báo cáo đó họ đưa ra hạn mức còn được phép tăng trưởng dư nợ cho mỗi ngành, đối với các ngành vượt tỷ trọng sẽ có cảnh báo hạn chế hoặc ngưng giải quyết hồ sơ mới. Các báo cáo này được gửi đi trên toàn hệ thống Phòng tái thẩm định hội sở đề làm căn cứ kiểm soát phê duyệt hồ sơ mới hoặc hồ sơ nâng hạn mức, từ đấy có thể hạn chế phê duyệt hồ sơ đối với các nhóm ngành đã vượt tỷ lệ. - Tuy nhiên việc kiểm soát này cũng mang tính tương đối có thể chấp nhận yếu tố thời điểm, ví dụ như kế hoạch thu nợ vay của các hồ sơ hiện tại của từng ngành, thông tin này cũng được cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán. Page 6 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM 2.1.3 Báo cáo phản ánh tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động Báo cáo này có ý nghĩa trong việc phản ánh tương quan giữa dư nợ tín dụng nguồn vốn huy động, cho biết mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả năng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Công thức: Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động = Dư nợ tín dụng x 100% Nguồn vốn huy động Theo Thông tư 19, NHNN sửa đổi Điều 18 của Thông tư 13 về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động. Theo đó, tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này. Việc cấp tín dụng từ nguốn vốn huy động không được vượt quá các tỷ lệ quy định như sau: Đối với ngân hàng là 80%; đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%. Cấp tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiếu khấu giấy tờ có giá công cụ chuyển nhượng Khoản 3, Điều 18 của Thông tư số 13 được sửa đổi tại Thông tư 19 quy định lại nguồn vốn huy động, bao gồm: Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng), kỳ hạn 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Thông tư 13) tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài; Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá 2.1.4 Báo cáo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn Công thức: Tỷ lệ NV ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn = Dư nợ trung dài hạn – (Nguồn vốn trung dài hạn- Dữ trữ bắt buộc nguồn trung dài hạn) Nguồn vốn ngắn hạn Page 7 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM Báo cáo này cho biết đơn vị đã sử dụng bao nhiêu nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đối với các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ này là 30%. Nguồn vốn ngắn hạn được sửdụng để cho vay trung dài hạn bao gồm tiền gửi (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 2.1.5 Báo cáo tốc độ tăng trưởng tín dụng Công thức: Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) = ( Dư nợ cho vay bình quân kỳ này -1 ) x 100% Dư nợ cho vay bình quân kỳ trước Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực mở rộng hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập trong hiện tại tương lai của ngân hàng. Khi phân tích tốc độ tăng trưởng cần xem xét đến việc đảm bảo tuân thủ các giới hạn về hạn mức tín dụng đã đề ra trong từng thời kỳ. Nghị quyết số 11/NQ_CP ngày 24/2/2011 về việc thực hiện chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát,điều hành kiểm soát để kiểm soát tôc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% -16%; lãi suất tỷ giá ở mức hợp lý. 2.1.6 Báo cáo phân loại nợ vay: Theo Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100% Tổng dư nợ cho vay Page 8 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nhằm phản ánh mức độ cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp. - Phân loại trích lập dự phòng Nhóm Tính chất Tỷ lệ trích lập dự phòng Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Các khoản nợ trong hạn có khả năng thu hồi 0% Nhóm 2: Nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn < 90 ngày 5% Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn 90 – 180 ngày 20% Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày 50% Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn > 360 ngày Các khoản nợ khoanh chờ CP xử lý 100% Công Thức Tính Dự Phòng Cụ Thể R = max {0, (A-C)} x r trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do Quyết Định 493 quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm) r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó. Ví dụ, tổ chức tín dụng X có giá trị khoản nợ đối với khách hàng Y bằng 100 triệu đồng, giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản bằng 120 triệu đồng giả sử khoản nợ này được xếp vào nhóm có tỷ lệ dự phòng là 20% (nhóm 2 theo Quyết Định số 488/2000/QĐ- NHNN ngày 27 tháng 11 năm 2000 (đã bị Quyết Định 493 thay thế) nhóm 3 theo Quyết Định 493). Theo Quyết Định 488, số tiền dự phòng của tổ chức tín dụng X cho khoản nợ Page 9 Khảo sát đánh giá thông tin kế toán để giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM này bằng 100 triệu x 20% = 20 triệu đồng. Theo Quyết Định 493, từng giá trị được tính như sau: A = 100 triệu C = 120 triệu x 50% (giả sử 50% là tỷ lệ phần trăm theo quy định đối với loại tài sản bảo đảm có liên quan) = 60 triệu r = 20% Do đó, số tiền dự phòng cụ thể sẽ bằng (100 triệu - 60 triệu) x 20% = 8 triệu. Trong ví dụ trên, nếu giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng Y lớn đủ để C lớn hơn A (ví dụ giá trị tài sản bảo đảm bằng 240 triệu, C = 240 triệu x 50% = 120 triệu, do đó A trừ C là một giá trị âm), thì theo công thức tính số tiền dự phòng của Quyết Định 493, số tiền này là bằng 0 có nghĩa là tổ chức tín dụng X không phải trích lập dự phòng cho khoản nợ của khách hàng Y. Cần lưu ý giá trị tài sản bảo đảm "ghi trên hợp đồng bảo đảm" sẽ là căn cứ để tính số tiền dự phòng cụ thể cho phần lớn các loại tài sản bảo đảm (về cơ bản trừ vàng các loại chứng khoán). Vì giá trị tài sản bảo đảm ghi trên hợp đồng không được dùng để xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không trả được nợ, nên trên thực tế các ngân hàng thường quy định giá trị danh nghĩa trong hợp đồng bảo đảm. Tại ngân hàng chúng tôi phân tích thì Báo cáo nợ quá hạn sẽ cung cấp thông tin về nợ quá hạn ở các thành phần kinh tế, các loại hình cho vay, các ngành nghề từ báo cáo đó sẽ có cảnh báo hạn chế cho vay hay ngưng đối với những nhóm ngành nghề, loại hình cho vay, thành phần vay mà phát sinh nợ quá hạn lớn. Cảnh báo này được Phòng QLRR của NH phát đi trên hệ thống mà tập trung ở các bộ phận xét duyệt hồ sơ sẽ được theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ cảnh báo trên qua các báo cáo hàng tuần hàng tháng. Tình hình thanh toán nợ vay của mỗi KH cũng được thể hiện qua báo cáo tình hình thanh toán nợ vay của KH cũng là căn cứ đánh giá uy tín của KH phục vụ cho việc tái cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng bổ sung. Các khách hàng thường xuyên thanh toán trễ hạn sẽ được ghi nhận có thể từ chối tái cấp hoặc nâng mức cấp tín dụng nhằm giảm rủi ro. Hàng ngày hệ thống kế toán đều có báo cáo về dự thu, đến hạn trả nợ của khách hàng chuyển đến bộ phận tín dụng để cung cấp thông tin phục vụ việc thu hồi đôn đốc KH thanh toán nợ đúng hạn 2.1.7 Báo cáo tỷ lệ dư nợ cho vay đối với một khách hàng Page 10

Ngày đăng: 23/12/2013, 15:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan