Tài liệu Chấn thương sọ não (Phần cuối) docx

7 751 17
Tài liệu Chấn thương sọ não (Phần cuối) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chấn thương sọ não (Phần cuối) Ngược với người lớn, trẻ em phải chịu đựng ngày càng nhiều các triệu chứng Trong nhiều năm, y học tồn tại ý kiến cho rằng ở cùng mức độ tổn thương não thì ở trẻ nhỏ vấn đề sẽ nhẹ hơn trên người lớn. Quan điểm này được gọi là “nguyên lý Kennard” dựa trên những nghiên cứu ở loài khỉ (Kennard M.A. 1940). Nguyên lý được phát biểu rằng não của trẻ trong giai đoạn phát triển sẽ có đặc tính mềm dẻo, cho phép nó có thể tránh hay thích nghi với vùng não bị tổn thương. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy “nguyên lý Kennard” đã sai lầm, mà sự thật là trẻ bị tổn thương não do chấn thương có kết cục xấu hơn rất nhiều so với người lớn bị cùng mức độ. Sự phát triển của hai thuỳ trán ở trẻ tiếp diễn đến khoảng 16 tuổi. Những rối loạn trong giai đoạn này có thể gây những vấn đề mặc dù tiềm ẩn nhưng rất nghiêm trọng. Vì những thay đổi ở vùng não này tác động đến các chức năng “đặc biệt” do đó chúng sẽ ảnh hưởng cơ bản lên những đặc tính của con người. Những thay đổi này thật không may là chỉ biểu hiện rõ rệt vào các giai đoạn phát triển sau này(Oddy M.1993). Khi lớn, trẻ sẽ phải đối diện những thách thức như ngày càng gặp nhiều khó khăn trong môn đại số, trong việc học ở các lớp cao hơn (cao đẳng, đại học) và trong các mối quan hệ xã hội phức tạp của một người trưởng thành. Đối với các bậc phụ huynh, khó khăn của họ là không biết trẻ sẽ đối diện với những trở ngại này như thế nào cũng như chúng có vượt qua được không. Trong một nghiên cứu mang tên “Những yếu tố chỉ điểm trong tiên lượng sau tổn thương não do chấn thương ở trẻ em” đã ghi nhận rằng các tai nạn do té ngã và xe máy chiếm khoảng 70% các ca chấn thương ở trẻ trước tuổi đến trường, và thường tạo ra những chấn thương não kín lan tỏa mà chủ yếu là thuỳ trán. Do thùy trán phát triển nhanh trong 5 năm đầu và còn tiếp tục cho đến cuối giai đoạn thanh niên, những rối loạn đặc trưng do những tổn thương này có thể tiềm ẩn và bị bỏ qua. Vì vậy, những thay đổi tâm lý xã hội có thể trở nên rõ ràng hơn về sau, khi mà nhu cầu của một con người tăng lên cũng như khi các tình huống hàng ngày trở nên đa dạng hơn (nghĩa là một cuộc sống bận rộn về mọi mặt). Trong nghiên cứu này, 33 trẻ bị tổn thương não do chấn thương nặng được theo dõi trong suốt giai đoạn thanh niên. Cho dù có ghi nhận những hoạt động ở trường bình thường sau tai nạn thì chúng vẫn không chắc chắn là có một tiên lượng tiến triển tốt. Sau giai đoạn bình thường này, 8 trong 21 bệnh nhân có thể làm việc một cách độc lập, 9 trẻ thì không thể… Trẻ em bị tổn thương não mức độ trung bình đến nặng trước 7 tuổi cho thấy kém phục hồi chỉ số IQ , từ đó gợi ý rằng chấn thương đầu tác động nhiều hơn lên khả năng tư duy vốn rất dễ thay đổi. Những nhà nghiên cứu cũng thấy rằng trẻ đương đầu với khó khăn ở trường-một môi trường tương đối ổn định-hơn là trong một môi trường làm việc hiện đại đầy biến động và đòi hỏi sự độc lập nhiều hơn. Cuối cùng nghiên cứu kết luận: các cha mẹ cần phải được thông tin đầy đủ và chính xác về những rối loạn có thể nhận biết của con họ cũng như những khả năng có thể giữ được để tránh sự lạc quan giả tạo khiến cho các kế hoạch giáo dục trở nên thất bại. Sự tái đánh giá những khiếm khuyết vào thời kì thanh niên là cần thiết vì có khả năng những rối loạn về trí tuệ cũng như các khả năng chyên biệt có thể diễn tiến chậm. Trong nhiều tình huống, trẻ bị chấn thương não có thể có chỉ số IQ bình thường hoặc trên trung bình sau chấn thương nhưng vẫn có thể có những vấn đề nghiêm trọng. Những đứa trẻ này vẫn không thể tổ chức cuộc sống của chúng cũng như đưa ra các quyết định hợp lý hàng ngày. Chúng bộc lộ những vấn đề trong kỹ năng tổ chức các hoạt động thường nhật cho dù các kết quả kiểm tra, ngôn ngữ và trí tuệ tương đối bình thường.(Shallice T.1991). Điều không may là chấn thương não làm gia tăng tính nết và những khiếm khuyết có từ trước tai nạn - theo đề tài nghiên cứu:”Phục hồi chức năng ở trẻ bị tổn thương não”(Vannier A.,Brugel D.G.,DeAgostini M. 1999). Mặc dù không thể xác định chính xác tần suất của những thay đổi về nhân cách thì những thay đổi này dường như hay gặp trên lâm sàng và thường bị bỏ qua bởi các phương pháp lượng giá chuẩn. Khi trưởng thành, những thay đổi này bao gồm giảm khả năng tập trung, mệt mỏi, giảm khả năng tổ chức và giải quyết vấn đề, thiếu sự chủ động, linh hoạt, hay bốc đồng, dễ giận, dễ nổi nóng, ưa chống đối và có những hành vi không phù hợp với xã hội. Một trong những triệu chứng thường gặp của tổn thương não do chấn thương (cũng được ghi nhận trong trường hợp của Mr.Harrison) chính là không thể kiềm chế. Người rơi vào tình trạng này thường nói hết những gì trong đầu vốn không phù hợp trong giao tiếp xã hội, đó là những điều mà người bình thường tuy có thể biết nhưng ý tứ không đề cập đến. Điều này sẽ gây khó khăn hơn trong vấn đề hoà nhập xã hội và thành đạt khi trưởng thành. Một khía cạnh khác của việc thiếu kiềm chế mà có thể dẫn đến nhiều rắc rối chính là nó thường dẫn đến nghiện rượu, thuốc. Những qui tắc tâm lý kiểm soát người ta phát ngôn những điều không hay đồng thời cũng kiểm soát luôn tính thích uống rượu hoặc thuốc. Khi cơ chế này bị suy giảm thì khả năng dễ rơi vào nghiện ngập cũng thường tăng lên. Các tác giả của đề tài “Phục hồi chức năng ở trẻ bị tổn thương não” đã phát biểu “ từ nghiên cứu này cũng gợi ý rằng việc đánh giá cuối cùng về kết quả nên được thực hiện vào giai đoạn thanh niên”. Thật không may là đôi khi không thể chờ tới giai đoạn thanh niên để có đánh giá cuối cùng này như trong lãnh vực tố tụng chẳng hạn. “Nguyên lý Kennard” không còn tồn tại để cho chúng ta một tiên lượng lạc quan về trẻ bị tổn thương não, để lại sau đó là một sự thật đối nghịch. Chúng ta phải thừa nhận rằng những khó khăn mới gần đây đang tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình và có thể còn tồi tệ hơn trong tương lai. Nhiễm độc chì.(tổn thương não do nhiễm độc ) Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2001 cho thấy hàng triệu trẻ em có thể có nguy cơ bị nhiễm độc chì khi mà nồng độ chì cần để gây tổn thương não thậm chí thấp hơn so với những báo cáo trước đó. Trẻ từ 1 đến 5 tuổi có não đặc biệt dễ bị tổn thương do chì do ba lý do. Dưới một tuổi, trẻ chỉ biết khám phá môi trường của chúng bằng cách đưa những thứ bắt mắt vào miệng. Tới 5 tuổi, ruột của trẻ hấp thu chì kém(?-tại sao). Nguyên nhân thứ ba rơi vào quá trình phát triển não của trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi. Mỗi một tế bào thần kinh bao gồm một thân nơron có nhân điểu khiển tổng hợp protein và các chất dẫn truyền; một sợi trục dẫn truyền xung động điện kích thích tế bào kế tiếp; một nút tận cùng của sợi trục dự trữ chất dẫn truyền thần kinh; và các sợi nhánh là những “ăng ten” nhô ra từ thân nơron từ đó các sợi trục phóng thích chất dẫn truyền thần kinh để kích hoạt tế bào thần kinh hoạt hoá sợi trục của nó. Mỗi một tế bào thần kinh có hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn sợi nhánh nhô ra từ thân nơron. Chì phá huỷ các sợi nhánh và làm giảm mới liên kết giữa các sợi trục. Thông thường “cây sợi nhánh” này “rậm rạp” nhất trong khoảng từ 1 đến 5 tuổi. Sau đó chúng sẽ giảm dần theo năm tháng. Phương pháp tốt nhất để làm chậm tiến trình này chính là tận dụng những tế bào này trong độ tuổi trên; vì vậy phải tăng cường giáo dục cũng như kích thích trí tuệ trẻ ngay từ lúc mẫu giáo. Bất cứ một nồng độ chì nào trong máu ở độ tuổi còn nhỏ đền có hại với não,và khi tới một mức độ nào đó thì bác sĩ sẽ phải yêu cầu loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể nhằm hạn chế tối đa bất cứ tổn thương não sau này. Chì được lấy ra bằng cách tiêm một chất có tên EDTA vào máu. Chì sẽ bám vào EDTA sau đó loại ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp này-hay còn gọi là liệu pháp chelat hoá( [1][1] Chelation: là phản ứng gắn kết kim loại với một chất có cầu trúc vòng cung tạo thành một vòng kềm cặp lấy chất kim loại. Phản ứng này được ứng dụng để biến một chất kim loại thành một hỗn hợp đào thải ra ngoài cơ thể)- có lẽ không cải thiện được chỉ số IQ. Ðiều trị chấn thương sọ não như thế nào ? Việc điều trị chấn thương sọ não, tuỳ thuộc vào bản chất của thương tổn. Sự chọn lựa mỗ hay điều trị bảo tồn tùy thuộc vào mức độ tổn thương(nặng hay nhẹ, còn phẫu thuật được hay không, và các chấn thương khác phối hợp ) loại tổn thương (tụ máu dưới màng cứng, ngoài màng cứng, trong não hay dập não). Dựa vào đó mà bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh mới có cách giải quyết phù hợp. Trong những trường hợp máu tụ trong não ít, tri giác người bệnh còn khá tỉnh táo thì bác sĩ có thể theo dõi mà không mỗ, khi có những thay đổi về tri giác hay có những dấu hiệu nào khác nghi ngờ bệnh diễn tiến xấu hơn, bác sĩ sẽ cho chụp lại CT Scan não một lần nữa để đánh giá và so sánh với phim chụp lần đầu, và sẽ quyết định mỗ nếu như khối máu tụ lớn thêm. Bác sĩ sẽ quết định mỗ ngay nếu như kết quả chụp CT Scan có máu tụ dưới hay ngoài màng cứng lớn. Bác sĩ sẽ không mỗ trong những trường hợp não bị dập(xem trên phim chụp CT Scan não là biết ngay) mà không phải tụ máu do chấn thương, hay tình trạng người bệnh quá xấu e rằng không thể qua nổi cuộc mỗ, có thể chết trong hay ngay sau khi mỗ, và khi điểm Glassgow < 5. Trước khi mỗ người bệnh sẽ được cạo đầu để làm sạch tóc, đối với người nhà hay bệnh nhân đây cũng là một stress tâm lý. Nhưng không sao, tính mạng người bệnh là trên hết, tóc cạo rồi sẽ mọc lại! Sau khi người bệnh được gây mê trên bàn mỗ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch da đầu, tuỳ theo vị trí của khối máu tụ mà chọn đường rạch thích hợp, nơi có máu tụ đã được xác dịnh trên phim chụp CT Scan. Trước đây các bác sĩ dùng một loại kìm gậm sọ (tức là tạo một lỗ trên hộp sọ làm vỡ vụn xương sọ, qua đó lấy khối máu tụ ra, cuối cùng da đầu sẽ được may lại. Phương pháp này sẽ để lại một lỗ trên đầu mà khi sờ tay vào cảm giác mềm mềm do không có xương sọ che phủ. Nhiều người sau mỗ cảm thấy thiếu tự tin, mặc cảm khi trên đầu mình có một chỗ khuyết mất thẩm mỹ, người đối diện nhìn cũng thấy sợ. Ngày nay, với những dụng cụ phẫu thuật hiện đại hơn, người bệnh không còn phải lo lắng về miếng xương sọ bị mất trong phẫu thuật theo kiểu " gậm xương sọ" như trước. Một dụng cụ đặc biệt sẽ cắt và lấy ra nguyên nắp xương sọ, tạo nên một lỗ đẹp hơn. Miếng sọ này sẽ được dự trữ và bảo quản tại ngân hàng mô hoặc có thể được "chôn" dưới da bụng của người bệnh và nó sẽ được đặt lại vị trí cũ vào một thời điểm thích hợp sau khi mỗ máu tụ. Tức người bệnh sau vài tháng sẽ phải trãi qua một phẫu thuật thứ hai đó là phẫu thuật " vá sọ". Có nhiều người thắc mắc, tại sao bác sĩ không vá sọ cùng một lúc cho tiện mà phải làm chi cho nhiều lần ? Ðúng, không ai lại không nghĩ đến sự tiện lợi đó, nhưng điều đó không thể làm cùng lúc được vì chỗ mổ bị tổn thương, sưng, phù, làm cho nắp xương sọ nếu đậy vào ngay lúc này sẽ không được khít, và sẽ không tốt bằng khi đợi một thời gian để nơi này lành rồi vá lại sẽ tốt hơn. Phẫu thuật vá sọ không phức tạp, và thời gian thực hiện khá nhanh, mất chừng mươi phút. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ được theo dõi tại bệnh viện, người bệnh sẽ được cho dùng kháng sinh và thuốc giảm đau, dịch truyền (mannitol) để chống phù não(đối với phẫu thuật lần đầu). Vá sọ là gì ? Vá sọ là một phẫu thuật dùng miếng xương sọ của người bệnh hoặc mảnh ghép đồng loại hoặc nhân tạo đặt lại vị trí củ một mảnh xương sọ đã lấy đi trong phẫu thuật mỗ máu tụ. Ngày nay phương pháp này đã được áp dụng trên khắp thế giới trong việc điều trị mỗ chấn thương sọ não, mang lại yếu tố thẩm mỹ cao cho người bệnh. Phương pháp này cũng đã được áp dụng ở những bệnh viện chuyên sâu về chấn thương sọ não ở Việt Nam từ nhiều năm qua như :Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115. Chấn thương sọ não để lại hậu quả gì ? Chấn thương sọ não sẽ để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội cả về mặt sức khoẻ, kinh tế và tâm lý. Về mặt sức khoẻ, sau chấn thương người bệnh ít nhiều gì cũng bị ảnh hưởng trên hệ thần kinh. Di chứng thường gặp nhất là động kinh(co giật), nói đớ, ngọng, méo miệng, đi lại khó khăn, rối loạn về thần kinh- tâm thần, tính khí thất thường…dân gian gọi là hơi bị “man”, “chập mạch” sau chấn thương. Về mặt kinh tế-xã hội, người bị chấn thương sọ não, thường bị ảnh hưởng về sức khoẻ nên thường nghỉ việc sớm, thu nhập giảm sút. Chi phí cho một ca điều trị chấn thương sọ não cũng khá đắt. Trong gia đình, người bệnh lúc nào cũng mang mặc cảm là người tàn phế, bị người khác coi rẻ, hay rơi vào tình trạng bi quan, chán nản. Trước đây, họ có thể là trụ cột gia đình, nay rơi vào cảnh khốn khó, đôi lúc phải khánh kiệt vì chi phí điều trị mà thu nhập lại không có. Phòng ngừa chấn thương sọ não bằng cách nào ? Như đã được đề cập ở trên, từ nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não mà chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp để phòng ngừa như : - Tôn trọng luật lệ giao thông: không chạy quá tốc độ cho phép, đi xe trên xa lộ phải đội mũ bảo hiểm, không lái xe trong tình trạng say rượu, hay cảm thấy hơi ngà ngà say. - Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe. - Không nên lái xe đường dài liên tục trong nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi. - Sau một đêm thức trắng, thì không nên lái xe đường dài. - An toàn trong lao động, thể thao như đội mũ bảo hiểm. Tóm lược về chấn thương sọ não Chấn thương sọ não rất thường gặp trong xã hội phát triển. Nguyên nhân hàng đầu của chấn thương sọ nãotai nạn giao thông. Tử vong do tai nạn giao thông thường do chấn thương sọ não Chấn thương sọ não để lại hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội cả về mặt sức khoẻ lẫn kinh tế. Chấn thương sọ não có thể phòng ngừa được. . sâu về chấn thương sọ não ở Việt Nam từ nhiều năm qua như :Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115. Chấn thương sọ não để lại hậu quả gì ? Chấn thương sọ não. hiểm. Tóm lược về chấn thương sọ não Chấn thương sọ não rất thường gặp trong xã hội phát triển. Nguyên nhân hàng đầu của chấn thương sọ não là tai nạn giao

Ngày đăng: 23/12/2013, 04:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan