Tài liệu 6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo. (Phần 2) pptx

5 447 1
Tài liệu 6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo. (Phần 2) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo. (Phần 2) 4/ Những kỹ năng thúc đẩy. Một nhà lãnh đạo tài năng có khả năng kích thích, thúc đẩy và tiếp thêm sinh lực cho các đồng nghiệp và nhân viên của mình. Hãy cố gắng để trở thành nhà thông thái, hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân để rồi giao cho họ một công việc phù hợp. Tập trung khơi nguồn những điều tốt nhất được chắt lọc ở những người khác, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ sử dụng đưa ra những sáng kiến và ý kiến của riêng mình. Cùng chia sẽ thành công. Cố gắng là người sớm nhất tỏ lời ca ngợi, tán dương khi đồng nghiệp hay nhân viên của bạn đạt được một thành tích hay đưa ra một sáng kiến phát minh nào đó. Một bản viết tay - trên một tờ giấy chỉnh tề, tươm tất, không phải là một tờ giấy dán ghi nhớ – chúc mừng và cảm ơn nhân viên khi họ hoàn thành một công việc nào đó được giao sẽ giúp bạn lấy được lòng nhân viên, đồng thời sẽ khơi dậy lòng tận trung, tận nghĩa ở họ. Khi có một việc diễn ra không theo mong đợi, đừng bao giờ chỉ trích họ công khai trước mặt nhiều người. Hãy thực hiện việc quở trách đó một cách nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo và có tính chất xây dựng, trừ khi lỗi quá nặng mà bạn cần phải sa thải để làm gương cho những người khác. Trong trường hợp nhân viên của bạn mắc lỗi ở một khâu của cả một dự án làm việc của tập thể, để tránh những điều đáng tiếc xảy đến gây ảnh hưởng tới tiến trình của cả dự án, bạn có thể để khi công việc hoàn tất rồi có trách sau cũng chưa muộn. Ủng hộ nhân viên. Là một nhà lãnh đạo không có nghĩa là mọi người tự động phải theo bạn. Bạn cần phải cho họ thấy rằng bạn luôn là người đứng đằng sau mọi người. Hiểu những nhu cầu của đội ngũ nhân viên. Khi có các khoá đào tạo nghiệp vụ nâng cao tay nghề, hay cập nhật những công cụ làm việc mới hoặc công nghệ mới, thậm chí những lúc thay đổi trách nhiệm hoặc nhân sự, bạn hãy đứng ra để đòi hỏi quyền lợi cho mọi người. Không phải lúc nào bạn cũng thành công, tuy nhiên điều quan trọng là bạn được mọi người xem như là người đại diện cho tiếng nói chung của cả tập thể, vai trò của bạn sẽ được đẩy lên cao hơn, đồng thời bạn cũng sẽ được mọi người tín nhiệm. Giúp đỡ. Hãy xắn tay áo lên giúp đỡ nhân viên và đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn, cho dù bạn chỉ có một vài phút rảnh rỗi hoặc chỉ là động tác tranh thủ. Hãy tỏ rõ cho mọi người thấy rằng bạn hiểu những trở ngại và thách thức họ gặp phải, thậm chí ngay cả khi bạn chưa từng trải qua những kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn trong công việc mà mọi người còn đang bị vướng mắc. 5/ Chịu trách nhiệm. Chấp nhận bị khiển trách. Đừng vội tìm cách chống đỡ nếu như việc vận chuyển hàng hoá bị chậm hoặc thông tin về dự án bị sai lệch. Hãy kìm chế sự nóng giận trước những lỗi lầm của nhân viên hoặc đồng nghiệp, hãy xin lỗi và nên có hành động để sửa chữa thái độ bực tức của mình. Lỗi có thuộc về ai đi nữa không phải là vấn đề cốt yếu, mà điều quan trọng là sau đó bạn nên cùng gánh vác trách nhiệm sửa chữa những lỗi đó. Giải quyết các vấn đề. Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn nên đưa ra những quyết định khác thường và khó khăn hơn. Bạn nên kiểm soát và kiềm chế những mối xung đột và giúp mọi người chấp nhận với những thay đổi. Giao tiếp với mọi người là yếu tố then chốt. Nếu như bạn là người tận tâm với công việc, trách nhiệm chung và đội ngũ cộng sự, bạn sẽ tìm ra những cách giải quyết có tính chất sáng tạo. Làm gương. Luôn thể hiện khả năng thích nghi với cung cách làm việc theo nhóm cho dù về mặt cá nhân bạn có thể không thích những người cùng cộng tác với mình. Hãy công bằng và không nên thiên vị với bất kỳ ai. Hãy cố kìm giữ những điều không hài lòng hay thất vọng về người khác. Hãy thể hiện thái độ tích cực trước mọi vấn đề xảy đến. 6/ Tính chính trực. Hãy làm những việc đúng đắn. Khi phải đối mặt với một quyết định đi ngược lại với giá trị cũng như phẩm cách của bạn, hãy nói thẳng ra ý kiến của mình. Nếu như bạn bị yêu cầu làm những điều bất hợp pháp, trái nguyên tắc thì nên từ chối. Hãy đứng lên đấu tranh giành lấy lẽ phải về cho nhân viên hay đồng nghiệp của bạn. Phải trung thực. Khi bạn phát ngôn, những lời lẽ nói ra phải trung thực. Nếu như bạn cảm thấy không đủ sức hay điều kiện để thực hiện một công việc gì đó thì không nên hứa hẹn. Nếu mắc lỗi thì nên thú nhận và có lời xin lỗi. Nếu có tính trung thực, bạn sẽ chiếm được lòng tin của nhân viên, cộng sự và tiến đến là khách hàng, đối tác. Tránh ngồi lê đôi mách. Đừng nên “buôn chuyện”, nói ra những lời đồn đại không có căn cứ, những điều vụn vặt về một người khác sau lưng họ. Tốt hơn cả là bạn nên nói: “Tôi không thích nói về anh/cô ta khi anh/cô ấy không có ở đây”. Bạn nói xấu người khác sau lưng đồng nghĩa với hậu quả nhận được là bạn cũng sẽ bị bêu xấu trong lúc vắng mặt. Nỗ lực hết mình. Duy trì lòng tin vào người khác, tỏ thái độ tôn trọng người khác và nhất quán trước mọi vấn đề. Luôn thể hiện tài năng cũng như kỹ năng của bạn trong bất kỳ dự án nào. Có như vậy bạn mới giành được sự khâm phục của mọi người. Tuy nhiên, khả năng làm lãnh đạo đôi khi không phải là do bẩm sinh, bạn phải lỗ lực không ngừng trau rồi và học hỏi những kinh nghiệm hay của những thế hệ đi trước. . 6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo. (Phần 2) 4/ Những kỹ năng thúc đẩy. Một nhà lãnh đạo tài năng có khả năng kích. viên của mình. Hãy cố gắng để trở thành nhà thông thái, hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân để rồi giao cho họ một công việc phù hợp. Tập

Ngày đăng: 23/12/2013, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan