Tài liệu MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG GIAO TIẾP docx

5 699 2
Tài liệu MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG GIAO TIẾP docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG GIAO TIẾP Phạm Phúc Tuy Khoa Sư phạm - Trường Đại học Thủ Dầu Một ( Sưu tầm và biên tập ) 1. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ: Trong giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ quan trọng số một. Hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp là một trong yếu tố góp phần gây thiện cảm đối với người đối diện, tạo sự thành công trong giao tiếp. Chúng ta có thể tham khảo những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Văn Lê về sự giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1.1 Lời nói phải đúng vai xã hội, đúng cương vị xã hội của con người.Khi giao tiếp với ai, chúng ta hãy định hướng cho cách giao tiếp ứng xử của mình sao cho phù hợp, không tự phụ kiêu căng mà cũng không tự ti, khúm núm. 1.2 Lời nói phải phù hợp với trình độ người nghe. Trình độ quá chênh lệch về ngôn ngữ giữa người nói và người nghe có thể gây khó hiểu hoặc hiểu lầm. 1.3 Bảo đảm nguyên tắc truyền đạt một thông điệp : rõ ràng, rành mạch, không có những từ, những câu thừa, nhưng mặt khác lại cho phép ở một số chỗ nào đó cần có sự lặp lại ít nhiều với mục đích nhấn mạnh, nêu bật những ý cần thiết. 1.4 Cách nói cơ giới và cách nói tình thái: + Nói cơ giới là nói thẳng, nói vỗ mặt. Ví dụ: tôi không có, tôi không cho,tôi bỏ, tôi cắt, anh nói sai. + Nói tình thái là nói tế nhị, có tình cảm, làm cho người nghe có thể tiếp thu thỏai mái nội dung câu nói. Ví dụ:Tôi e rằng đánh giá như thế là chưa thỏa đáng.Hai vấn đề đó tưởng không nên nhập làm một.Nội dung tốt, chỉ tiếc là thái độ hơi gay gắt… Khoanh tay lại, hứa với cô đi nào!Có muốn được cô khen không?Có muốn được lên lớp không? . Trái với nói tình thái là nói nặng, nói hù dọa: Chú ý vào sách! Cô gọi, không đọc tiếp được là cô cho điểm 1 đấy nhé! 1.5 Cách nói chỉ rõ và nói gợi, nói ví : Nói chỉ rõ sự việc là nói trực diện, như 2 với 2 là 4.Nói gợi là nói đến một dấu hiệu gì đó có liên quan để người nghe tự hiểu. Nói ví là một cách nói gợi,dùng sự so sánh Ví dụ để phê bình một bài diễn văn nhậm chức sáo rỗng: “ Bài này cho đăng vào một tạp chí văn hóa nghệ thuật thì tuyệt! 1.6 Cách nói triết lý: Cách nói này được dùng để giảm thiểu nỗi bất hạnh của người đối diện. Ví dụ:Của đi thay người! 1.7 Nói hiển ngôn và nói hàm ngôn: Hiển ngôn là lời nói có nghĩa biểu hiện trực tiếp ra ngòai, còn hàm ngôn là lời nói có nghĩa ẩn bên trong, đòi hỏi người nghe phải cố gắng để hiểu, để giải mã câu nói. Ví dụ: + Ở trong phòng họp, A nói:Nóng quá!, B nói:Ừ, nóng như lửa! Câu nói của A trong trường hợp này này là hiển ngôn, không có hàm ngôn. + Ở nhà riêng của B, A nói:Nóng quá! B bảo:Có chai bia đây! Câu nói của A vừa là hiển ngôn ( trời nóng ) vừa là hàm ngôn ( cho uống gì đi ) Theo Ducrot, hiển ngôn là cái người ta nói ra, còn hàm ngôn là cái người ta muốn mà không nói ra. 1 1.8 Nói mỉa mai, châm chọc: Theo Paul Guth và Michelle Maurois, tự ái rất nên giữ vì đó là tình cảm của con người có phẩm cách. Vì vậy chúng ta nên tôn trọng cái tự ái của mỗi người và tránh không làm tổn thương đến nó bằng những cách nói gợi ý, tế nhị hơn. Đừng nói đùa châm chọc, nhất là đối với những người quá nhạy cảm. 1.9 Nói gây bệnh cho người khác: Làm gì mà bà xanh xao, tiều tụy đến thế? Một câu nói đó có thể làm tiêu tan công hiệu của mười hộp thuốc bổ, người nghe có thể chưa bị bệnh nhưng nghe câu nói đó có thể bị ám thị mà bệnh thật. 2. Những điều tối kỵ trong ngôn ngữ giao tiếp : + Nói năng nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó. + Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột,khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn, không nêu ra những trọng tâm, những khái quát, làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện. + Nói sai đề tài,không quan tâm tới điều mình nói. + Nói thao thao bất tuyệt,không ngừng nêu ra những câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác bạn yêu cầu hơi nhiều. + Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co dài dòng gây nên cảm giáccho người nghe là bạn là người không trung thực. + Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả. + Làm ra vẻ hiểu sâu biết rộng + Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm người tiếp chuyện cảm thấy nhàm chán. + Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích. + Thì thầm với một vài người trong đám đông. + Dùng ngôn ngữ quá bóng bẩy + Chêm những câu tiếng nước ngòai trong câu nói của mình một cách tùy tiện + Đột ngột cao giọng + Dùng những lời quá thân mật so với mức độ quan hệ + Dùng những từ đệm không cần thiết + Nói giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác. 3. Hãy biết khéo léo sử dụng ánh mắt: + Nếu bạn có việc cần nhờ người khác, trong khi chờ đợi người ấy trả lời thì mắt bạn cần nhìn xuống dưới một cách tự nhiên. + Tuyệt đối không bao giờ nhìn chằm chằm vào chỗ khiếm khuyết trên thân thể của người đối diện. Mặc dù chỉ là vô tâm nhưng người bị nhìn sẽ cảm thấy rất khó chịu + Bạn có việc, cần tới bàn giấy của lãnh đạo thỉnh thị,tuyệt đối không nên nhòm ngó vào vào các giấy tờ, văn kiện trên bàn.Đó không chỉ là hiếu kỳ, tò mò mà còn là một hành vi thất lễ, khiếm nhã. + Khi đứng trên bục nói chuyện trước chỗ đông người, ánh mắt bạn cần bao quát chung quanh, vừa lấy được bình tĩnh, vừa tạo được quan hệ tốt, thông cảm giữa người nói và người nghe. + Khi nói chuyện với người già, không nên đứng quá xa. Tốt nhất bạn nên tới gần bên cạnh, ánh mắt nhìn thẳng. Như vậy vừ thể hiện sự tôn trọng, lại vừa thân mật. 2 + Trước khi kết thúc lời nói, có thể đưa ánh mắt một cách tự nhiên ra nơi khác để tạo một tín hiệu kết thúc cho những người đối diện biết. + Nói chuyện trong lúc vội, bạn có thể đi ngay vào vấn đề một cách thẳng thắn, tuyệt đối không được xem đồng hồ, nếu không người tiếp chuỵện sẽ cho là bạn miễn cưỡng, thiếu tôn trọng họ. 4. Hai mươi bốn bí quyết gây tình cảm: + Hãy làm cho mọi người hiểu bạn có cảm tình với họ. + Đừng độc quyền trong cuộc nói chuyện. + Đừng có cách cư xử khác nhau đối với mọi người và đối với riêng một người mà bạn ưa thích. + Hãy làm cho người khác nghĩ rằng họ là người quan trọng. + Đừng thù dai. + Phải biết nhận lỗi lầm của mình. + Đừng nên kể những câu chuyện gượng gạo, dài dòng hoặc 1 câu chuyện đã kể đi, kể lại nhiều lần. + Đừng tỏ ra lập dị và kiểu cách. + Không nên lấy chuyện dèm pha ra làm trò vui. + Hãy lắng nghe ý kiến của người khác một cách lịch sự dù bạn thấy rằng ý kiến đó có những điểm kỳ cục. + Nên tham gia những họat động cụ thể: họat động xã hội hoặc tôn giáo. + Hãy biết tránh những cuộc ẩu đả mà không làm mất danh dự. + Nên biết thua cuộc với nụ cười. + Nên biết thắng mà không ngạo nghễ. + Nên tập chơi thành thạo một lọai nhạc cụ. + Hãy biểu lộ sự sung sướng khi nhận được quà tặng cho dù bạn có ý mong muốn một món khác hơn. + Đừng e ngại khi mặc mốt mới, phải có can đảm bắt đầu chứ. + Hãy tỏ ra đang vui đùa cho dù trong lòng bạn thật sự không phải như vậy. + Hãy thảo luận về một tôn giáo và không nênthành kiến. + Không nên trục xuất người khác khỏi nhóm vì một thành kiến xã hội hay gì khác. + Hãy ghi lại những thói xấu của bạn và cố gắng khắc phục chúng. + Đừng tìm cách chêm vào câu chuyện tên những nhân vật nổi tiếng để tạo cảm tưởng bạn quen thân với họ. + Hãy cho bạn bè hiểu là khi cần là họ có thể nhờ cậy bạn. + Đừng tâm sự với tất cả mọi người. 5. Mười lời khuyên giúp bạn sống đẹp: + Hãy đối xử với người khác những gì mà bạm muốn người ta đối xử với mình. + Nên chú ý chăm sóc đến bản thân. Khi bạn ăn mặc gọn gàng, bạn sẽ thấy thỏai mái tự tin trước người khác và khi bạn giữ thái độ vui vẻ,bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này thật đáng sống biết bao. + Hãy cố khoan dung với người khác. Tuy nhiên đó không có nghĩa là bạn chấp nhận bất cứ một điều gì mà là tôn trọng bản ngã riêng của mỗi người. 3 + Hãy luôn nghĩ rằng mình là người may mắn khi được sống trong xã hội này.Người ta nói rằng cuộc sống đôi khi có những điều khắc nghiệt nhưng hãy nhìn xem cuộc sống của bạn còn hơn rất nhiều người khác trên hành tinh. + Tạo cho mình một thói quen thích hòa đồng, chia sẻ và ban tặng cho người khác, có thể là một nụ cười,một chút tiền bạc và thời gian của mình khi cần thiết. + Hãy sống chân thật. Tự dối mình và dối người khác chỉ có thể che đậy được mọi việc trong một thời gian ngắn. + Khi làm một việc gì bạn hãy nghĩ đến hậu quả, đừng hành động một cách nóng vội và thiếu suy nghĩ. + Biết thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm.Không nên vì tính hiếu thắng hay bảo thủ mà khư khư một quan niệm sai trái. + Hãy biết tha thứ. Đừng quá khắc nghiệt hay cay độc với một ai nhất là khi người đó đã biết nhận ra lỗi lầm. + Hãy hài lòng với những gì mình vốn có.Đừng than thân trách phận với những điều không thể thay đổi: Ví như bạn hơi thấp,ví như bạn có khuôn mặt hơi bầu bĩnh. Hãy mỉm cười, nụ cười sẽ làm cho bạn trở nên dễ mến. Hãy nghĩ rằng đó chính là nét độc đáo mà tạo hóa đã ban tặng cho bạn. 6. Chín điều “ kỵ “ trong giao tiếp nam nữ: + Bất kể là nam hay nữ đều rất ghét hỏi tuổi và lương tháng của mình + Phụ nữ rất ghét ai hỏi chuyện chồng con + Phụ nữ rất ghét đến chơi nhà mà không hẹn trước. + Phụ nữ rất ghét đến chơi nhà, chưa được sự đồng ý đã xông vào buồng ngủ hoặc ngồi ở giường ngủ của mình. + Phụ nữ rất không ưa lỡ hẹn + Phụ nữ rất ghét người không quen biết bình phẩm về cách ăn mặc ( của mình ) + Phụ nữ rất ghét bị ép uống rượu + Phụ nữ rất ghét hành động ảnh hưởng tới người khác mà không xin lỗi. + Thanh thiếu niên rất ghét người lắm lời. 7. Sáu lời khuyên đối với người hay nóng nảy: + Đừng giữ riêng những điều khó chịu trong lòng mình. Thổ lộ với những người có thiện chí và biết suy xét về điều đang làm cho mình buồn phiền, như vậy sẽ thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. + Hãy biết cách tạm thời quên lãng những nỗi lo âu của mình. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không để cho tâm trạng buồn phiền của mình lan ra những người chung quanh. + Không nên tức giận. Hãy luyện cho mình khả năng tự kiềm chế, bằng một công việc tay chân nặng nhọc hoặc một bài tập nào đó. Sự mệt mỏi lành mạnh về thể chất sẽ làm tiêu tan cơn tức giận của bạn. + Đôi lúc cũng cần nhượng bộ. Sự nhượng bộ hợp lý không những có lợi cho công việc, mà còn làm cho mọi người tôn trọng mình. + Không nên là người hòan thiện tuyệt đối trong mọi việc. Chớ quên rằng tài ba và khả năng của mỗi người chúng ta đều có hạn. + Không yêu cầu quá cao. Những ai trông đợi quá nhiều ở mọi người xung quanh thì sẽ luôn luôn tức tối.Bạn sẽ phạm sai lầm lớn, nếu luôn luôn muốn phê phán,” chấn 4 chỉnh “ lại vợ, mẹ vợ,hay bạn bè, đồng nghiệp của mình. Hãy biết tiếp nhận mọi người như họ vốn có để tìm cách khéo léo cải biến họ dần dần. 8. Vài điều tế nhị cần lưu ý: + Khi bạn nhận được điện thọai gọi cho đồng sự của mình, nếu đồng sự của bạn có mặt ở cơ quan, bạn chớ nên hỏi người gọi điện thọai đó là ai, ở đâu mà nên gọi ngay đồng sự đó đến nghe điện thọai. Khi người ta đang nói với nhau qua điện thọai, bạn không nên đứng cạnh nghe lỏm. Sau đó cũng không nên nên truy hỏi người gọi đó là ai và đã nói những gì. + Có người đến tìm đồng sự của bạn, khi người đồng sự có mặt, dù người đó là nam hay nữ, nếu bạn đồng sự không chủ động giới thiệu, thì bạn cũng đừng hỏi khách là ai, cũng không nên bàn luận với với đồng sự về diện mạo, cách ăn mặc,những điều hay dở của khách. + Khi mọi người viết thư riêng ( hoặc đang sọan thảo một văn bản nào khác ), không nên đứng cạnh xem gây rối cho người viết ( trừ trường hợp họ đồng ý ),thậm chí còn dò hỏi xem viết thư cho ai.Đó là những điều cần kiêng kỵ. + Trên đường gặp người quen, nếu họ đang đi dạo hoặc chuyện trò với người yêu, sau khi bạn hỏi thăm người ấy mấy câu, nên chủ động chia tay, không nên nói chuyện dài dòng.Bởi vì, như vậy sẽ gây cho họ lâm vào tình thế khó xử hoặc mất tự nhiên. 9. Để tạo mối quan hệ tốt với thủ trưởng: + Hãy tôn trọng quyền của họ. Đừng tranh cãi với họ về quyền được giao công việc cho bạn hoặc quyền phê phán về những việc bạn đã làm. Vai trò của họ là như vậy. + Hãy tìm hiểu xem họ thích được tiếp cận theo cách nào: có người ưa nghe báo cáo qua điện thọai, có người yêu cầu báo cáo bằng văn bản đàng hòang,có ngưới có thể nghe ý kiến của nhân viên bất cứ lúc nào nhưng có người phải theo những quy tắc nhất định . + Biết giữ khỏang cách trong giao tiếp. + Đừng quá hăng say lấy lòng thủ trưởng. Cách tốt nhất để chinh phục tình cảm của họ là hãy làm tốt công tác của mình. + Bản thân giàu năng lực nghiệp vụ, tinh thông trong công việc của mình nhưng đừng tỏ ra kiêu ngạo. + Giữ đúng thái độ trong công việc. Trong công việc phải chăm chỉ, thực thà; có tinh thần trách nhiệm, biết tổ chức công việc khoa học, hợp lý, + Có năng lực phối hợp công việc tốt, luôn tạo cho thủ trưởng cảm thấy mình là người thiện chí, là người trợ thủ đắc lực. + Đề cao năng lực dự đóan của mình; mạnh dạn, tích cực tham gia đóng góp xây dựng cho cơ quan, xí nghiệp, công ty. + Sẵn sàng gánh vác đảm đương công việc. ---------------------------------- 5 . MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG GIAO TIẾP Phạm Phúc Tuy Khoa Sư phạm - Trường Đại học Thủ Dầu Một ( Sưu tầm và biên tập ) 1. Sự giao tiếp. bằng ngôn ngữ: Trong giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ quan trọng số một. Hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp là một trong yếu tố góp

Ngày đăng: 23/12/2013, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan