Tài liệu Các loại sâu bệnh thường gặp trên mía pdf

4 766 0
Tài liệu Các loại sâu bệnh thường gặp trên mía pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các loại sâu bệnh thường gặp trên mía Sâu hại Có hai loại sâu thường gặp: Sâu mình hồng: Sâu non có màu hồng, bướm trưởng thành trên đầu có hai sừng (còn gọi là sâu cú mèo), tấn công mía ở giai đoạn cây con, đục từ ngọn mía xuống và ở trong thân cây nằm sâu dưới mặt đất làm đọt mía héo, chết khô có màu trắng. Sâu bốn vạch: Trên thân có những vạch kéo dài, bướm có 2 cánh trước to có màu vàng, gây hại lúc mía trưởng thành bằng cách chui vào bẹ lá, đục vào thân cây làm cho mía dễ đổ ngã, tạo điều kiện cho các bệnh tấn công, nhất là bệnh thối đỏ. Bệnh hại Bệnh than (hay còn gọi là bệnh roi ngựa): Từ ngọn cây mía đâm ra một roi cong xuống và được phủ ngoài bằng một lớp bào tử màu đen. Bệnh dễ phát tán rộng do bào tử dễ lây lan qua nhiều hình thức như theo gió, theo nước, ở trong đất, . khi bị tấn công làm cho cây mía không có khả năng tạo lóng. Nếu mía tơ bị bệnh sẽ cho năng suất không cao và nếu liên tục lưu gốc chúng sẽ phát triển thành bụi mía cây nhỏ, um tùm hay còn gọi là mía ma, mía đực. Bệnh này thường gặp ở giống mía VĐ 86-368. Bệnh thối đỏ (bệnh rượu): Do nấm gây ra thông qua vết xây xát và lỗ nhỏ trên thân cây mía của sâu đục thân. Mía bị bệnh khi chẻ ra có màu đỏ, mùi hôi giống như rượu và mía bị chết dần sẽ làm giảm năng suất và chữ đường đáng kể. Bệnh phổ biến ở giống mía QĐ11. Cách phòng trừ Chọn các giống mía kháng sâu bệnh. Vệ sinh đồng ruộng để cắt đường lây lan.Rải Basudin hoặc Bam trước khi đặt hom.Bón ít phân đạm, tăng cường kali. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để xử lý kịp thời khi phát hiện sâu, bệnh.Cắt và tiêu hủy các cây bị bệnh. Đối với sâu mình hồng cần phải cắt sâu tận gốc mía để tránh trường hợp chúng phát tán nhanh hơn. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học trừ trường hợp khi sâu bệnh phát triển nhiều trên diện tích rộng mà không thể tiêu diệt bằng thủ công. Mô hình liên kết nhân giống ngô nếp đạt hiệu quả kinh tế cao Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị hàng hóa nông sản chất lượng cao trên đất 3 vụ/năm giúp cho nông dân tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến và tăng thu nhập, vụ đông năm 2008 HTXNN Thượng Nông (Tam Nông) đã phối hợp với tổ khuyến nông liên kết với công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương I trồng và nhân giống ngô nếp LVN2 với diện tích 26ha sau khi thu hoạch lúa mùa sớm. Nội dung liên kết: Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương I cung ứng giống ngô nếp LVN2 đầu dòng và cử cán bộ kỹ thuật chuyên môn sản xuất giống ngô cùng HTXNN và tổ khuyến nông tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn hộ nông dân sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhân giống ngô. HTXNN Thượng Nông bố trí đất trồng ngô thích hợp với sản xuất, nhân giống ngô, cung ứng phan bón đủ theo quy trình sản xuất, hộ nông dân trực tiếp trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Công ty thu mua ngô bắp tươi với giá dưới 4.700 đồng/kg. Quy trình kỹ thuật nhân giống ngô nếp đòi hỏi cao hơn sản xuất ngô thịt, đó là phải có khoảng cách cách ly hợp lý với các giống ngô khác, đất phải chủ động tưới và tiêu nước (đặc biệt là tiêu nước) mật độ ngô trồng dầy thích hợp (2.200 cây/sào) vì cây ngô nếp thấp lá nhỏ, góc lá đứng, lượng phân bón cho ngô phải cân đối đặc biệt là tăng lượng phân kali. Cụ thể: Phân chuồng 300kg+ NPK: (5.10.3): 15kg + Urê: 5kg + kaly: 7kg/sào. Ngô được trồng theo phương pháp làm ngô bầu và làm đất tối thiểu. Nhờ được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật với sự có mặt thường xuyên của kỹ thuật viên của Công ty và BQL HTX, đặc biệt là biện pháp tiêu úng thoát nước nên đợt mưa úng lịch sử đầu tháng 11-2008 cánh đồng ngô vẫn không bị ảnh hưởng úng ngập. Kết quả thu hoạch thực tế đạt 300kg ngô bắp tươi/sào với giá thu mua 4.700 đồng/kg bắp tươi. 1 sào thu được 1.410.000 đồng, so với trồng ngô thịt người nông dân thu cao hơn 700.000 đồng. Ngoài ra nông dân không mất công vận chuyển, ra hạt, phơi và bảo quản, giảm 1 sào từ 4-5 công lao động. Đây là một mô hình liên kết giữa HTX phối hợp với tổ khuyến nông và Công ty giống cây trồng Trung ương I đạt kết quả cao có lợi cho cả nông dân và doanh nghiệp. . Các loại sâu bệnh thường gặp trên mía Sâu hại Có hai loại sâu thường gặp: Sâu mình hồng: Sâu non có màu hồng, bướm trưởng thành trên đầu có. này thường gặp ở giống mía VĐ 86-368. Bệnh thối đỏ (bệnh rượu): Do nấm gây ra thông qua vết xây xát và lỗ nhỏ trên thân cây mía của sâu đục thân. Mía bị bệnh

Ngày đăng: 22/12/2013, 21:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan