Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 13 pdf

13 507 0
Tài liệu Kinh tế học vi mô bài giảng 13 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KINH TẾ HOC VI BÀI GIẢNG 13 CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀNVÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM Cạnh tranh độc quyền Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program Độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo rất ít có trong thế giới thực. Hầu hết các ngành và thị trường trong thế giới thực đều nằm trong phạm trù “cạnh tranh không hoàn hảo”. Tuy nhiên, độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo là những mốc so sánh hữu ích. Không có sự phân biệt rõ rệt giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm, nhưng ta sẽ xét những ngành phù hợp với đặc điểm của nhà cạnh tranh độc quyền và những ngành phù hợp với đặc điểm của nhà độc quyền nhóm. Cả hai cấu trúc thị trường đều có đặc điểm là các công ty có một mức độ quyền lực thị trường nào đó. Cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là sự phân biệt sản phẩm. Các sản phẩm về mặt nào đó là độc nhất nhưng chúng lại là những hàng thay thế gần gũi cho nhau. Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãn hiệu do nhà sản xuất sở hữu. Điều này giải thích tên “cạnh tranh độc quyền” bởi các công ty là những nhà độc quyền về chính sản phẩm cụ thể của mình, do đó có đường cầu dốc xuống. Tuy nhiên, sự tồn tại của những mặt hàng thay thế gần gũi tác động đến quyền lực thị trường của các công ty: đường cầu của họ thường là rất co giãn. Câu hỏi mà ta muốn trả lời là: Nhà cạnh tranh độc quyền sẽ chọn mức xuất lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn? Một lần nữa, câu trả lời là: họ sẽ chọn mức xuất lượng tại đó MC = MR. Xem Slides Để đơn giản, ta giả sử các quyết định về giá là độc lập. Nhà cạnh tranh độc quyền có thể duy trì lợi nhuận kinh tế trong dài hạn hay không là phụ thuộc vào sự dễ dàng gia nhập ngành. Nếu có những rào cản gia nhập ngành hiệu quả, nhà cạnh tranh độc quyền có thể kiếm lợi nhuận kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, nhiều ngành cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là rào cản gia nhập ngành tương đối thấp, và cân bằng dài hạn sẽ xảy ra tại MC = MR và tại P = AC = LRAC, và lợi nhuận kinh tế sẽ bị đẩy xuống bằng không. Việc gia nhập ngành làm giảm bớt thị phần của công ty, đẩy đường cầu của nó sang trái. Ngay cả với lợi nhuận kinh tế bị đẩy xuống bằng không thì trong dài hạn, cạnh tranh độc quyền vẫn không đạt được hiệu quả P MC (không sản xuất ở mức xuất lượng tối ưu của xã hội) và không sử dụng hết công suất nên họ không sản xuất tại LRAC cực tiểu. Vai trò của quảng cáo: cạnh tranh không thông qua giá (sản phẩm khác biệt) là rất quan trọng trong loại thị trường này, ta thấy rằng quảng cáo đóng một vai trò quan trọng. Mục đích của quảng cáo là dịch chuyển đường cầu sang phải (tăng thị phần) và làm cho chúng bớt co giãn (thiết lập sự trung thành với nhãn hiệu). Tuy nhiên quảng cáo thường rất đắt và làm tăng chi phí trung bình (AC) cuả công ty. Độc quyền nhóm Độc quyền nhóm – Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường. Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô) hoặc đồng nhất (ví dụ: xăng dầu). Rào cản gia nhập ngành khiến cho có thể có lợi nhuận trong dài hạn. Điều này là do: • Lợi thế kinh tế theo quy • Bằng sáng chế • Danh tiếng • Rào cản chiến lược Việc tìm cân bằng trong một thị trường độc quyền nhóm phức tạp hơn trong hình thị trường khác, bởi ta cần xét hành vi của đối thủ cạnh tranh. Ta giả sử rằng từng công ty muốn làm điều tốt nhất mà nó có thể làm, trong điều kiện đã biết trước hành động của đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, ta giả sử rằng, đối thủ cạnh tranh cũng sẽ làm điều tốt nhất trong điều kiện đã biết hành động của ta. vậy, ta có cân bằng Nash. Cân bằng Nash -- Từng công tylàm điều tốt nhất trong điều kiện đã biết hành động của các đối thủ cạnh tranh. Không có một hình nào về độc quyền nhóm là tốt nhất, và ta sẽ xem xét một số hình. Để đơn giản, hãy xét một ngành với hai công ty (Độc quyền song phương). hình Độc quyền song phương Cournot Các hình độc quyền song phương (trong ngành chỉ có hai công ty) được xem xét trong kinh tế học vi đều thường bao gồm hình độc quyền song phương Cournot. Cách tiếp cận đơn giản nhất của hình độc quyền song phương Cournot có những giả định sau: (1) đường cầu là đường thẳng, (2) hàng hóa đồng nhất, (3) chi phí biên bằng không, và (4) mỗi công ty quyết định xuất lượng của mình trên cơ sở giả sử rằng xuất lượng của công ty kia là cố định ở mức hiện tại của nó. Đặc trưng của hình Cournot là bắt đầu với một công ty hoạt động như một nhà độc quyền và sau đó tính đến công ty “kia” gia nhập thị trường. Giả sử ta có đuờng cầu thị trường tuyến tính: P = 120 – Q trong đó P là giá nước khoáng và tổng sản lượng (Q) là tổng xuất lượng của hai công ty trên thị trường. Cho q 1 và q 2 lần lượt là xuất lượng của công ty một và hai. Do đó hàm cầu có thể viết là: P = 120 – (q 1 + q 2 ) Đường doanh thu biên (MR) có cùng tung độ gốc với đường cầu và có độ dốc gấp đôi hay MR = 120 – 2*(q 1 + q 2 ) Hàm phản ứng Do không có chi phí nên hàm lợi nhuận của Công ty 1 cũng giống như hàm tổng doanh thu (P x q 1 ) của Công ty 1: π 1 = 120q 1 – q 2 1 − q 1 q 2 Để tìm lợi nhuận tối đa của Công ty 1, ta lấy đạo hàm phương trình lợi nhuận theo q 1 và đặt kết quả có được bằng không: d π 1 /dq 1 = 120 − 2q 1 − q 2 = 0 Giải tìm q 1 : Phương trình này được gọi là hàm phản ứng của Công ty 1, nó xác định số xuất lượng mà Công ty 1 sẽ sản xuất (q 1 ) như là một hàm số theo xuất lượng của Công ty 2 (q 2 ). Tương tự, hàm lợi nhuận của Công ty 2 là: π 2 = 120q 2 – q 2 2 − q 1 q 2 và điều kiện bậc nhất là: dπ 2 /dq 2 = 120 − 2q 2 − q 1 = 0 Giải tìm q 2 : Hàm phản ứng của công ty này được dựa trên xuất lượng của công ty kia. Do đó ta có thể thay phương trình của q 1 vào phương trình của q 2 : Giải tìm q 2 ta có: hay q 2 = 40 Thay kết quả của q 2 vào hàm phản ứng của công ty 1, ta tìm được q 1 q 1 = 60 – 0,5(40) = 40 Thế q 1 và q 2 vào hàm cầu, ta có giá cân bằng P = $40. Ta đã có: Hình trên cho thấy hai hàm phản ứng, trong đó trục tung là xuất lượng của Công ty 2, q 2 , và trục hoành là xuất lượng của Công ty 1, q 1 . R1 là hàm phản ứng của Công ty 1 và R2 là hàm phản ứng của Công ty 2. Mức cân bằng là giao điểm của hai hàm phản ứng, ở đó q 1 = 40 theo trục hoành và q 2 = 40 theo trục tung. Ta có thể thấy P = 40 π1 * = π2 * = 40(40) = 1600 Cournot, Độc quyền bán, và Cạnh tranh Mặc dù hình Cournot thường bị phê bình là ngây thơ, nhất là về những giả định của nó, song về mặt trực giác nó lại hấp dẫn khi so với các hình độc quyền bán và cạnh tranh hoàn hảo. Có thể tìm xuất lượng của độc quyền bằng cách đặt chi phí biên (bằng không) bằng với doanh thu biên (có được nhờ hàm tổng doanh thu P x Q, trong đó P là hàm cầu). Ta xét nhà độc quyền bán với đường cầu: P = 120 – Q và MC = 0. TR = 120Q – Q 2 Anh chị có thể cho thấy rằng điều kiện tối-đa-hóa-lợi-nhuận được thỏa khi công ty sản xuất tại MR = 120 – 2Q = 0 Q = 60, P = 60 Nhà độc quyền sản xuất 60 đơn vị xuất lượng và mức giá tương ứng là 60. Ta hãy nhận biết từ một trong hai hàm phản ứng rằng nếu xuất lượng của công ty “kia” bằng không thì xuất lượng cân bằng sẽ thật sự bằng xuất lượng độc quyền, tức xuất lượng được kỳ vọng khi chỉ có một công ty trong ngành. Xuất lượng của cân bằng độc quyền song phương là 80, cao hơn xuất lượng độc quyền, và giá $40 cũng thấp hơn giá độc quyền. Xuất lượng cạnh tranh xảy ra khi chi phí biên bằng giá (MC =P) hay xuất lượng là 120, tại đó P = 0. Xuất lượng và giá cân bằng của độc quyền song phương Cournot có giá trị nằm trong khoảng giữa thái cực cạnh tranh và thái cực độc quyền. Bây giờ, hãy xét một công ty trước tình huống sản xuất tối ưu của nó phụ thuộc vào hành động của công ty khác. hình dẫn đạo Stackelberg Giả định: có hai công ty (dẫn đạo và phụ thuộc) sản phẩm đồng nhất sản lượng là biến số chiến lược. công ty dẫn đạo chọn một xuất lượng, công ty phụ thuộc quan sát điều đó và chọn xuất lượng của mình. Hành vi: 1) Công ty phụ thuộc coi xuất lượng của công ty dẫn đạo là cho trước và tối đa hóa lợi nhuận. 2) Công ty dẫn đạo coi hàm đáp ứng tốt nhất của công ty phụ thuộc là cho trước và tối đa hóa lợi nhuận. Cầu còn lại cho công ty phụ thuộc: q 2 = Q – q 1 Cầu còn lại cho công ty dẫn đạo: q 1 = Q – R(q 2 ) Trong đó: công ty 2 quan sát q 1 , nhưng công ty 1 chỉ tiên đoán sự đáp ứng tốt nhất của công ty 2 dụ: Trở lại hình Cournot trong đó ta có hàm cầu sau P = 120 – Q Nhưng giờ đây Q không chỉ là cái anh (chị) sản xuất mà là cái cả hai anh (chị) sản xuất, cho nên Q = q 1 + q 2 . Và, giả sử anh (chị) là công ty 1, anh (chị) không kiểm soát được công ty kia sản xuất bao nhiêu. Do đó, P = 120 – q 1 - q 2 Ta giả sử rằng MC = 0, nhưng ta (Công ty 1) phải tính đến hành động của công ty kia. Việc này ảnh hưởng đến quyết định của ta như thế nào? Việc tối đa hóa lợi nhuận vẫn đòi hỏi ta phải sản xuất cho đến khi MR = MC. Để có MR, đầu tiên ta phải biết tổng doanh thu (TR). Dưới đây là tổng doanh thu: TR = 120q 1 – q 1 2 – q 2 q 1 Ta có thể giải MR = MC để có MR = 120 – 2 q 1 – q 2 = 0 Vấn đề giờ đây là ta không có câu trả lời rõ ràng cho quyết định sản xuất của mình nếu không biết công ty kia đang sản xuất bao nhiêu. (Và, ta có thể hình dung, công ty kia cũng đang gặp phải vấn đề như vậy). Quyết định tối đa hóa lợi nhuận của Công ty 1 là hàm số theo xuất lượng của Công ty 2. Nhớ rằng ta đã có hàm phản ứng của Công ty 2 : q 2 = 60 – 0,5q 1 Bây giờ lại xét hàm TR: TR = 120q 1 – q 1 2 – (60 – 0,5q 1 )q 1 = 60q 1 – 0,5q 1 2 Từ đó ta tìm được MR: MR = 60 – q 1 Bây giờ ta đặt MR = MC và giải tìm q 1 như sau: MR = 60 – q 1 = 0 nên q 1 = 60 Nếu q 1 = 60 thì q 2 = 60 – 0,5(60) = 30 Kết quả về giá và lợi nhuận là: P * = 120 – Q = 120 – 60 –30 = 30 π 1 * = 30(60) - 0 = 1800 π 2 * = 30(30) = 900 Từ kết quả trên ta thấy rằng 1) Lợi nhuận của công ty dẫn đạo cao hơn so với hình Cournot. 2) Lợi nhuận của công ty phụ thuộc thấp hơn so với hình Cournot, nhưng cao hơn cạnh tranh hoàn hảo. Tại sao? công ty dẫn đạo có thể đề ra một mức xuất lượng trước công ty kia và sử dụng mục tiêu này để chiếm lấy phần lớn thị trường. Công ty phụ thuộc không xông xáo phản ứng lại điều này bởi không có tác động ăn cắp-thương mại trong hình này. 3) Giá cao hơn chi phí biên Tại sao? cả hai công ty hoạt động như những nhà độc quyền dựa trên đường cầu còn lại của mình (như trong hình Cournot) 4) Lợi nhuận của công ty dẫn đạo (và ngành) thấp hơn lợi nhuận độc quyền. Đ ộ c q u y ề n n h ó m B e r t r a n d Sản phẩm đồng nhất Giả định: - các công ty định giá cùng lúc - s ả n p h ẩ m đ ồ n g n h ấ t - không hợp tác Trong trò chơi Bertrand, mỗi công ty ấn định giá của mình, coi (các) giá do (các) công ty khác ấn định là cho trước, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Các công ty hành động đồng thời nếu mỗi công ty cùng lúc ra quyết định chiến lược của mình mà không quan sát trước quyết định của công ty kia. Các công ty hành động phi hợp tác nếu họ đề ra chiến lược một cách độc lập, không hề có thông đồng với công ty kia. Câu hỏi: Mỗi công ty sẽ định giá như thế nào? Nói cách khác, cân bằng Nash của trò chơi này là gì? Lưu ý: biến lựa chọn chiến lược (giá) là liên tục, cân bằng Nash sẽ tìm được bằng cách xét các hàm phản ứng của người chơi. Các hàm này cho ta sự đáp ứng tốt nhất của mỗi người chơi trước sự lựa chọn của người chơi kia. [...]... tranh hoàn hảo! Đây là Nghịch lý Bertrand nổi tiếng Bây giờ nếu suy nghĩ về vi c các công ty nên làm, ta có thể nhận thấy rằng có động cơ để họ thông đồng với nhau Chỉ có hai công ty mà thôi, vậy tại sao lại cạnh tranh và đẩy lợi nhuận của ta xuống bằng không, trong khi ta có thể hợp tác với nhau và kiếm được lợi nhuận kinh tế? Vi c này sẽ đưa phân tích ngành của chúng ta trở lại tình trạng độc quyền... khi cạnh tranh (cùng nhau sản xuất 80) Thông đồng (hay các-ten) có vấn đề gì? Thứ nhất, ta cho là họ có thể ngăn cản vi c gia nhập ngành Mọi lợi ích của tình trạng độc quyền có được là do không ai khác có thể gia nhập ngành và thu những lợi nhuận kinh tế đó Trong cạnh tranh hoàn hảo, vi c gia nhập ngành khiến lợi nhuận bằng không thế, giờ đây để thông đồng và thu lợi nhuận họ phải có cách ngăn chặn... nhuận sẽ bị tiêu tan và ta trở lại với kết quả cạnh tranh thế điều ta thật sự muốn là mọi người khác giữ lời còn ta thì lừa gạt Cũng còn những vấn đề khác như phân chia lợi nhuận ra sao trên thực tế, nhưng ta sẽ trở lại những vấn đề này sau Tuy nhiên, những cac-ten vốn đã không ổn định Tình trạng tiến dụ: Ông B Cân bằng Nash: cả hai đều thú nhận Kết cục hiệu quả Pareto: không ai thú nhận . KINH TẾ HOC VI MÔ BÀI GIẢNG 13 CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀNVÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM Cạnh tranh độc quyền. phương Cournot Các mô hình độc quyền song phương (trong ngành chỉ có hai công ty) được xem xét trong kinh tế học vi mô đều thường bao gồm mô hình độc quyền

Ngày đăng: 22/12/2013, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan