Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá)

93 1K 4
Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỊNH NGUYỄN THỊ LUÂN TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG CỦA LÀNG CỔ BÔN (XÃ ĐÔNG THANH, HUYỆN ĐÔNG SƠN, THANH HÓA) CHUYÊN NGHÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 602254 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : TS. VŨ QUÝ THU VINH -2010 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Làng xã Việt Nam là một cấu vững bền trải qua những cuộc biến thiên của lịch sử nước nhà. Việt Nam cũng như bất kì dân tộc nào khác trên thế giới, buổi đầu tiên đã cùng tự họp thành làng. người là làng làng sinh hoạt cá nhân cũng như tập thể. Các làng Việt dần dần được hình thành trong quá trình lịch sử với sự hiện diện của bộ máy chức dịch và hồn cốt là các tổ chức xã hội mang tính huyết thống tự nguyện tạo nên cuộc sống sôi động sau lũy tre làng. Làng xã là một cộng đồng cư trú bản của người Việt nguồn gốc từ xa xưa, làng Việt vừa là cộng đồng kinh tế vừa là cộng đồng văn hóa, ở đó chứa đựng nhiều giá trị xã hội và văn hóa Việt Nam. Đối với người Việt, làng còn một ý niệm sâu sắc và thiêng liêng là tượng trưng cho quê cha đất tổ, là nơi thừa nhận đơn vị thành công và danh vọng của mỗi người. Vì vậy vai trò của làng Việt ngày càng trở nên quan trọng không chỉ nổi lên như một vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển chung của đất nước trong hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định tới tương lai. Đông Sơn là một vùng văn vật, giàu của xứ Thanh, vùng đất này được kiến tạo từ rất sớm và ít những biến động lớn về mặt địa chất. Địa hình Đông Sơn nhìn chung là phức tạp nhưng thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống. Những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của vùng đất này không chỉ được thể hiện các thành tựu về sản xuất, chiến đấu qua sản phẩm tiêu biểu của các nghề truyền thống mà còn được khẳng định qua những văn vật, những giá trị trường tồn cùng thời gian. Đông Sơn là nơi lịch sử phát triển lâu đời với những mốc lớn về mặt lịch sử được nhiều nơi biết đến. Di tích khảo cổ học Đông Sơn đã trở thành tên gọi của một nền văn hóa tiêu biểu của người Việt cổ thời kì dựng nước và 2 giữ nước đầu tiên: Văn hóa Đông Sơn. Các di tích Đông Sơn ở Thanh Hóa chính là những làng nông nghiệp cổ được hình thành hàng trăm năm cùng với sự hình thành và phát triển của văn hóa Đông Sơn. Quá trình hình thành, phát triển các di tích văn hóa Đông Sơn trên đôi bờ hạ lưu sông Mã là quá trình người Đông Sơn khai thác và làm chủ vùng đồng bằng hạ lưu sông Mã biến thành một vùng phát triển tính chất trung tâm để bước vào ngưỡng của văn minh. Làng Cổ Bôn là một trong những làng cổ văn hóa truyền thống đặc sắc ở châu thổ sông Mã thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn nằm ở trung tâm huyện Đông Sơn và cũng gần như trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Mã. Đây là làng quê văn vật nằm trong vùng được gọi là địa linh nhân kiệt của xứ Thanh. Làng Cổ Bôn trong lịch sử đã để lại cho nhiều giá trị trường tồn về vật chất và tinh thần. Đó là những dòng họ gắn liền với quá trình lập làng truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt cao, nhiều nhà nho nổi tiếng lưu danh cùng sử sách. Nối tiếp dân ta, người dân Cổ Bôn với “Cương thường, trung hiếu, tu tề trị bình” đã không ngừng “Nấu sử sôi kinh” “Đêm ngày đèn sách” để “Chiếm bảng đề danh” đem tài đức, học vấn phò vua giúp nước. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm độc lập đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là phần lớn nhờ công học tập của các cháu ”. Người dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải con người xã hội chủ nghĩa” Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Ngày hôm nay chúng ta đã làm việc như thế nào, thì ngày mai chúng ta sẽ hưởng kết quả tương ứng với mức làm việc ấy… Ngày hôm nay chúng ta gieo hạt giống gì ngày mai chúng ta sẽ thu hoạch tương ứng với hạt giống đó’’[43; 10]. 3 Thấm nhuần quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vai trò của giáo dục đào tạo: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải là quốc sách hàng đầu để hưng thịnh quốc gia. Phải phát huy sức mạnh của làng bề dầy về truyền thống lịch sử và văn hóa. Làng Cổ Bôn hôm nay đang tiếp nối những giá trị truyền thống của cha ông, tiếp tục ghi danh những tên tuổi mới làm rạng danh làng khoa bảng nhất nhì xứ Thanh để Cổ Bôn không chỉ là “Đệ nhất xứ Thanh” trong quá khứ mà trong cả hôm nay và ngày mai. Vì vậy, nghiên cứu về làng khoa bảng Cổ Bôn vừa ý nghĩa khoa học vừa ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lí do trên đây, bản thân tôi đã chọn đề tài: “Truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn (xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa)” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử của mình. 2. Lịch sử vấn đề. Cổ Bôn là một trong những làng cổ truyền thống đặc sắc ở lưu vực sông Mã nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian gần đây việc nghiên cứu về làng xã nói chung và làng Cổ Bôn nói riêng đã được nhiều tạp chí, sách báo và các nhà nghiên cứu đề cập ở những góc độ khác nhau. “Lịch triều hiến chương loại chí’’ của Phan Huy Chú (thế kỉ XIX), Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí đã đề cập một cách khái quát về vùng đất cổ Đông Sơn. Ngoài ra còn các tác phẩm nghiên cứu về vùng đất Đông Sơn và làng Cổ Bôn được đề cập đến ở những khía cạnh nhất định: Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn, Trò diễn dân gian vùng Đông Sơn của tác giả Trần Thị Liên, hay cuốn Khảo sát vùng văn hóa truyền thống Đông Sơn. Làng Cổ Bôn còn được các học giả nghiên cứu đặc biệt quan tâm với sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản: Khảo sát văn hóa truyền thống văn hóa làng Cổ Bôn của Trần Thị Liên, Phạm Minh Trị; Làng 4 Cổ Bôn của tác giả Lương Đặng Dũng, Làng cổ truyền Việt Nam của GS.Vũ Ngọc Khánh các công trình trên đã nghiên cứu và đề cập đến truyền thống khoa bảng như là đặc trưng, khía cạnh về truyền thống văn hóa ở làng Cổ Bôn Ngoài ra, còn nhiều lý lịch Di tích, gia phả dòng họ Lê, La, Nguyễn, Thiều…và các bài viết trên các báo, tạp chí chuyên nghành đã đề cập đến những nhân vật khoa bảngđóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đề cập một cách cụ thể về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn, chủ yếu đi vào nghiên cứu lĩnh vực văn hóa và lễ hội…Trên sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước tác giả mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống, tương đối toàn diện về thành tựu khoa cử của làng Cổ Bôn. Đồng thời, góp phần phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân làng Cổ Bôn nói riêng và nhân dân Đông Sơn nói chung. 3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu một cách hệ thống về thành tựu khoa cử của làng Cổ Bôn trên sở tư liệu. - Chỉ ra được những truyền thốngđóng góp về khoa cử của làng Cổ Bôn. - Cung cấp tư liệu Lịch sử địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương Thanh Hóa. - Đưa ra được những đề xuất kiến nghị… 3.2. Đối tượng nghiên cứu. 5 Luận văn tìm hiểu về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn, bởi vậy đối tượng nghiên cứu trọng tâm là truyền thống khoa bảng của làng Cổ BônĐông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. 3.3. Nhiệm vụ của nghiên cứu - Luận văn góp phần vào việc nhận thức một cách đầy đủ về truyền thống khoa cử ở làng Cổ Bôn. - Bước đầu góp phần khẳng định giá trị của làng Cổ Bôn trong dòng chảy của lịch sử dân tộc và lịch sử Thanh Hóa. - Những đóng góp của làng Cổ Bôn đối với sự phát triển của làng xã trong lịch sử chống ngoại xâm và bảo tồn những giá trị văn hóa làng Việt Nam. - Mối liên hệ truyền thống hiện đại, sức mạnh phát triển của tương lai. 3.4. Phạm vi nghiên cứu. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn từ khi người đỗ đại khoa năm 1481 đến năm 1919. - Về không gian: phạm vi xã Đông Thanh gồm 4 làng : Phúc Triền, Ngọc Tích, Quỳnh Bôi, Kim Bôi. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tài liệu. 4.1.1. Nguồn tài liệu thành văn. Tài liệu thành văn là các công trình đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu như: Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên, bộ Lịch Triều Hiến Chương loại chí của Phan Huy Chú. Ngoài các bộ sử biên niên, một nguồn tài liệu khác cũng được quan tâm khai thác đó là gia phả của các dòng họ lớn, quan trọng như họ Nguyễn, họ Lê Khả, họ Cao, họ Lưu… quan hệ chặt chẽ với các sự kiện lịch sử, các gia phả dòng họ này đều được khai thác triệt để trong luận văn. 4.1.2. Nguồn tư liệu vật chất (di tích, di vật lịch sử). 6 Luận văn không phải là một công trình chuyên sâu về các hiện vật khảo cổ của làng Cổ Bôn mà sử dụng di tích, di vật như một nguồn tư liệu 4.1.3. Nguồn tài liệu dân gian. Để nghiên cứu tác giả còn sử dụng nguồn tư liệu dân gian, nguồn tư liệu này một hạn chế lớn là tính thiếu chính xác. Tuy nhiên, tư liệu dân gian lại giá trị phản ánh chân thật cuộc sống và cách nghĩ của nhân dân nên thể là nguồn tư liệu bổ sung hiệu quả cho những thiếu hụt của chính sử 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Trên sở nguồn tư liệu sưu tầm được, tác giả đã sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic nhằm phác họa lại một cách chân thực, khách quan bức tranh tổng thể về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích… Đặc biệt, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học trong quá trình nghiên cứu. Tác giả đã trực tiếp khảo sát thực địa tại các di tích, di vật lịch sử, tham gia các sịnh hoạt văn hóa, quan sát thực tiễn, tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng. 5. Đóng góp của luận văn. - Luận văn đưa ra một cách hệ thống về thành tựu khoa cử và những nhân vật khoa bảng của làng Cổ Bôn . - Góp phần cung cấp tư liệu Lịch sử địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương. - Giáo dục và khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của thế hệ người dân làng Cổ Bôn để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện góp phần xây dựng quê hương đất nước. 7 - Đề xuất kiến nghị nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy truyền thống khoa cử của làng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn ngày nay. 8 6. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Luận văn gồm ba chương: Chương 1. Khái quát về lịch sử, văn hóa của làng Cổ Bôn (xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Chương 2. Những thành tựu về khoa cử của làng Cổ Bôn. Chương 3. Đóng góp của các nhà khoa bảnglàng Cổ Bôn đối với quê hương và dân tộc. 9 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA LÀNG CỔ BÔN (XÃ ĐÔNG THANH, HUYỆN ĐÔNG SƠN, THANH HÓA) 1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của làng Cổ Bôn 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đông Thanh là một trong 19 xã của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng đất của những làng quê trù phú hình thành từ lâu đời với những truyền thống văn hóa độc đáo. Làng Cổ Bôn cách thành phố Thanh Hóa 11 km và cách huyện lỵ Đông Sơn 5 km về phía Đông dọc theo Quốc lộ 45. Xã Đông Thanh xưa gọi là làng Cổ Bôn được ví như bộ trà quý gồm 4 thôn : Ngọc Tích, Phúc Triền, Kim Bôi và Quỳnh Bôi. Làng Cổ Bôn là một trong những làng cổ, văn hóa truyền thống độc đáo ở châu thổ sông Mã. Làng Cổ Bôn nằm ở trung tâm huyện Đông Sơn và cùng gần như là trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Mã, trong vùng địa linh nhân kiệt của xứ Thanh, xung quanh làng là những vùng đất với những làng văn hóa làng võ, làng nghề, những trung tâm sinh hoạt văn hóa Phật giáo nổi tiếng. Phía Đông, là quê hương của Thiều Thốn (nay là xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn) vị dũng tướng dưới thời Trần. Ông cũng là ông tổ của dòng họ Thiều ở Cổ Bôn. Trong “Đại Việt sử kí toàn thư” đã ghi nhận ông là người công giữ yên vùng biên giới phía Bắc và vỗ về binh lính ở biên ải. Xã Đông Tiến là một trong những cái nôi đầu tiên của phong trào cách mạng Thanh Hóa, “Làng đỏ” Hàm Hạ là nơi Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa ra đời. Phía Tây, qua cánh đồnglàng Kẻ Rỵ, Kẻ Chè, nơi nghề thủ công đúc đồng nổi tiếng và cũng là quê hương của nhà sử học đầu tiên của nước Việt Nam: Lê Văn Hưu, nơi ông đã sinh ra và lớn lên và dùi mài kinh sử. Kẻ 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:13

Hình ảnh liên quan

Danh sách các nhà khoa bảng và những người đỗ đạt ở làng Cổ Bôn - Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá)

anh.

sách các nhà khoa bảng và những người đỗ đạt ở làng Cổ Bôn Xem tại trang 81 của tài liệu.
Di tích đền thờ các nhà khoa bảng ở làng Cổ Bôn - Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá)

i.

tích đền thờ các nhà khoa bảng ở làng Cổ Bôn Xem tại trang 83 của tài liệu.
Một số hình ảnh về việc học và thi cử thời xưa. - Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá)

t.

số hình ảnh về việc học và thi cử thời xưa Xem tại trang 90 của tài liệu.
Một vài hình ảnh Ban Giám Khảo cuộc thi Hương - Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá)

t.

vài hình ảnh Ban Giám Khảo cuộc thi Hương Xem tại trang 92 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan