Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao người việt

98 2.4K 29
Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao người việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ---------&---------- phan Thị Thuý Hằng trờng Từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao ngời Việt Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ Mã ngành: 60 22 01 Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Nhã Bản Vinh, 2007 Lời cảm ơn Luận văn này đợc thực hiện và hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân, phải kể đến sự hớng dẫn nhiệt tình chú đáo của các thầy cô giáo trong bộ môn lý luận ngôn ngữ và sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều ngờ thân, đồng nghiệp. Nhân dịp này chúng tôi xin đơc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô, gia đình bè bạn. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn GS-TS Nguyễn Nhã Bản ngời trực tiếp hớng dẫn, giúp đỡ, động viên em hoàn thành luận văn. Vinh, ngày 10 tháng 12 năm 2007 Tác giả luận văn Phan Thị Thuý Hằng 2 Mục lục Trang Mở đầu. Chơng 1: Những vấn đề lý thuyết chung. 1.1. Khái niệm trờng từ vựng . 1.2. Ca dao Việt Nam và thế giới thực vật trong ca dao. 1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá Chơng 2: Đặc điểm cấu tạo của trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao 2.1. Khái quát về đặc điểm của định danh thực vật trong tiếng Việt 2.2. Đặc điểm cấu tạo của trờng từ vựng thực vật trong ca dao 2.3. Nguồn gốc và kiểu cấu tạo của các đơn vị từ vựng thuộc trờng tên gọi các loài cây trong ca dao 2.4. Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp ở lời ca dao của trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao Chơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao 3.1. ý nghĩa cụ thể 3.2. ý nghĩa biểu tợng . Kết luận 1 9 9 13 20 30 30 33 41 45 55 56 58 90 3 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian ngời Việt, ca dao, dân ca là những sáng tác đợc phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền, sức tác động mạnh mẽ vào bậc nhất. Chính những giá trị về nhiều mặt đã làm cho ca dao Việt Nam vợt qua thử thách thời gian hàng ngàn năm, tồn tại và có ý nghĩa cho đến tận bây giờ. Bởi thế, Kho tàng ca dao ngời Việt đã trở thành nguồn t liệu vô cùng quý báu và phong phú của nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hoá, ngôn ngữ học Từ đó, ngời ta đã phát hiện ra những cái hay cái đẹp, nhiều giá trị thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích của ca dao. Đến với Kho tàng ca dao ngời Việt, chúng ta có thể khai thác, tìm hiểu từ nhiều góc độ, trong đó có việc tìm hiểu từ góc độ ngôn ngữ học. Đề tài của chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ca dao từ phơng diện ngôn ngữ - văn hoá. Tìm hiểu Trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao Việt Nam, chúng tôi xuất phát từ niềm say mê khám phá những giá trị văn hoá dân tộc ẩn chứa trong những câu hát dân gian. Đặc biệt, chúng tôi mong muốn tìm ra đợc những quy luật lựa chọn và sử dụng các loài cây thế giới thực vật trong ca dao để lý giải một số câu hỏi đợc đặt ra từ lâu: Tại sao chỉ có một số loài cây cỏ, hoa, lá là những biểu tợng thực vật xuất hiện khá phổ biến trong ca dao? Vì sao nhiều loài cây khác cũng tồn tại, gắn bó hữu ích trong cuộc sống con ngời thì lại không đợc ca dao ghi nhận nh những biểu tợng? Từ đó, chúng tôi nhận thấy: thế giới thiên nhiên thực vật, đặc biệt là một số loài cây tiêu biểu nh trầu cau, cây đa, hoa sen có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của ngời dân Việt Nam, một đất nớc có nền văn minh dựa trên thực vật. 4 1.2. Xác lập trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao, chúng tôi còn xuất phát từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của những thành tựu nghiên cứu về trờng từ vựng- ngữ nghĩa đối với việc nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Đã có một số công trình nghiên cứu về các trờng từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể ngời, tên gọi động vật, tên gọi thực vật trong tiếng Việt song cha có công trình nào nghiên cứu về trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong Kho tàng ca dao ngời Việt. Chúng tôi mong muốn qua đề tài này sẽ bổ sung vào việc nghiên cứu trờng từ vựng- ngữ nghĩa một mảng đề tài quan trọng để chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về các trờng từ vựng- ngữ nghĩa tiêu biểu, có giá trị. Trên đây là những lý do cơ bản thôi thúc chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao ngời Việt. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi khảo cứu trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao với những mục đích cơ bản sau đây: 2.1. Về mặt lý luận - Chỉ rõ đặc điểm cấu tạo của trờng và kiểu cấu tạo của các đơn vị từ vựng tiêu biểu trong trờng. - Chỉ rõ những đặc trng đợc chọn để định danh các loài cây trong ca dao. Từ đó, chỉ rõ những quy luật lựa chọn và sử dụng tên gọi các loài cây nói riêng, thế giới thực vật nói chung của ngời dân lao động đợc thể hiện tập trung trong ca dao. - Tìm ra những biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hoá dân tộc trong cách gọi tên, cách sử dụng các hình ảnh cỏ cây, hoa lá trong các lời ca dao. 5 2.2. Về mặt thực tiễn Làm rõ sự hành chức của các đơn vị từ vựng tiêu biểu trong trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao phần định hớng thiết thực cho việc giảng dạy, học tập ca dao trong nhà trờng. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu - Với chức năng làm công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngời, ngôn ngữ có nhiệm vụ định danh (gọi tên) các sự vật, hiện tợng trong thực tế khách quan. Để định danh các sự vật hiện tợng, ngôn ngữ phải dùng đến số lợng lớn những danh từ, danh ngữ. Danh từ có thể là từ đơn, có thể là từ phức. Luận văn của chúng tôi nghiên cứu cả danh từtừ đơn và danh từtừ phức. Các từ không tồn tại độc lập mà thờng thuộc về một trờng từ vựng- ngữ nghĩa nhất định, nh: trờng con ngời, trờng động vật, trờng thực vật Chúng tôi chọn những danh từ gọi tên các loài cây xuất hiện trong ca dao để khảo sát, nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tập trung nghiên cứu toàn bộ các danh từ, danh ngữ gọi tên các loài cây trong ca dao mà chỉ đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các tên gọi cỏ cây hoa lá mang biểu tợng văn hoá (hay có vai trò là biểu tợng). - Việc giới han đối tợng nghiên cứu nh trên đã tạo điều kiện để chúng tôi đi sâu và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của đề tài một cách thuận lợi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích dựa trên nguồn t liệu chính là tổng tập Kho tàng ca dao ngời Việt (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên(2001), NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội. 4. Lịch sử vấn đề 6 4.1. Những công trình nghiên cứu về thiên nhiên, thực vật trong ca dao Lịch sử nghiên cứu về ca daocác cấp độ khác nhau vì đây là thể loại văn học dân gian đợc nhiều ngời quan tâm, chọn làm đối tợng tìm hiểu. Chúng ta có thể kể ra nhiều công trình nghiên cứu về Kho tàng ca dao ngời Việt dới góc độ: văn học dân gian, văn hoá, thi pháp, ngôn ngữ- văn hoá Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm hơn cả đến những đề tài, những công trình nghiên cứu liên quan đến thiên nhiên, thế giới thực vật trong ca dao và có những thống kê sơ lợc nh sau: Năm 1978, Vũ Ngọc Phan nhận xét trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam rằng: nhân dân mợn những vật vô tri để nói lên tâm sự mình, mợn những chim muông, cho nó tính ngời, và mợn cả một số cây để ví với ngời này ngời nọ [41,71] Những cây lan, huệ, trúc, đào, liễu, mận, mai trong văn học dân gian đều là những hình ảnh để ngời phụ nữ trẻ trung gửi gắm tâm sự của mình, liên hệ đến số phận của mình [41,73] Năm 1992, trong Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính phân loại các biểu tợng trong ca dao trên cơ sở sự phong phú đa dạng của hiện thực khách quan. Theo tác giả, bên cạnh các biểu tợng đợc hình thành bởi thế giới các vật thể nhân tạo còn có biểu tợng gắn kết với thế giới các hiện tợng thiên nhiên, tự nhiên, đó là: các hiện tợng tự nhiên (trăng, sao, mây, gió), thế giới thực vật (cỏ, cây, hoa, lá), thế giới động vật (rồng, phợng, chim muông) [32,310]. Tác giả đã phân tích sự so sánh với lối cảm thụ của văn chơng bác học để lý giải tầng ngữ nghĩa đa dạng của biểu tợng thơ ca dân gian. Năm 1998, trong Những thế giới nghệ thuật ca dao của Phạm Thu Yến, thiên nhiên đợc miêu tả mang chức năng nghệ thuật rõ nét: khi là một không gian nghệ thuật đầy gợi cảm: một đêm trăng sáng, cánh đồng lúa chín, rặng tre, con đò, bến sông, cầu ao, và có lúc là đối tợng rất cần thiết giúp con ngời biểu thị tình cảm [53,121] 7 Năm 2000, Nguyễn Phơng Châm có bài viết về Biểu tợng hoa sen trong văn hoá Việt Nam, trong đó đã dẫn ra nhiều ví dụ là các bài ca dao tiêu biểu về hoa sen để phân tích. Tác giả chỉ ra nghĩa biểu tợng gần gũi nhất của sen trong ca dao là biểu tợng cho sự trong sạch, thanh cao, cho sự thẳng thắn vơn lên. Năm 2001, Nguyễn Phơng Châm lại có các bài viết về Biểu tợng hoa đào, hoa hồng trong ca dao. Đến năm 2002, Đỗ Thị Hoà có bài viết Vài nét biểu t- ợng hoa trong ca dao ngời Việt. Tác giả đã khảo sát 11.825 lời ca dao trong Kho tàng ca dao ngời Việt và thống kê đợc 295 lời ca có hình ảnh hoa, trong đó chỉ có một số trờng hợp từ hoa xuất hiện với nghĩa gốc, quan trọng hơn, hoa đã trở thành biểu tợng nghệ thuật. Tác giả đã chỉ ra các ý nghĩa biểu trng của từ ngữ chỉ hoa trong ca dao là: biểu trng cho cái đẹp, cho con ngời có phẩm chất đạo đức đẹp đẽ, cho tình yêu, cho tính nữ Năm 2003, Nguyễn Phơng Châm có bài nghiên cứu Vài nhận thức về biểu tợng thực vật trong ca dao ngời Việt. Tác giả nhận định rằng: Thiên nhiên nói chung và cỏ cây hoa lá nói riêng tràn ngập trong ca dao và làm cho những lời ca dao trở nên mềm mại, bay bổng, xanh ngát tình đời [7,52]. Bài viết đã cung cấp chúng tôi những định hớng, chỉ dẫn quan trọng khi bắt tay vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài. Năm 2006, Đặng Thị Diệu Trang bảo vệ luận án tiến sĩ Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, tác giả đã đề cập đến hình tợng thiên nhiên thực vật với một bảng thống kê công phu tên gọi các loài cây cỏ xuất hiện trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ và có những phân tích, đánh giá khá thoả đáng. Nh vậy, có thể khẳng định rằng: Thiên nhiên nói chung, thế giới thực vật nói riêng trong ca dao đã là những đề tài nghiên cứu đợc các tác giả của nhiều công trình khoa học đề cập đến ở một số khía cạnh khác nhau. Dù ở góc độ nào, xu hớng nghiên cứu chung vẫn là những vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa 8 thiên nhiên, cỏ cây hoa lá với con ngời; những nhận thức của con ngời đối với chúng và cả sự tác động, ảnh hởng của các yếu tố đó trong đời sống, sinh hoạt của con ngời. Tuy nhiên, các công trình, bài viết trên cha tìm hiểu một cách đầy đủ và cụ thể về các loài cây cỏ, hoa lá xuất hiện trong Kho tàng ca dao ngời Việt. Vì thế, đề tài của chúng tôi là sự kế tục những kết quả nghiên cứu của các bậc tiền bối. Đó là những nguồn t liệu có giá trị để chúng tôi hoàn thành đề tài: trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao ngời Việt. 4.2. Những nghiên cứu về trờng từ vựngtrờng thực vật GS Đỗ Hữu Châu đã công bố nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về hệ thống từ vựng và về trờng từ vựng. Năm 1973, tác giả đã có Trờng từ vựng và hiện tợng đồng nghĩa, trái nghĩa. Năm 1975, ông trình bày cụ thể về khái niệm Trờng và việc nghiên cứu từ vựng . Đây là những bài viết quan trọng, là cơ sở lý thuyết căn bản cho đề tài của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào những nội dung cơ bản trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (in lần thứ 2, 1996) để có đợc khung lý thuyết vựng chắc cho đề tài này. ở Việt Nam, đã có một số trờng từ vựng-ngữ nghĩa đợc nghiên cứu với nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, thể hiện qua những công trình sau: Luận án PTS Trờng từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể ngời của Nguyễn Đức Tồn năm 1988. Năm 1996, Nguyễn Thuý Khanh hoàn thành luận án PTS Đặc điểm Trờng từ vựng- ngữ nghĩa tên gọi động vật. Năm 1999, Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trờng thực vật nhằm chỉ rõ đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa hoặc sự chuyển nghĩa của các vị từ thuộc trờng thực vật. 9 Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình Tìm hiểu đặc trng văn hoá- dân tộc của ngôn ngữ và t duy ở ngời Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác). Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trờng tên gọi thực vật ( chơng thứ tám). Trong đó, tác giả đã trình bày cụ thể, chi tiết về cấu trúc ngữ nghĩa của trờng từ vựng chỉ thực vật, sự chuyển nghĩa và ý nghĩa biểu trng của một số từ ngữ thực vật. Đề tài của chúng tôi đi sâu tìm hiểu Trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao Việt Nam là sự tiếp tục, phát triển và hoàn thiện dần về việc nghiên cứu các trờng từ vựng tiêu biểu. 5. Phơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phơng pháp sau: 5.1. Phơng pháp thống kê, phân loại Thống kê có định hớng từ 11.825 lời ca dao trong Kho tàng ca dao ngời Việt để tìm ra các từ ngữ chỉ tên gọi các loài cây. Sau đó, chúng tôi phân loại định hớng kết hợp với phân loại định tính trên những đơn vị ngữ liệu chủ yếu. 5.2. Phơng pháp phân tích Để miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi các loài cây trong ca dao, phải dựa trên sự phân tích đặc trng cấu trúc và đặc trng ngữ nghĩa của các từ ngữ đã thống kê, phân loại nêu trên. Chúng tôi còn phân tích đặc trng cấu trúc của các từ ngữ để tìm ra nét nghĩa biểu vật của chúng. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân lập và miêu tả các cấu trúc ngữ nghĩa. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phơng pháp khác nh: - Phơng pháp so sánh, đối chiếu - Phơng pháp thí nghiệm liên tởng 10 . ở lời ca dao của trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao Chơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao 3.1 Trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao ngời Việt. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi khảo cứu trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao với

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:12

Hình ảnh liên quan

1 Hình thức của đồ dùng 41/253 16.2 - Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao người việt

1.

Hình thức của đồ dùng 41/253 16.2 Xem tại trang 34 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan