Tính luận đề trong truyện ngắn thời kì đầu đổi mới của nguyễn minh châu, nguyễn khải, ma văn kháng luận văn thạc sỹ ngữ văn

134 2.1K 13
Tính luận đề trong truyện ngắn thời kì đầu đổi mới của nguyễn minh châu, nguyễn khải, ma văn kháng luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THANH SƠN TÍNH LUẬN ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG VINH - 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, Việt Nam bước vào một thời kỳ đổi mới sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tất cả những sự đổi mới này đã được văn học báo trước, và sau đó, đã được phản ánh kịp thời, thông qua sáng tác của các nhà văn giàu trách nhiệm công dân, luôn suy nghĩ về sứ mệnh cao quý của văn học. Trong số những nhà văn như thế, phải kể đến trước hết tên tuổi của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Thời gian qua, sự nghiệp sáng tác của ba tác giả này đã được nghiên cứu nhiều, nhưng riêng việc đánh giá vai trò văn học của họ trong thời kỳ đầu Đổi mới vẫn còn chưa được chú ý đầy đủ. 1.2. Vào thời kỳ đầu Đổi mới, sáng tác văn học nói chung mang tính luận đề rất đậm nét, tiêu biểu là các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Đây là hiện tượng có quy luật, cho thấy tính tự giác cao của một nền văn học trước những đòi hỏi bức xúc phải cách tân. Tại sao truyện mang tính luận đề lại phát triển rộ lên vào giai đoạn này? Tại sao ba tác giả được nhắc trên lại là những người mải mê phát biểu luận đề? Những luận đề họ phát biểu có gì đặc sắc không và chúng đã khơi dậy được những nhận thức mới gì về cuộc sống, về nghệ thuật? Đó là những câu hỏi cần phải được trả lời để có thể có được một sự đánh giá đầy đủ về nhu cầu đổi mới văn học vào thời điểm cách nay đã hơn 30 năm. 1.3. Chương trình Ngữ văn trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) có đưa vào dạy học một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng sáng tác thời kỳ đầu Đổi mới. Tất cả những tác phẩm này đều mang tính luận đề rất đậm nét. Tiếp cận sâu sắc giá trị của chúng là 2 việc không dễ dàng, và do vậy, nhu cầu tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề có liên quan trở nên bức thiết đối với một giáo viên ngữ văn trung học như chúng tôi. Đó là những lý do chính thúc đẩy chúng tôi đến với đề tài Tính luận đề trong truyện ngắn thời kỳ đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 2. Lịch sử vấn đề Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đổi mới trong văn xuôi Việt Nam nói chung và tính luận đề trong truyện ngắn thời kỳ đầu Đổi mới nói riêng. Xin được nêu một số công trình tiêu biểu: Nguyễn Văn Long trong bài Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, in trong sách Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy đã nhận xét : Từ 1975- 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các phương tiện nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn học. Những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đã giúp thu hẹp bớt khoảng cách khá xa giữa văn học với đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời kỳ đổi mới. Có thể coi đó là một nhận xét khái quát về đặc điểm của văn xuôi giai đoạn 1975-1985, trong đó có truyện ngắn - một thể loại luôn nhận lãnh trách nhiệm dò lối, mở đường ở những giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Nguyễn Thị Bình với luận án Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1986 đến nay (Đại học Sư phạm Hà Nội, 1996) đã có cái nhìn đối sánh văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay với văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 trên 3 phương diện: sự đổi mới quan niệm về nhà văn, sự đổi mới quan niệm về con người và sự đổi mới thể loại. Luận án quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người và xem đây là yếu tố quan trọng của sự tiến bộ 3 nghệ thuật, quy định khả năng chiếm lĩnh đời sống của văn học và chi phối trực tiếp nhiều yếu tố khác như đề tài, nhân vật, cốt truyện, giọng điệu, ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu riêng về tính luận đề trong truyện ngắn thời đầu Đổi mới. Nhìn chung, theo dõi tình hình phê bình, nghiên cứu văn xuôi sau 1975 chúng tôi nhận thấy: từ năm 1975 đến 1985, các bài nghiên cứu rất ít, chủ yếu là những bài phê bình và thường gắn với giai đoạn trước (1945 - 1975). Cũng có một số bài viết quan tâm bao quát văn xuôi 10 năm, song căn bản là dựa trên tiêu chí đánh giá cũ, xem văn xuôi như là sự tiếp tục có mở rộng những nội dung từ trước 1975. Các ý kiến về cơ bản là thống nhất với nhau. Từ năm 1986 trở đi, khi bắt đầu xuất hiện những sáng tác nổi bật thì nghiên cứu về văn học hậu chiến mới có sự đổi mới trong cách đánh giá. Song ý kiến phân hoá rõ rệt theo hai hướng trong đó hướng khẳng định là căn bản. Hướng khẳng định thành tựu to lớn của đổi mới văn xuôi có sự vận dụng khá nhuần nhuyễn những lý thuyết hiện đại về thi pháp, về văn bản, ký hiệu học lấy nghệ thuật làm tiêu chí chính. Tiêu biểu là các ý kiến của Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Lã Nguyên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Chí Dũng, Phong Lê… Những công trình nghiên cứu, đánh giá các giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng xuất hiện khá nhiều. Về Nguyễn Minh Châu trước 1975, các nhà nghiên cứu và phê bình như Phong Lê, Song Thành, Thiếu Mai, Tôn Phương Lan và Vương Trí Nhàn… đều khẳng định: sáng tác của ông mang tính thời sự. Con người trong các tác phẩm là những con người của từng thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ đều xả thân vì dân tộc, vì lý tưởng chung. Về giai đoạn sáng tác sau đó của ông, các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình có chung nhận xét: Nguyễn Minh Châu có ý thức tìm tòi đổi mới tư duy nghệ thuật trên một số phương diện. Những đề tài nhà văn đề cập đến sau này 4 có khác với những năm chiến tranh. Tác giả nghiêng về cái bình thường của con người và cuộc sống hôm nay. Ở cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên báo Văn nghệ, nhiều người đã khẳng định Nguyễn Minh Châu là một tài năng, truyện ngắn của ông không dễ hiểu, bắt người ta phải suy nghĩ, ông không lặp lại mình còn có ý thức rất rõ, phải đem lại cái gì mới mỗi lần lại cầm bút viết. Trong những ý kiến nhận định về sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, một số tác giả có đề cập tới sự đổi mới trong hướng tiếp cận đời sống và cách thể hiện con người, nhưng chỉ là một vài ý kiến, nhận xét về một nhân vật, một truyện nào đó. Đáng chú ý là một số nhận xét của Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Kiên, Trần Đình Sử, Tôn Phương Lan, Thiếu Mai… Nguyễn Kiên cho rằng: Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thường là những nhân vật dị thường (Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Khúng trong Khách ở quê ra) và là những nhân vật tự vấn lương tâm (Dấu vết nghề nghiệp; Bức tranh). Trần Đình Sử thì cho rằng nhân vật trong Bến quê trở thành hiện tượng nhiều nghĩa, không thể hiện một chiều bởi “Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu mang lại những hiện tượng mới và chủ đề mới có ý nghĩa bức thiết với đời sống hôm nay”. Nguyễn Văn Hạnh thì viết: "Suy nghĩ, trăn trở không ngừng về số phận những con người lao động bình thường trước những thử thách ác liệt của chiến tranh cũng như trong cuộc sống vất vả hàng ngày, xuyên thấm các trang viết của Nguyễn Minh Châu; và chính sự chẩn bị này đã biến anh thành một trong những đại diện sớm sủa, kiên định và có uy tín của trào lưu văn học đổi mới ở nước ta hiện nay”. Về Nguyễn Khải, các nhà phê bình nghiên cứu đều khẳng định: ông là một nhà văn có phong cách văn xuôi chính luận - triết luận (Tính triết luận luôn được thể hiện rõ hơn, đậm hơn ở các tác phẩm sáng tác sau 1975). Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác giả như Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Hạnh… Các nhà nghiên cứu phê bình đã gặp nhau ở những điểm như sau: Nguyễn Khải là một nhà văn có phong cách viết độc 5 đáo “không đi theo lối mòn của những lời giải đáp dễ dãi và đơn giản.” (Phan Cự Đệ). Cái độc đáo đó thể hiện ở một phong cách “hiện thực tỉnh táo”. Ngòi bút của nhà văn luôn mang tính thời sự nóng bỏng, đồng thời những vấn đề đưa ra lại có một giá trị khái quát, có giá trị lâu dài về mặt triết học và đạo đức. Mảng sáng tác từ sau 1975 được ghi nhận như một sự phát triển mới của tài năng Nguyễn Khải, gây được chú ý của dư luận. Nhận xét về nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: nhân vật của Nguyễn Khải thường là giàu suy tư, triết lý, giỏi biện luận… Còn tác giả Đoàn Trọng Huy thì nói: Nhân vật của Nguyễn Khải là loại nhân vật hiện thực… không bị lý tưởng hoá. Về cách xây dựng nhân vật có vẻ thiếu sinh động, tròn đầy, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu như Chu Nga, Nguyễn Văn Hạnh, Phan Cự Đệ, Phan Hồng Giang, Nguyễn Đăng Mạnh… đều có những hướng lý giải riêng. Hai nhà phê bình nghiên cứu Trần Đình Sử và Lại Nguyên Ân đã lý giải những đặc điểm ấy theo một hướng tiếp cận mới: ý thức nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải trước thực tại đời sống. Đó là ý thức luôn hướng vào cái thực tại, cái hôm nay, với cảm hứng nghiên cứu và phân tích tâm lý. Ví dụ trong cách xây dựng nhân vật, xu thế hướng vào cái hôm nay và cảm hứng nghiên cứu dẫn đến tác phẩm không có kết thúc, số phận nhân vật không kết thúc được miêu tả một cách “để ngỏ” trong tác phẩm. Về truyện ngắn Ma Văn Kháng, Phong Lê đã khẳng định: “truyện ngắn Ma Văn Kháng là hiện tượng nổi bật trong những năm 90”. Nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Huệ cũng nhận xét: “Ngày đẹp trời (1986) đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong sáng tác của nhà văn trong sự chuyển mình của nhà văn đương đại”, “ẩn chứa nhiều dấu hiệu mới, mở ra những bình diện trong phương thức chiếm lĩnh hiện thực trong sự lý giải về con người”; Ngày đẹp trời là tiếng kêu khẩn thiết của nhà văn trước sự nguội lạnh của tâm hồn con người đối với đồng loại. 6 Nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng còn có các công trình: Phạm Mai Anh với Đặc điểm nghệ thuật Ma Văn Kháng từ sau 1980; Đào Tiến Thi với Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn 1975; Đỗ Phương Thảo với Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng; Lê Thanh Ngọc với Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975… Đặc biệt Lã Nguyên có bài Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn được làm thành lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tập I, Nxb Công an nhân dân). Có thể nói đây là công trình có cách tiếp cận hệ thống, khoa học, sắc sảo và toàn diện nhất từ trước tới nay về Ma Văn Kháng. Tác giả đã nêu lên những nét tổng quan về truyện ngắn Ma Văn Kháng, đồng thời chỉ ra những đóng góp cơ bản có giá trị của Ma Văn Kháng trong thể loại truyện ngắn. Tác giả cũng chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý tô đậm chân dung, tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật… Bài viết của Đào Thuỷ Nguyên: Truyện ngắn Ma Văn Khángvấn đề thức tỉnh tinh thần con người vùng cao có nhận xét: “Sáng tác của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi vừa là những áng văn đẹp giàu giá trị thẩm mỹ nghệ thuật vừa có thể xem như những tài liệu tham khảo thiết thực cho việc hoạch định đường lối dân tộc của Đảng”. Ngoài các bài viết, các ý kiến đánh giá, còn có một số công trình luận văn thạc sỹ nghiên cứu về tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Hoàng Thị Thuý với đề tài Sáng tác của Ma Văn Kháng từ đầu thập kỷ 80 lại nay (ĐH Vinh, 2000); Nguyễn Thị Tiến với đề tài Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (ĐH Vinh, 2005); Nguyễn Thị Thanh Nga với đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng (ĐH Vinh, 2007)… Trên đây chúng tôi đã điểm qua các công trình, những ý kiến đánh giá liên quan đến vấn đề đổi mới trong văn xuôi Việt Nam nói chung và sáng tác của các tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nói riêng. Mặc dù tính luận đề trong truyện ngắn thời đầu Đổi mới của 7 Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống nhưng những tài liệu nói trên rất bổ ích và thiết thực, là những thuận lợi rất lớn hỗ trợ chúng tôi triển khai, định hướng đề tài luận văn, từ đó mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu những thành công có thể nói là rất tiêu biểu của các tác giả này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tính luận đề trong truyện ngắn thời đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 3.2. Phạm vi tài liệu khảo sát Ở công trình này, chúng tôi chủ yếu khai thác những tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại truyện ngắn của tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thời kỳ đầu Đổi mới (tạm khoanh vùng trong thập kỷ 1980). Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo sáng tác truyện ngắn của nhiều tác giả khác để có được tài liệu đối chứng cần thiết. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn của chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau: 4.1. Khái quát bức tranh văn học Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới và vị trí của sáng tác Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong thời kỳ đó. 4.2. Phân tích tính luận đề trong truyện ngắn thời đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 4.3. Làm rõ những cách tân nghệ thuật gắn liền với tính luận đề trong truyện ngắn thời kỳ đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 5. Phương pháp nghiên cứu 8 Ở công trình này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp: phân tích - tổng hợp, khảo sát, thống kê, hệ thống, đặc biệt chú trọng phương pháp so sánh đối chiếu để làm nổi bật tính luận đề trong truyện ngắn thời đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1. Tổng quan về truyện ngắn Việt Nam thời đầu Đổi mới Chương 2. Những luận đề nổi bật trong truyện ngắn thời đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng Chương 3. Nghệ thuật thể hiện luận đề trong truyện ngắn thời đầu Đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 9 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI 1.1. Khái quát thành tựu của truyện ngắn trong văn học cách mạng thời 1945-1975 1.1.1. Sự nhạy bén trong việc thể hiện các đề tài thời sự chính trị Trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, truyện ngắn, cũng như các thể loại văn học khác, sớm được kiến tạo theo mô hình “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn - chiến sĩ. Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao. Gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấuđòi hỏi, yêu cầu của thời đại, đồng thời cũng là tình cảm, ý thức tự giác của nhà văn. Và chính hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nguyễn Đình Thi, Nhận đường). Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan