Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao

103 1.4K 9
Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. LÊ THANH NGA - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi kể từ khi nhận Đề tài cho đến khi Luận văn được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn và Khoa Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến với gia đình, các bạn và những người thân thiết đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Sỹ Thiết MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu .7 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Cấu trúc luận văn .8 Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu tính hiện đại trong Sống mòn của Nam Cao .9 1.1. Giới thuyết về khái niệm hiện đạitính hiện đại 9 1.1.1. Các quan niệm về hiện đại 9 1.1.2. Quan niệm của tác giả luận văn về tính hiện đại .12 1.1.3. Quan điểm tiếp cận vấn đề tính hiện đại trong Sống mòn của Nam Cao .13 1.2. Những tiền đề xã hội - thẩm mỹ cho sự xuất hiện tính hiện đại trong Sống mòn của Nam Cao 16 1.2.1. Bối cảnh xã hội 16 1.2.2. Tính hiện đại biểu hiện trong văn học nghệ thuật 1932 – 1945 19 1.2.3. Tính hiện đại trong tư tưởng của Nam Cao qua sáng tác của ông giai đoạn trước cách mạng 22 1.3. Một số vấn đề chung vê Nam CaoSống mòn 25 1.3.1. Những nét tiểu sử 25 1.3.2. Nhìn qua sự nghiệp sáng tác của Nam Cao .28 1.3.3. Sự ra đời của Sống mòn và vị trí củatrong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao .31 Chương 2: Tính hiện đại thể hiện trong Sống mòn về mặt tư tưởng - thẩm mỹ 34 2.1. Cái nhìn về đời sống 34 2.1.1. Một cuộc sống ngưng trệ .34 2.1.2. Những tâm hồn mỏi mệt 38 2 2.1.3. Bi kịch về sự tồn tại phi lý 41 3 2.2. Cảm quan về con người xã hội 45 2.2.1. Con người nhỏ bé 45 2.2.2. Con người vô nghĩa .50 2.2.3. Con người cô đơn 53 2.3. Những mặc cảm về con người xã hội .57 2.3.1. Bản chất con người là một quá trình tha hoá .57 2.3.2. Những số kiếp bị đoạ đày 59 2.3.3. Sự bất lực của con người trước cuộc sống 62 Chương 3: Tính hiện đại thể hiện trên một số phương diện nghệ thuật 65 3.1. Hướng đến một cốt truyện thủ tiêu xung đột .65 3.1.1. Cốt truyện không có tình huống kịch tính .66 3.1.2. Sự kéo giãn cốt truyện .70 3.1.3. Tạo chiều sâu nội dung bằng lối kể chuyện nhẩn nha, chậm rãi .73 3.2. Một kiểu miêu tả thoát ly những ràng buộc chủ nghĩa hiện thực “cổ điển” 78 3.2.1. Khái quát hiện thực không bị chi phối bởi hình thức bản thân hiện thực .78 3.2.2. Thoát ly quy phạm của điển hình hóa chủ nghĩa hiện thực .80 3.2.3. Để tác phẩm tự bộc lộ ý nghĩa .82 3.3. Tính hiện đại thể hiện trong tổ chức trần thuật .85 3.3.1. Đề tài .85 3.3.2. Miêu tả bằng sự di động điểm nhìn .87 3.3.3. Miêu tả theo cảm quan mà không phải là ghi chép hiện thực .90 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nam Cao (1917 - 1951) là nhà văn thể nghiệm tài bút của mình trên nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện dài, kịch, tiểu thuyết, nhưng chỉ để lại cho đời 01 cuốn tiểu thuyết có tên: Sống mòn. Trước nay, có lẽ bởi những đóng góp quan trọng và nổi bật của Nam Cao ở khu vực truyện ngắn, nên mọi chú ý của giới nghiên cứu, của các luận văn, luận án chủ yếu nghiêng về khu vực này. Sống mòn, chính vì vậy vẫn là một tác phẩm cần phải quan tâm hơn nữa, sao cho sự quan tâm ấy tương xứng với tầm vóc của bản thân tác phẩm. 1.2. Trên thực tế, không phải đã không có những côn trình, bài viết có đề cập đến Sống mòn, thậm chí, có vài công trình đã động chạm đến nhiều phương diện, chỉ ra không ít nét đặc sắc của tác phẩm. Tuy nhiên, căn cứ những tư liệu mà chúng tôi có được, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình quy mô nào nghiên cứu một cách hệ thống về Sống mòn, đặt vấn đề tìm hiểu tác phẩm bằng một luận văn độc lập là hoàn toàn có thể. 1.3. Đã có nhiều ý kiến đề cập đến những cách tân nghệ thuật, những tiến bộ và thậm chí cả chất hiện đại trong sáng tác nói chung, và trong tiểu thuyết này nói riêng của Nam Cao. Nhưng, trong khi nêu những ý kiến đánh giá ấy, các tác giả vẫn chưa chỉ ra thật rõ tính hiện đại biểu hiện trong Sống mòn của Nam Cao như là biểu hiện thực sự của ý thức tự giác nghệ thuật. Chính vì lẽ này, có thể vô tình chúng ta đã bỏ qua một thành tựu của thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt Nam hiện đại. Đặt vấn đề tìm hiểu tính hiện đại trong Sống mòn, như vậy là có lí do hết sức chính đáng. Tuy nhiên nhìn tiểu thuyết dưới góc độ tính hiện đại là chưa thấy có ở một công trình nào, đặc biệt là một công trình quy mô, dài hơi. Trong lúc, đối với thời điểm hiện nay, nghiên cứu tính hiện đại trong Sống mòn nói riêng và tiểu thuyết nói chung là một hướng đi cần thiết. Đây chính là một trong những lí do cơ bản để chúng tôi mạnh dạn khai thác đề tài dưới cái nhìn có tính hệ thống. 5 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trong dòng văn học hiện thực thời kỳ 1930 - 1945, Nam Cao đã tự khẳng định được mình với tư cách là nhà văn luôn tìm tòi đổi mới cả về nội dung phản ánh lẫn cách thể hiện. Bởi thế, trong dòng chảy văn học dân tộc dưới quỹ đạo hiện đại hóa, có lẽ Nam Cao là nhà văn được giới nghiên cứu - phê bình quan tâm nhất. Lịch sử nghiên cứu về Nam Cao ngày một dày thêm và mỗi ngày lại góp thêm một kiến giải mới mẻ. Tuyệt đại đa số các ý kiến đều thống nhất khẳng định tầm vóc và những đóng góp quan trọng của Nam Cao cho văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, như chúng tôi từng nhắc đến, phần lớn các nhận xét, đánh giá ấy chủ yếu tập trung chú ý vào khu vực truyện ngắn. Những nhận xét về Sống mòn, mặc dù rất xác đáng, quý giá, nhưng chưa nhiều. Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Nam Cao phê phán và tự phê phán, in trong tập Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb KHXH, 1992, đã có nhận xét thiên về nội dung - tư tưởng. Tác giả viết: “Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao, những nhân vật trí thức nghèo thường có ý thức tự phê phán lại là bóng dáng của chính tác giả. Điền trong Giăng sáng, Hộ trong Đời thừa, Thứ trong Sống mòn đều là những nhân vật cùng một kiểu tính cách, một loại tâm trạng. Trong bản chất họ là những người tốt, giàu ước mơ, muốn đóng góp và trở thành người có ích cho đời. Họ coi trọng tri thức, muốn đem tri thức để cải tạo cuộc sống. Nhưng trớ trêu thay họ lại là nạn nhân của hoàn cảnh”. [54; 204-205] Tác giả Trần Đăng Suyền, 1991, công bố bài viết Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao trên Tạp chí Văn học, số 5, lại có những phân tích, tìm hiểu trên phương diện nghệ thuật, tập trung ở không gian và thời gian. Tác giả kết luận: Cái thời gian hằng ngày để tìm kiếm miếng ăn đã choán gần hết những giây phút sáng tạo của Thứ trong Sống mòn. Không gian trong sáng tác của Nam Cao là không gian hướng nội, không gian nhỏ hẹp, không gian được kiến tạo trong tầm nhìn của nhân vật. [54; 230] 6 Trên Báo Văn nghệ, số 145, năm 1956, nhà văn Tô Hoài viết bài Người và tác phẩm Nam Cao, trong đó tác giả bài viết - sau khi bàn đến nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của Nam Cao - đã cho rằng: “Mỗi sáng tác của anh đều là tiếng nói một thái độ của ngòi bút. Không ngủ gật hoặc ừ hử che màn với cuộc sống bấy giờ, là anh đã quẳng vấn đề cho bạn đọc suy nghĩ”. [54; 244] Như vậy, mặc dầu đan xen vào phân tích, tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm Nam Cao nói chung nhưng các tác giả đã cho thấy những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Sống mòn. Theo đó, Sống mòn là tác phẩm đã đề cập đến cái đói và miếng ăn (Nguyễn Đăng Mạnh), là tiếng nói mang dáng dấp tiếng nói của người trong cuộc. Sống mòn đã vẽ ra một không gian mang tính hướng nội rõ nét, thời gian thì quẩn quanh xen lẫn với những việc làm tẻ nhạt, buồn chán. Thái độ của Nam Cao trong các tác phẩm, kể cả Sống mòn là khá rõ ràng, không nước đôi, không lưỡng lự. Nhà văn Nam Cao là nhà văn trung thực với chính mình, là nhà văn nghiêm nhặt, các nhân vật chính trong tác phẩm nói về người trí thức đa phần là mẫu hình của Nam Cao, là hiện thân của một khía cạnh, một phẩm chất, một tính tình của Nam Cao. Bởi thế, đa phần các tác giả nghiên cứu đều đánh giá cao tầm tư tưởng, đạo đức của người trí thức Nam Cao. Đây chính là một trong những lí do quan trọng để công chúng bạn đọc ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào từ sau 1945 đều yêu mến trang văn của Nam Cao. Dĩ nhiên để chinh phục được bạn đọc với những “con mắt tinh đời”, ngoài yếu tố tư tưởng, nhà văn còn phải biết chuyển hóa tư tưởng đó vào tác phẩm một cách nghệ thuật. Các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng phải thật sự phù hợp với tư tưởng, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao. Các tác giả nghiên cứu khi nghiên cứu về Nam Cao cũng đã đánh giá cao Nam Cao ở phương diện sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là lối hành văn, cách kết cấu tác phẩm, kiến tạo không gian, thời gian… 2.2. Tiểu thuyết Sống mòn được nhà văn Nam Cao hoàn thành tại làng quê Đại Hoàng ngày 01/10/1944. Năm ấy tác giả 27 tuổi. Tuy nhiên, tác phẩm này phải đến 12 năm sau, năm 1956, mới in lần đầu. Điều này trên thực tế đã cho thấy những “quan ngại” của chính tác giả đối với những vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm. Bởi 7 so với thời điểm hiện tại khi quyền tự do bị tước đoạt, cái đói đang hoành hành khắp nơi, văn học đang phổ biến với phương pháp phản ánh hiện thực theo lối cổ điển, thì những gì nhà văn đặt ra và thực hiện trong tác phẩm Sống mòn quả là một sự sai khác. Điều này giải thích tại sao thời gian đầu khi tác phẩm được công bố, nó chưa nhận được sự hồ hởi của độc giả. Mãi đến sau này, khi thực tế cuộc sống và thực tế sáng tác nảy sinh nhiều vấn đề, người ta mới thấy những gì tác giả Nam Cao đặt ra trong Sống mòn là cần phải nghiêm túc nhìn nhận. Bởi thế, lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết Sống mòn theo năm tháng ngày càng nhiều thêm. Đỗ Đức Hiểu, ở bài viết Hai không gian sống trong “Sống mòn”, nhận xét: “Như vậy, sức năng động của Sống mòn, chính là sự xung đột giữa không gian xã hội (“xó nhà quê” và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần, mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vọng; Thứ vào Sài Gòn, nuôi giấc mộng đi Pháp, đến Mác - xây. Thứ học, lúc nào cũng đọc sách, đọc để mở rộng tầm mắt ra không gian thế giới để nhìn sâu vào tâm hồn con người. Thứ “sẽ đi bất cư đâu” “sẽ ra đi”, “sẽ đi liều”; song hiện tại anh đang ở trên con tàu, mang anh về “làng mạc xo ro” và “Hà Nội sẽ lùi, lùi dần”, Hà Nội “vẫn lùi”. “Sống tức là thay đổi”…” [54;178]. Đặc biệt, khi bàn đến nghệ thuật tiểu thuyết kiểu tự truyện trong Sống mòn, Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh: “Tiểu thuyết kiểu tự truyện này gợi người đọc nhớ đến Rút xô, nhà văn Pháp đầu tiên viết tự truyện trong Tự thú , gợi nhớ đến Ghide, nhà văn đa dạng có ảnh hưởng sâu rộng trong văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945: “Xê dịch”, “Bướm trắng”, “Cái đẹp thuần tuý”, “Sống là thay đổi”, và ở Sống mòn, sự phá vỡ cái tầm thường, ái sáo mòn, cái đóng kín, cái tù hãm trong bản thân mỗi người; về một phương diện, tác phẩm Gide là văn chương của người trí thức đi tìm bản thân mình trên con đường vô tận. Sống mòn gây xáo lộn, gây tình trạng bất ổn trong tâm tư con người, nó hé mở cuộc sống tự do, chân chính của người trí thức” [54; 181]. Phong Lê trong Đọc lại và lại đọc Sống mòn đã đề cập đến một số vấn đề của Sống mòn trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật: “Sống mòn” không chỉ là một tiểu thuyết hướng nội như cách ta hiểu lâu nay. Đó cũng chính là một tiểu thuyết rất tài năng trong các khả năng hướng ngoại. Đọc Sống mòn ta thấy thật là sắc sảo bút 8 pháp Nam Cao trong khắc hoạ đời sống khách quan của hiện thực, qua những chân dung và tính cách con người; qua bức tranh sinh hoạt ở một vùng ngoại ô Hà Nội. Đó là thế giới nhân vật nơi một cái trường tư và chung quanh ngôi trường tư đó - nơi kiếm sống của hai nhà giáo Thứ, San với Đích Oanh là đồng nghiệp và là người chủ cái trường. Cái thế giới được mở rộng dần ra, từ người gần gũi nhất là Mô, anh loong toong làm đủ mọi thứ việc của trường và của những người chủ trường…”[54;189]. Đặc biệt, khi bàn đến không gian, thời gian của tác phẩm, tác giả khẳng định: “Tôi chưa quen lắm cái thao tác phân tích không gian, thời gian nghệ thuật vốn đang rất được ưa chuộng hiện nay. Tôi chỉ nêu một số cảm nhận rất đơn giản về ba không gian sống chủ yếu của nhân vật Sống mòn. Đó là gian ở nơi nhà trường, gian ở nhà ông Học và gian nhà của Thứ ở quê. Gian ở nơi nhà trường với những buổi sáng tràn ngập ánh nắng, gắn với ước vọng và sự lụi tắt dần những ước nguyện cải tạo cái trường. Gian nhà ông Học thường xuyên trong tối ẩm, để gắn bó và mở rộng thêm những chiêm nghiệm của hai nhà giáo về cuộc sống lầm than của lớp người ngoại ô. Và gian nhà quê gắn với biết bao kỷ niệm sầu tủi của một đôi vợ chồng trẻ qua nhanh tuổi thanh xuân, và cả môt đại gia đình không lúc nào hết lo âu vì túng đói.” [54;194]. Trong bài Bút pháp tự sự đặc sắc trong “Sống mòn”, Nguyễn Ngọc Thiện đã có một cách nhìn tập trung khá đầy đủ về Sống mòn từ đề tài, cốt truyện và một số thủ pháp nghệ thuật (lối kể chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, sự vận động tâm lý v.v ). Tác giả khẳng định: “Cái độc đáo của giọng văn trong Sống mòn không phải là tự làm mình làm mẩy, uốn éo giả tạo, lên gân, căng mình ra trong cái thói đạo đức giả, mà là hàm chứa một nỗi đau nội tại, một lời trách cứ thâm trầm, một sự dăn vặt vì tin rằng cái nhân bản và lương tâm không phải là một điều gì xa lạ, phải cưỡng bức mới có thể tiếp nhận nổi. Đọc Nam Cao, nhiều lúc cứ phải thảng thốt giật mình: tác giả ít đề cập đến những biến cố trọng đại, mà đi sâu vào thế giới vi mô của đời sống bên trong, những điều nhỏ nhặt trong sinh hoạt gia đình, những cái rất vạch vãnh, đời thường. Nhưng sự phán xét lại nghiêm cẩn trong chính những điều nho nhỏ đó, từ đó có thể rút ra được những bài học đạo đức, luân lý sâu xa. Qua những trang viết Nam Cao thấy 9 hiện rõ hình ảnh về con đường, về quá trình tìm tòi căng thẳng, vật vã đầy ưu tư của con người lương thiện hướng về chân lý, công bằng, cái cao cả và điều lành, với một tinh thần nhân ái độ lượng”.[54;184] Các tác giả đã đánh giá cao đóng góp của Nam Cao đối với văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên các bình diện nội dung và nghệ thuật. Hầu hết các nhận xét đều tập trung ở việc nhìn nhận tác phẩm đã vẽ ra một bức tranh quẩn quanh, không đáng sống, làm mòn mỏi những kiếp người. Các tác giả nghiên cứu đều chỉ ra rằng, Sống mòn là tác phẩm về đề tài người trí thức, Nam Cao đã thông qua người trí thức để phản ánh về một xã hội ở đó quyền sống của con người bị chèn ép, miếng cơm manh áo đã trở thành nỗi ám ảnh ngay cả đối với người trí thức. Các ý kiến đánh giá về Sống mòn đa phần tập trung phân tích ở nhân vật Thứ - nhân vật trung tâm, điển hình trong tác phẩm. Ở Thứ toát lên tất cả những sự bần cùng, bức bối, những bức bách mà con người không thể chịu đựng được nổi. Cuộc sống thì ngưng trệ, mọi hành động diễn ra cứ quanh quẩn, đơn điệu, nhàm chán. Không gian để nhân vật hoạt động thì cũng lặp đi lặp lại, hơn nữa, đó còn là không gian thiếu sự sống, một không gian không hứa hẹn sự tươi sáng trở lại. Thông qua việc phân tích các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật Thứ, phân tích các bình diện nghệ thuật khác, các tác giả đã đánh giá cao ngòi bút sắc sảo, tài năng của Nam Cao, đánh giá Nam Cao là tác giả đã đem đến một cách tiếp cận mới về hiện thực với tầm tư tưởng vượt thời đại. Như vậy, chúng ta nhận thấy, các bài viết dầu dành toàn bộ dung lượng để nói về Sống mòn hay chỉ nói đến Sống mòn trong quá trình phân tích toàn bộ tác phẩm Nam Cao đều đã chỉ ra được các đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết trên bình diện nội dung - tư tưởng và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Các bài viết đã chỉ ra từ đề tài, nội dung, tư tưởng tác phẩm, nghệ thuật xây dựng không - thời gian, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng cốt truyện, cách thức trần thuật… Nói chung là gần như các đặc điểm cơ bản của Sống mòn đều đã được nhìn nhận, phân tích. Tuy nhiên, nhìn tiểu thuyết này dưới góc độ tính hiện đại với sự nghiên cứu tập trung, có tính hệ thống, vẫn chưa thấy có. Nhận thấy khoảng trống đó, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài với mong muốn tìm hiểu và xác lập một cách có hệ thống, đầy đủ các biểu hiện 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan