Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám

38 745 0
Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI MỞ ĐẦU Phong trào Thơ mới (1932-1945) đã trở thành “một thời đại trong thi ca” của văn học Việt Nam. Xuân Diệu là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của Xuân Diệu . Chọn đề tài: “Tính cách An nam trong quan niệm trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8”, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc khẳng định những đóng góp của Xuân Diệu cho nền văn học Việt Nam. Đến với đề tài này, vì điều kiện thời gian thực hiện trong khuôn khổ một luận văn, nên chắc chắn chúng tôi còn nhiều thiếu sót . Luận văn này hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo Lê Văn Tùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô tổ Văn học hiện đại Việt Nam, khoa Văn, trường đại học Vinh. Chúng tôi xin gửi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc . Vinh, ngày 14 tháng 5 năm 2005 SV: Nguyễn Thị Thanh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang I. Lí do chọn đề tài ……………………………………………… 4 II. Lịch sử vấn đề ………………………………………………. 5 III. Phương pháp nghiên cứu …………………………………. 7 IV. Nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu …………………………. 8 1. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………. 8 2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………… 8 V. Cấu trúc luận văn ……………………………………………. 8 CHƯƠNG I: Tính dân tộc tính dân tộc Việt Nam trong văn học ……………………………. 9 I.Tính dân tộc ………………………………………………… 9 1. Khái niệm ……………………………………………………9 2. Nội dung …………………………………………………… 10 NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp II. Tính dân tộc Việt Nam trong văn học …………………… 13 1.Tính dân tộc Việt Nam trong văn học thời kì trước Xuân Diệu …………………………………………. 13 2. Nhìn chung về tính dân tộc trong Thơ mới …………….17 III. Về thuật ngữ “ Tính cách An nam “ ………………………. 21 CHƯƠNG II: “Tính cách An nam” trong văn chương qua quan niệm của Xuân Diệu ……………… 22 I. Văn chương An nam phải có “ tính cách An nam” ……… 22 II.Tính dân tộc trong văn học không phải là một hiện tượng đứng yên, bất biến mà là một hiện tượng lịch sử có phát triển, biến đổi ………………………………………………… 33 III. Nguồn gốc quan niệm về “ tính cách An nam” trong văn chương của Xuân Diệu ………………………. 37 CHƯƠNG III: “Tính cách An nam” trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám ……………………….39 I. Đề tài, chất liệu ………………………………………………. 39 1. Đề tài thiên nhiên…………………………………………. 39 2. Đề tài sự sống, tình yêu, tuổi trẻ………………………… 40 3. Chất liệu thơ ca ………………………………………… 42 II. Cảm hứng, tư tưởng………………………………………… 43 1. Cái đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam ……………. 43 2. Vẻ đẹp tâm hồn, tâm lý, cá tính, tình cảm của con người Việt Nam …………………………………………… 46 III. Hình thức thể hiện …………………………………………… 48 1. Ngôn ngữ…………………………………………………… 48 2. Thể thơ ……………………………………………………. 51 3. Giọng điệu …………………………………………………. 54 IV. Truyền thống hiện đại trong “tính cách An nam” của thơ Xuân Diệu ………………………………………….55 KẾT LUẬN ……………………………………………………… 57 THƯ MỤC THAM KHẢO ……………………………………….59 MỞ ĐẦU NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp I. Lí do chọn đề tài Xuân Diệu ( 1916-1985) là một nhà thơ lớn của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong những cây bút xuất sắc có tác động sâu rộng, lâu dài trong tiến trình phát triển của văn học nước nhà. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Xuân Diệu trải dài suốt nửa thế kỉ. Ông đã gặt hái thành công trên nhiều thể loại văn xuôi, nghiên cứu phê bình, dịch thuật đặc biệt là thơ ca. Xuân Diệu đã đến với đời như một sứ giả của thơ ca mang theo tình yêu, niềm vui, khát khao hạnh phúc giao cảm với mọi người. Xưa nay, người ta vẫn cho rằng Xuân Diệu là nhà thơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thơ ca phương Tây, Xuân Diệu Tây nhất,“mới nhất trong các nhà Thơ mới ”. Người ta chia Thơ mới thành ba dòng : ảnh hưởng của cổ thi thơ Đường ( tiêu biểu Huy Thông, Huy Cận .) tính dân tộc thuần tuý ( Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp .) ảnh hưởng của thơ Pháp ( Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử .). Vấn đề đặt ra ở đây là phải chăng thơ Xuân Diệu không có tính dân tộc ? Thơ Xuân Diệu hiện đại có đối lập với tính dân tộc không? Trong qúa trình hiện đại hoá văn học, có phải Xuân Diệu đã Tây hoá thi ca Việt Nam không ? Với đề tài: “Tính cách An nam” trong quan niệm trong thơ Xuân Diệu trước cánh mạng tháng 8 ”, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này. Chúng ta sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu mặc dù rất Tây, rất hiện đại nhưng vẫn không xa rời tính dân tộc - chất dân tộc mà ông vẫn thường gọi là ” tính cách An nam ”. Từ đó ta hiểu một cách biện chứng hơn tính chất dân tộc trong văn học, tức là không nên hiểu tính dân tộc một cách máy móc, cố định. Đây chính là cái hay, cái đóng góp to lớn của Xuân Diệu. Mặt khác Xuân Diệu ngoài sáng tác thơ còn có những bài phê bình trực tiếp bàn về tính chất dân tộc.Thuật ngữ chúng tôi dùng trong đề tài này không phải là cách dùng để mạt sát dân tộc mà đây chỉ là một cách dùng đương thời, một cách nói thân mật của ” người An nam ta “. Xuân Diệu đã viết những bài phê bình, đánh giá tính dân tộc của các nhà thơ khác như : Tản Đà, Huy Cận . Từ vấn đề tính dân tộc trong quan niệm của Xuân Diệu có thể cung cấp một cái nhìn biện chứng, khoa học, không máy móc đối với cac sự kiện văn học cho những ai học tập nghiên cứu văn chương. Nghĩa là phải có cái nhìn toàn diện, trên nhiều góc độ đối với sự kiện văn học để thấy nó trọn vẹn hơn. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong số những tên tuổi đã làm rạng danh một thời “ Thơ mới ” như : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính . Xuân Diệu nổi lên như một gương mặt sáng giá nhất của phong trào Thơ mới. Xuân Diệu đã được sự chào đón nhiệt liệt không chỉ của đông đảo độc giả mà còn của các nhà phê bình danh tiếng như : Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh . NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Với sự xuất hiện của Xuân Diệu, lần đầu tiên trên thi đàn “ cái tôi ” tiểu tư sản đã bày tỏ những tâm tư thầm kín, những cảm xúc yêu đương tuôn trào, những khát vọng được hưởng thụ hoa thơm, trái ngọt của cuộc đời trần thế. Lần đầu tiên những tình cảm nồng cháy, tha thiết đến rạo rực của một thế hệ tuổi trẻ khát khao một cuộc sống mới, muốn vượt ra khỏi sự tù đọng, lụi tàn của xã hội cũ . để sống, để yêu để khẳng định bản ngã. Xuân Diệu yêu thương đến đắm say sự sống khát khao giao cảm với đời nhưng luôn bắt gặp sự “hờ hững”, “vô tình” của người đời. Chính vì vậy, mà tấm lòng thiết tha của Xuân Diệu, thơ Xuân Diệu luôn tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Các nhà nghiên cứu, phê bình từ trước đến nay đều tập trung đi sâu nghiên cứu, khẳng định sức sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu cũng như những đóng góp của ông. Nhà thơ Thế Lữu trong tựa tập “Thơ thơ” đã cho rằng: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người”; một hồn thơ “say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết” (Hoài Thanh ). “Một thi sĩ rất giàu lòng yêu dấu”, “đằm thắm nồng nàn nhất trong các nhà thơ mới ” ( Vũ Ngọc Phan ) ; một nhà thơ của ” niềm khát khao giao cảm với đời ” ( Nguyễn Đăng Mạnh ) ; một nhà thơ được xem là ” hoàng tử của thi ca hiện đại ” ( Đoàn Thị Đặng Hương ).v.v .Những đánh giá đó đã cho ta thấy vị trí là “ cây đại thụ” của Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Qua việc khảo sát những công trình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu, chúng tôi thấy rằng chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về đề tài “ Tính cách An Namtrong quan niệm trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 “. Nhưng trong khi nghiên cứu các phương diện khác của thơ Xuân Diệu cũng đã có một số ý kiến bàn về vấn đề này. Ở bài viết về Xuân Diệu, trong cuốn “ Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã nhận xét : “ Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý tới những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam đã quyến rũ ta [ 7-105 ] . Vương Trí Nhàn trong bài viết “ Xuân Diệu một quan niệm cởi mở về tính dân tộc” đã cho rằng : “ Chúng ta sẽ gặp ở đây một cách hiểu khá rộng rãi của Xuân Diệu : Ông không nghĩ tính cách dân tộc là một cái gì nhất thành bất biến. Ngược lại, từ kinh nghiệm riêng của một người làm việc ông bảo chúng ta phải mở cửa phải biết tiếp nhận. Có những cách nói ban đầu khó nghe rồi dần dần sẽ quen. Chừng nào còn là người Việt, những cái chúng ta viết sẽ là văn chương Việt Nam. Không phải chỉ có một lối “ giản dị “, “ chân quê” mới là dân tộc như người ta đã nghĩ” [ 8-257 ]. Như vậy, ta thấy chưa có một công trình nào thật sự đi sâu vào tìm hiểu về “ tính cách An nam” trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Tất cả chỉ là những nhận xét có tính chất lẻ tẻ, rải rác, tản mạn. Tuy nhiên đó là những gợi ý NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp xác đáng để chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề “Tính cách An namtrong quan niệm trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 ” một cách tập trung hơn, hệ thống hơn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để xây dựng hoàn chỉnh nội dung luận văn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Dựa vào những căn cứ lý luận để khảo sát phạm trù tính dân tộc trong văn học. - Một mặt chúng tôi quan tâm đến những ý kiến phát biểu trực tiếp của Xuân Diệu về “ tính cách An nam”. Đó là những quan điểm có tính chất lý luận giúp cho việc đối chiếu với sáng tác của ông để tìm “ tính cách An nam” trong thơ ông. - Phương pháp phân tích . - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp miêu tả. IV. NHIỆM VỤ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Nhiệm vụ: Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là” Tính cách An nam” trong quan niệm trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8”,chúng tôi đã đặt ra những nhiệm vụ sau : - Lý giải được khái niệm “tính cách An nam” trong văn học nói chung trong quan niệm của Xuân Diệu nói riêng. - Chứng minh thơ Xuân Diệu không chỉ là hiện đại, chịu ảnh hưởng nhiều của thơ Pháp mà thơ Xuân Diệu còn mang đậm tính chất dân tộc 2. Phạm vi nghiên cứu : - Khi nghiên cứu quan niệm của Xuân Diệu về “tính cách An nam” ta quan tâm đến những bài viết có tính chất lý luận, phê bình các hiện tượng văn học có tính dân tộc trong thơ . - Phải nghiên chứu hai tập thơ : “ Thơ thơ “ Gửi hương cho gió “ để chứng minh thơ Xuân Diệu trước cách mạng thể hiện “ tính cách An nam”. V. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chương : Chương I : Vấn đề tính dân tộc tính dân tộc Việt Nam trong văn học . Chương II : “ Tính cách An namtrong văn chương qua quan niệm của Xuân Diệu. Chương III : “ Tính cách An namtrong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG I : VẤN ĐỀ TÍNH DÂN TỘC TÍNH DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG VĂN HỌC I .TÍNH DÂN TỘC 1. Khái niệm Xung quanh vấn đề tính dân tộc đã có nhiều định nghĩa khác nhau . Tác giả Lê Đình Kỵ trong cuốn “ Các phương pháp nghệ thuật”đã cho rằng : ” Tính dân tộc thể hiện trước tiên là ở ngôn ngữ, ngôn ngữ vốn là đặc trưng chủ yếu của một dân tộc”. Lại có quan điểm cho rằng phong tục tập quán của mỗi dân tộc là có tính dân tộc hơn cả hoặc dân tộc “ là kết quả của sự gom góp tất cả cái nết hay mà dân tộc ấy sẵn có ” ( Lan Khai) Trong cuốn” Về tính dân tộc trong văn học ” Thành Duy đã đưa ra định nghĩa về tính dân tộc : ”Tính dân tộc là một phạm trù mỹ học, nó gắn liền với quan niệm về cái đẹp của mỗi dân tộc nhất định. Do đó những yếu tố tâm lý, đạo đức, tình cảm, nếp nghĩ, phong tục tập quán .Và nói chung là những hình thái biểu hiện của tính dân tộc bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể .Tính dân tộc đồng thời là một phạm trù lịch sử, nó không chỉ gắn liền với điều kiện lịch sử xã hội cụ thể mà nó còn biến đổi phát triển không ngừng ” [1-78]. Giáo trình lí luận văn học ( tập 1) của nhóm tác giả Trần Đình sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam lại đưa ra một cách hiểu khác về tính dân tộc : “ Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hoà mọi đặc điểm độc đáo chung cho các sáng tác của dân tộc “[3-149]. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,Nguyễn Khắc Phi trong “Từ điển thuật ngữ văn học ” đã định nghĩa :”Tính dân tộc là một phạm trù tư tưởng thẩm mỹ chỉ mối quan hệ khăng khít giữa văn học dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm đọc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử phân biệt với sáng tác của các dân tộc khác” [4-233] Chúng tôi liệt kê ở đây một số định nghĩa về tính dân tộc thấy rằng một định nghĩa nào cũng chưa thâu tóm được mọi đặc điểm của một hiện tượng, mọi khía cạnh của một vấn đề. Để hiểu rõ hơn sự phong phú đa dạng của vấn đề tính dân tộc, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những đặc điểm của nó . 2. Nội dung Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố từ nội dung tới hình thức. Nhà văn Nga Gôgôn đã nói rất chí lí :” Tính dân tộc chân chính không ở chỗ miêu tả cái áo xarapan mà ở ngay trong tinh thần dân tộc. Nhà thơ vẫn có thể là nhà NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp thơ dân tộc ngay cả khi ông ta miêu tả một thế giới hoàn toàn khác lạ, nhưng nhìn nó bằng con mắt của dân tộc mình, nhân dân mình, cảm thấy phát biểu theo lối mà đồng bào ông đang cảm thấy phát biểu “. Về mặt nội dung, dễ dàng nhận thấy trước hết tính dân tộc biểu hiện trong sự phản ánh “màu sắc “ dân tộc của thiên, của đời sống vật chất tinh thần của xã hội. Đọc sáng tác của một dân tộc ta như sống cuộc sống của dân tộc đó với những đặc điểm của một thế giới riêng. Tuy nhiên, tính dân tộc của văn học không chỉ biểu hiện ở những vật thể, đường nét màu sắc có thể nắm bắt được. Nội dung căn bản của tính dân tộc là ở tinh thần dân tộc, thể hiện ở tính cách dân tộc cái nhìn của dân tộc đó đối với cuộc đời. Đó là những yếu tố tương đối bền vững được hình thành phát triển trong những hoàn cảnh địa lý con đường phát triển lịch sử riêng của dân tộc, là một sản phẩm chỉnh thể biểu hiện một phức hợp liên kết các phẩm chất nhất định. Chẳng hạn lòng thương người của người Việt Nam gắn với đức hi sinh, lòng kiên nhẫn. Nhà thơ Bungari Đimitrôva trong “Ngày phán xử cuối cùng” có nhận xét : “Đất nước Việt Nam đã cho tôi gặp gỡ với lòng kiên nhẫn. Có lẽ đó là gương mặt thực nhất của con người .Lòng kiên nhẫn mạnh hơn sức mạnh vì chính nó làm cho sức mạnh trở thành bất lực”. Về mặt hình thức của tính dân tộc,trước hết phải nói đến ngôn ngữ những phương tiện diễn đạt khác như thể loại, luật vần điệu, màu sắc, âm thanh, chất liệu kiến trúc.v.v . Ngôn ngữ dân tộc phải thể hiện được tư duy, thị hiếu tâm hồn dân tộc mình. A. Tônxtôi nói : “ Nghệ thuật dân tộc là nghệ thuật mang mùi hương đất đai, trong tiếng mẹ đẻ mỗi từ dường như có hai lần ý nghĩa nghệ thuật, một ý nghĩa hôm nay một ý nghĩa mang từ thời thơ ấu đầy xúc cảm, trong những từ thân thuộc nghe vừa ngon lành vừa hữu tình, ý vị . Về hình thức cũng có thể nói đến hoàn cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán mặt nào đó của tâm lý dân tộc .” . Chính những hình thức này là những phương tiện diễn đạt đời sống tinh thần phong phú của dân tộc, làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác. Thực vậy, sự phong phú uyển chuyển giầu nhạc điệu của tiếng Việt đã góp phần rất quan trọng tạo nên kho tàng dân ca kì diệu của dân tộc, cũng như nhiều kiệt tác của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du . Điệu cò lả nhiều điệu hát dân ca khác là chất liệu không thể thiếu được đối với nhiều nhà thơ, nhà văn. Cây tre Việt Nam, bến nước sân đình, cây đa, con đò, dòng sông .là những khung cảnh thiên nhiên góp phần tạo nên nhiều áng văn, nhiều câu thơ hay, đặc sắc. Tính dân tộc còn thể hiện ở quá trình phát triển độc đáo của văn học cùng các đặc sắc do quá trình lịch sử ấy mang lại. Chẳng hạn, có thể nhận thấy sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực Nga với chủ nghĩa hiện thực Pháp XIX. Quan tâm đến vận mệnh nhân dân dân tộc, quan điểm lịch sử là đặc sắc dân tộc của chủ nghĩa hiện thực Nga. Còn miêu tả đời sống tinh thần khách quan NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp của phương pháp khoa học tự nhiên lại là một đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực Pháp. Tính dân tộc của văn học mang nội dung lịch sử phải được xem xét theo quan điểm lịch sử. Nó được hình thành trong cả một quá trình lâu dài mà những cái mốc quan trọng là sự hình thành dân tộc sự vận dụng ngôn ngữ dân tộc làm ngôn ngữ văn học. Ở Việt nam, bắt đầu từ Nguyễn Trãi trở đi tiếng Việt mới dần trở thành ngôn ngữ văn học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của tính dân tộc trong văn học Việt nam. Trong suốt qúa trình phát triển, tính dân tộc không ngừng được phong phú thêm bởi sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài. Thơ ca Việt nam vốn ưa vần lưng hình thức tự sự trường thiên, được phong phú thêm bởi thơ Nôm phú Nôm từ văn học Hán. Tiếp thu thơ phương Tây, thơ ta giầu thêm với thể tự do thể tám chữ chia khổ. Vì vậy có thể nói rằng, một sáng tác văn học có tính dân tộc cao phải vừa kế thừa được truyền thống văn học dân tộc vừa đổi mới có đóng góp vào sự phát triển của truyền thống ấy. Xét về mặt sáng tác thì tính dân tộc thuộc phạm vi phương diện sáng tác của toàn bộ trào lưu văn học. Nhưng ở mỗi cá nhân nhà thơ, nhà văn thì tính dân tộc biểu hiện trong tác phẩm của họ có mức độ khác nhau. II. TÍNH DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG VĂN HỌC 1. Tính dân tộc Việt Nam trong văn học thời kỳ trước Xuân Diệu. Có thể nói rằng, truyền thống cao quý lâu đời nhất của nhân dân ta, sức mạnh kỳ diệu của sự nghiệp dựng nước giữ nước trong bốn ngàn năm là chủ nghĩa yêu nước. Chính truyền thống ấy đã thể hiện sức mạnh Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, là hạt nhân quyết định tính dân tộc độc đáo Việt Nam. Điều đó đã được thể hiện rõ trên con đường phát triển của văn học Việt Nam. Khi văn học viết chưa ra đời, văn học dân gian ở nước ta đã phát triễn mạnh mẽ, thực sự là nguồn sống tinh thần không thể thiếu được của nhân dân lao động. Chính kho tàng văn học dân gian phong phú đó đã nuôi dưỡng ý thức dân tộc, phát huy những tình cảm tốt đẹp, lâu đời của nhân dân ta. “ Nó có mặt ở mọi ngõ ngách trong tận hang cùng, ngõ hẻm, đi vào từng nhà, từng người. Nó đi vào lòng người một cách tự nhiên, trở thành máu thịt, thành nếp sống, thành lời ăn tiếng nói, thành tư tưởng tình cảm của mỗi người Việt Nam. Nó vừa là ngọn nguồn làm nảy sinh cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, vừa là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người Việt Nam” [ 1-189]. Trong mỗi câu ca dao đều có phần máu thịt của con người Việt Nam, thể hiện rõ nhất sự rung động trong trái tim trong tâm hồn con người Việt Nam; chỉ ở đó chúng ta mới thấy rõ tâm hồn chất phác, hồn nhiên được nảy nở mà không bị ràng buộc bởi những tục lệ cũng như những hình thức phô diễn quá cầu kỳ. Chính những câu ca dao thật mộc mạc, giản dị, những câu tục ngữ thật súc tích mà dễ hiểu, những câu hò, điệu hát thật phóng khoáng, tự nhiên đã thể hiện NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp rõ nhất, sâu sắc nhất cõi lòng sâu kín, tế nhị, thuần tuý dân tộc của con người Việt Nam. Trong những câu ca dao ta có thể tìm thấy được vẻ đẹp bên ngoài của dân tộc từ non sông gấm vóc, rừng vàng biển bạc, đồng ruộng phì nhiêu, cây cỏ xanh tươi . Nếu như là một người dân xứ Nghệ thì có lẽ không ai không nhớ câu ca dao: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non sông nước biếc như tranh hoạ đồ. Đặc biệt, ca dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên với những trắc trở, khó khăn trong tình yêu do đời sống chế độ phong kiến gây nên. Tình yêu của nam nữ thanh niên ở nông thôn là thứ tình yêu thường liên quan đến đồng ruộng, đến xóm làng như khi nhớ người yêu thì nhớ cả quê hương, nhớ cả những món ăn bình dị, nhớ cả những công việc vất vả hàng ngày: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao Trong cảnh lầm than tình yêu của nhân dân lao động vẫn thắm thiết, có khi còn thêm gắn bó keo sơn, cho nên trong sinh hoạt khó khăn gian khổ họ vẫn hăng hái bền bỉ giữ vững tình cảm của mình. Những câu biểu hiện ý chí sắt đá của những người bạn tình có rất nhiều trong ca dao Việt Nam: Rủ nhau lên núi đốt than, Anh đi Tam Điệp em mang nón trình Củi than nhem nhuốc với tình Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả : những nỗi nhớ nhung khi xa cách, những lúc phải tâm sự với thiên nhiên, những nỗi lo lắng khi muốn bảo vệ tình yêu chung thuỷ, những trớ trêu, éo le xảy ra . Tất cả những tình cảm vui buồn ấy, nhân dân Việt Nam đã thổ lộ trong ca dao, làm cho ca dao có tính chất trữ tình sâu sắc mang đậm tính dân tộc. Từ đó chúng ta chẳng những tìm thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, phong cách con người mà còn tìm thấy tất cả sự tế nhị, tinh vi của tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nền văn học dân gian mà đặc biệt là tục ngữ, ca dao vừa là vũ khí sắc bén, vừa là tiếng nói tâm tình của nhân dân lao động đồng thời cũng là cơ sở, là nền tảng của nền văn học Trung đại Việt Nam. Dòng văn học viết của nước ta chỉ thật sự hình thành trở thành một dòng văn học riêng bắt đầu từ thế kỷ X, gắn liền với sự ra đời thời đại phong kiến xây dựng quốc gia độc lập. Đó là thời kì thử thách bản lĩnh dân tộc Việt Nam trước âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại bang, thời kì phát triển ý thức dân tộc của dân tộc ta. Đó cũng là thời kì phát triển rực rỡ nền văn hoá Đại Việt, biểu thị sức mạnh của dân tộc ta không chỉ trên lĩnh vực chính trị, quân sự mà cả trên lĩnh vực văn NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 9 Kho¸ luËn tèt nghiÖp học. Thơ văn trung đại Việt Nam đã bộc lộ rõ tính dân tộc qua chất liệu, đề tài, thể loại, thể hiện rõ tính cách con người Việt Nam như chí khí anh hùng bất khuất, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan, lòng nhân ái “ thương người như thể thương thân “ .v.v . Những sáng tác của các tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Bà Huyện Thanh Quan . đã phản ánh rất rõ điều đó. Trong tập thơ “ Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã tìm về với chất liệu gần gũi, thân thuộc của Việt Nam để nói về cỏ cây, hoa lá, nói về tình yêu quê hương đất nước của mình. Nhà thơ đã chọn cây hoè, thạch lựu, sen hồng, cây chuối, mồng tơi, tương cà, rau muống . để đưa vào thơ : Tỏ lòng thanh vị núc nác Vun đất ải lảnh mồng tơi ( Ngôn chí-số 9 ) Ao cạn vớt bèo cấy muống Trì thanh phát cỏ ương sen ( Thuật hứng-số 24) Nguyễn Trãi không chỉ gửi gắm trong thơ một tình yêu quê hương nồng hậu, mà còn bộc lộ tấm lòng thiết tha đối với cuộc sống, một niềm ước mong tốt đẹp cho hạnh phúc của nhân dân: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương ( Bảo kính cảnh giới -số 43) Nhà thơ Nguyễn Du cũng có nhiều sáng tác mang đậm tính dân tộc mà tiêu biểu nhất, thành công nhất là tác phẩm Truyện Kiều. Thiên nhiên Việt Nam, tâm trạng, tâm lý con người Việt Nam đã được Nguyễn Du thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc. Người đọc không thể quên được những câu thơ tả cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp : Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng Hay: Dưới sân quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông Truyện Kiều đã cho ta thấy được những tính cách của con người Việt Nam thông qua nhân vật Thuý Kiều. Đó là tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung, son sắt, trọng tình nghĩa, đó là khát khao quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân. Nguyễn Du không chỉ nói tiếng nói của một người mà nói tiếng nói của muôn người: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Về thể loại, Nguyễn Du đã sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc là thể thơ lục bát. Đó là một thể thơ dân gian quen thuộc gắn liền với cách phô NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn 10 . gốc quan niệm về “ tính cách An nam trong văn chương của Xuân Diệu ………………………. 37 CHƯƠNG III: Tính cách An nam trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng. “ Tính cách An Nam ” trong quan niệm và trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 “. Nhưng trong khi nghiên cứu các phương diện khác của thơ Xuân Diệu

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan