Tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc ở angiêri

95 752 3
Tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc ở angiêri

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trong quá trình tiến hành khoá luận này, chúng tôi đã nhận đợc sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Lịch sử, nhất là các thầy cô thuộc tổ Lịch sử thế giới. Đặc biệt, chúng tôi đã đợc sự chỉ bảo, hớng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm của thầy giáo hớng dẫn là PGS.TS Nguyễn Công Khanh. Nhân dịp này, cho phép chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc, đồng thời xin hứa sẽ tiếp tục cố gắng trên bớc đờng công tác để xứng đáng với sự quan tâm dìu dắt của quý thầy cô và thầy giáo hớng dẫn. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đối với bố mẹ, gia đình đã dành cho chúng tôi sự quan tâm u ái để hoàn thành công trình. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phan Thị Cẩm Vân 1 Mục lục Trang A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 8 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu 8 5. Bố cục của luận văn 9 B. Nội dung Chơng 1. Những nhân tố tác động đến cuộc đấu tranh giành độc lập của Angiêri 1954 - 1962 1.1. Đất nớc, con ngời Angiêri 11 1.2. Nhân tố lịch sử (Angiêri từ 1830 1954) 17 1.3. Nhân tố quốc tế 20 1.4. Nhân tố trực tiếp 22 Chơng 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Angiêri (1954-1962) 2.1. Các tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranhh 36 2.2. Sự ra đời của Quân giải phóng quốc gia Angiêri và những thắng lợi đầu tiên 42 2.3. Bớc phát triển mới của cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri 49 2.4. Hiệp định Êviăng đợc kí kết 59 2.5. Angiêri sau khi giành độc lập 61 2 Chuơng 3. Nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của Angiêri 3.1. Sự ủng hộ của các nớc xã hội chủ nghĩa 71 3.2. Sự ủng hộ của các nớc á-Phi 71 3.3. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và Angiêri 75 C. Kết luận 88 Tài liệu tham khảo 93 3 a. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Angiêri là một nớc nằm miền Bắc châu Phi, có diện tích là 220 vạn km- 2 , nơi đây có nhiều tài nguyên phong phú nh các loại quặng sắt, chì, kẽm, dầu mỏ và các loại động thực vật phong phú. Angiêri có vị trí quan trọng, là một trong những đầu mối giao thông giữa ba châu lục á, Âu, Phi nên thờng xuyên bị ngời ngoại tộc dòm ngó, xâm nhập nh ngời Phênixi, ngời La Mã, ngời Vanđan, ngời Arập, ngời Thổ Nhĩ kỳ, cuối cùng là thực dân Pháp. Nhân dân Angiêri có một quá trình lịch sử đấu tranh anh hùng chống ngoại xâm để giành độc lập dân tộc. Từ 1830 khi thực dân Pháp xâm lợc, nhân dân Angiêri thờng xuyên nổi dậy đấu tranh đòi giải phóng. Tháng 8-1954, Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri đợc thành lập nhằm đoàn kết các tầng lớp nhân dân Angiêri đấu tranh giành độc lập. Cũng vào mùa thu 1954, ủy ban cách mạng thống nhất và hành động đợc thành lập để lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri. Ngày 1-11-1954, ủy ban cách mạng thống nhất và hành động phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang trong toàn quốc. Cuối năm 1956, phong trào đấu tranh vũ trang lan rộng trong cả nớc. Năm 1957- 1958, cuộc đấu tranh diễn ra ngày càng quyết liệt và thu đợc thắng lợi to lớn. Tháng 1-1958 Chính phủ lâm thời nớc Cộng hòa Angiêri đợc thành lập, đánh dấu bớc phát triển của Cách mạng Angiêri. Từ năm 1960, phong trào cách mạng phát triển có sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Tháng 11- 1961, nhân kỉ niệm 7 năm ngày kháng chiến, phong trào đấu tranh càng phát triển mạnh. Trớc sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Angiêri, mặt khác chiến tranh kéo dài đã làm thiệt hại nặng nề cho nớc Pháp về mọi mặt, chính quyền Pháp buộc phải đàm phán với Chính phủ lâm thời Angiêri tại Eviăng từ ngày 5- 3-1961 và ngày18-3-1962, chính phủ Pháp đã phải ký hiệp định Eviăng, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Angiêri, đồng thời công nhận Chính phủ kháng chiến Angiêri là đại biểu chân chính duy nhất của nhân dân 4 Angiêri. Tháng 9-1962, nớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Angiêri tuyên bố thành lập. Ngày 8-10-1962, Angiêri thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, Angiêri cũng có những nét tơng đồng với Việt Nam. Angiêri và Việt Nam đã có mối quan hệ thân thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân Pháp. Nguyễn ái Quốc là ngời đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai nớc Việt Nam và Angiêri từ những năm tháng hoạt động tìm đờng cứu nớc của Ngời. Trong thời kỳ nhân dân Việt Nam đang đấu tranh chống thực dân Pháp, nhân dân Angiêri đã dành một tình cảm chân thành và sự đồng tình, ủng hộ chí tình. Khi nhân dân Việt Nam giành đợc chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân Angiêri đã mở hội ăn mừng, coi đó là thắng lợi của chính mình. Nhân dân Việt nam cũng đã hết lòng ủng hộ Angiêri trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập. Hàng loạt hoạt động của nhân dân Việt Nam ủng hộ Angiêri đã diễn ra sôi nổi. Ngày nay, Việt Nam và các nớc châu Phi nói chung, Angiêri nói riêng đang tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học-kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật .Hoạt động thơng mại giữa Việt Nam và Angiêri đã có những bớc phát triển quan trọng, song cha tơng xứng với tiềm năng. Do có nhiều yếu tố không thuận lợi nh cách xa về địa lý, đặc biệt, thông tin về thị trờng của hai nớc còn ít, sự hiểu biết lẫn nhau cha thật sự đầy đủ và sâu sắc, nên mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Angiêri cha thật tơng xứng với khả năng vốn có của hai phía. Để tăng cờng quan hệ hợp tác toàn diện bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam và Angiêri, sự hiểu biết lẫn nhau về mọi phơng diện, trong đó sự hiều biết về lịch sử là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Do vậy, đối với chúng ta, việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Angiêri đang là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 5 Là sinh viên ngành Lịch sử, chúng tôi thấy việc nghiên cứu lịch sử Angiêri càng là vấn đề cần đợc quan tâm. Xuất phát từ ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài: Tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc Angiêri (1954-1962) làm khóa luận tốt nghiệp đại học. Tiến hành đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đa ra đợc những ý kiến có tính phát hiện mới mà chỉ nhằm rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, qua đó mà nâng cao hiểu biết về lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Angiêri nói riêng, đặc biệt là về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Angiêri. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn tái hiện lại bức tranh về quá khứ đau thơng của nhân dân Angiêri thời thuộc Pháp và những trang lịch sử hào hùng vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Angiêri. Đồng thời hy vọng từ việc tiến hành đề tài, trình độ kiến thức của bản thân sẽ đợc nâng lên, tích luỹ thêm vốn hiểu biết, làm phong phú cho hành trang trí tuệ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn sau khi tốt nghiệp ra trờng và góp thêm chút ít tài liệu tham khảo cho những ngời quan tâm về lịch sử Angiêri. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Các vấn đề về lịch sử châu Phi nói chung và Angiêri nói riêng từ lâu đã đ- ợc nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình, nhiều ấn phẩm, bao gồm sách giáo trình dùng để giảng dạy trong các tr- ờng đại học cao đẳng nh bộ giáo trình đồ sộ bằng tiếng Nga do nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Liên Xô ấn hành vào năm 1970, sách chuyên khảo về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật . bằng nhiều thứ tiếng. Đáng tiếc là trình độ ngoại ngữ của chúng tôi còn rất hạn chế, cha đủ sức tiếp cận nguồn tài liệu phong phú đó. Tài liệu về lịch sử các nớc châu Phi nói chung và Angiêri nói riêng bằng tiếng Việt của các tác giả Việt Nam cha nhiều. Luận văn tốt nghiệp đại học của các thế hệ sinh viên lớp trớc về lịch sử Angiêri và các nớc châu Phi còn ít ỏi. Tuy nhiên một số học giả Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu và cho ra những công trình có giá trị về lịch sử các nớc châu Phi, nhất là những nớc đã từng là thuộc địa Pháp trong 6 đó có Angiêri. Ngoài ra còn một số bài báo đề cập đến các vấn đề có tính thời sự trong các thời kỳ lịch sử, các vấn đề về quan hệ giữa Việt Nam với các nớc châu Phi và Angiêri trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trớc đây và quan hệ hợp tác trong cuộc đấu tranh vì hòa bình hữu nghị, ổn định và phát triến hiện nay. Trong số những công trình đó, xin kể đến những ấn phẩm sau: - Những mẩu chuyện về Angiêri đau thơng và anh dũng của Nguyễn Xuân Trâm, xuất bản năm 1957, trong đó tác giả mô tả đời sống khổ cực dới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân pháp và những cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Angiêri. - Vấn đề Angiêri của Văn Quân, xuất bản năm 1957, trong đó tác giả đề cập đến những quan điểm của các nhà lý luận tiến bộ về các vấn đề dân tộc Angiêri và triển vọng thắng lợi của Angiêri trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Các nớc châu Phi của Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1957, trong đó giới thiệu về địa lý, kinh tế, chính trị một số nớc châu Phi nh Angiêri, Marốc, Tuynidi, Ai Cập. - Bình minh đang xua tan bóng tối châu Phi của Phan Hoàng, xuất bản năm 1962, trong đó tác giả giới thiệu vị trí chiến lợc quan trọng của châu Phi, những âm mu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc đối với châu Phi, sự thức tỉnh của nhân dân châu Phi và tinh thần đoàn kết giúp đỡ của loài ngời yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới dành cho nhân dân châu Phi trong đấu tranh giành độc lập. - Bàn về thế giới thứ ba của tác giả Nguyễn Khắc Viện, xuất bản năm 1985, trong đó tác giả trình bày các con đờng phát triển của các thuộc địa châu á, châu Phi và Mĩ La tinh sau khi giành đợc độc lập. - Đảng Cộng sản Angiêri trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1960, trong đó trình bày vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Angiêri. 7 - Angiêri kháng chiến của Nguyễn Thục, xuất bản năm 1960, nêu lên cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Angiêri chống chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Angiêri. - Đấu tranh cho độc lập hoàn toàn do NXB Sự thật xuất bản năm 1962, trong đó công bố hai bài phát biểu quan trọng của Lacbi Buhati, bí th thứ nhất và của Baxiahat Ali, bí th Ban chấp hành Trung ơng Đảng Cộng sản Angiêri. - Châu Phi vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của tập thể tác giả Ngô Phơng Bá, Võ Kim Cơng, Lê Trung Dũng, xuất bản năm 1986, và cuốn Lịch sử châu Phi của Đỗ Đức Thịnh, xuất bản năm 2006 đã đề cập đến những vấn đề lịch sử đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dể giành độc lập của nhân dân các nớc châu Phi. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Du: Hòa hợp dân tộc-nhân tố bảo đảm sự ổn định và phát triển châu Phi ngày nay đề cập đến tình hình mất ổn định châu Phi từ sau Chiến tranh Lạnh và những giải pháp đồng bộ để đa châu Phi ổn định và phát triển bền vững. - Việt Nam và châu Phi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Võ Kim Cơng, xuất bản năm 2004, trong đó đề cập đến một số vấn đề về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nớc châu Phi và mối quan hệ giữa Việt nam với các nớc châu Phi qua các thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân vì hòa bình, độc lập và dân chủ. - Lịch sử Angiêri thời thuộc địa 1830-1954 của tác giả ngời Pháp Benjamin Stora, Phụ san Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản năm 1996, trong đó trình bày nhiều vấn đề về tình hình Angiêri dới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp. Ngoài ra có nhiều bài viết đăng tải trên các báo ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, đề cập đến các vấn đề thời sự liên quan đến các nớc châu Phi nói chung và Angiêri nói riêng . Trên cơ sở tiếp cận, xử lý nguồn tài liệu có đợc, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của những ngời đi trớc để tiến hành thực hiện đề tài khóa luận này. 8 3.Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu - Nhiệm vụ: Đề tài tuy không mới, nhng những vấn đề liên quan đến mảng này cha đ- ợc nhiều học giả trong nớc nghiên cứu, sinh viên các thế hệ trớc cũng đang ít quan tâm đến, nên chúng tôi gặp khó khăn về t liệu. Tuy vậy trên cơ sở nguồn t liệu ít ỏi có đợc, chúng tôi mạnh giạn chọn đề tài này và chỉ giám đặt ra nhiệm vụ là bớc đầu tái hiện lại bức tranh về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp giành độc lập của nhân dân Angiêri. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nhiệm vụ đã xác định, phạm vi của đề tài chủ yếu là từ khi thực dân Pháp xâm lợc, đặt ách thống trị Angiêri (1830) đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Angiêri giành thắng lợi vào năm 1962, buộc chính quyền Pháp phải ký Hiệp định Êviang, công nhận độc lập cho Angiêri. 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu: Nguồn tài liệu: Để tiến hành đề tài này chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các sách giáo trình dùng giảng dạy, học tập trong các Trờng Đại học, Cao đẳng, trong đó đề cập đến các nớc á, Phi, Mỹ Latinh. - Các công trình nghiên cứu có tính chuyên khảo về phong trào giải phóng dân tộc các nớc á-Phi- Mỹ Latinh. - Các bài báo, các bài nghiên cứu về cuộc đấu tranh giành độc lập của Angiêri, đăng tải tren các báo và tạp chí. Phơng pháp nghiên cứu: Đây là đề tài lịch sử, nên chúng tôi sử dụng chủ yếu phơng pháp lịch sử, phơng pháp lôgic, phơng pháp phân tích, phơng pháp tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. 5. Bố cục của luận văn 9 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đợc kết cấu bằng 3 chơng: Chơng1. những nhân tố tác động đến cuộc đấu tranh giành độc lập của angiêri 1954-1962. 1.1. Đất nớc, con ngời Angiêri 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.2. C dân 1.2. Nhân tố lịch sử (từ 1830-1954) 1.3. Nhân tố quốc tế 1.4. Nhân tố trực tiếp 1.4.1. Chính sách cai trị của thực dân Pháp và đời sống của nhân dân Angiêri 1.4.2. Tình hình các giai cấp trong xã hội Angiêri Chơng2. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Angiêri (1954-1962) 2.1. Các tổ chức lãnh đạo kháng chiến 2.1.1 Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri 2.1.2. Đảng cộng sản Angiêri 2.2. Sự ra đời của Quân giải phóng quốc gia Angiêri và những thắng lợi đầu tiên 2.3. Bớc phát triển mới của cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri 1954-1962 2.4. Hiệp định Êviang đợc ký kết 2.5. Angiêri sau khi giành đợc độc lập 2.5.1. Tình hình chung 2.5.2. Vài nhận xét về tình hình chính trị Angiêri sau khi giành độc lập Chơng3. Nhân dân thế giới với cuộc đấu tranh giành độc lập của angiêri. 3.1. Sự ủng hộ của các nớc xã hội chủ nghĩa 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan