Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973)

66 503 0
Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa lịch sử -------------------------------------- Nguyễn Hữu hải Khóa luận tốt nghiệp đại học đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965-1973) Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam Khoá: 40 - lớp E4 Giáo viên hớng dẫn : ThS. Nguyễn Khắc Thắng Vinh, 5/2004 * * * * * * Lời cảm ơn Khoá luận tốt nghiệp đợc hoàn thành với sự góp ý của thầy cô giáo khoa Lịch sử - Trờng Đại học Vinh. Đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo hớng dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Khắc Thắng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô. Nghiên cứu Đông Sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ (1965-1973) , là một vấn đề không nhỏ nó gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nên việc nghiên cứu vấn đề này hết sức phức tạp. Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận đợc sự chỉ bảo của quý thầy cô và bạn đọc. Vinh, tháng 5 năm 2004. 2 Mục lục Trang A - Phần mở đầu 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 3. Đối tợng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu 7 5. Bố cục đề tài 7 B. Phần nội dung 5 Chơng 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, lịch sử - xã hội, con ngời Đông Sơn và những tiền đề kinh tế - xã hội, chính trị của huyện Đông Sơn trớc 1965. 1.1. Đặc điểm tự nhiên 8 1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội 11 1.3. Những tiền đề kinh tế - xã hội - chính trị của huyện Đông Sơn trớc khi bớc vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. 17 Chơng 2: Đông Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ (1965 - 1968). 2.1. Tình hình chính trị, xã hội và những yêu cầu cách mạng trên địa bàn toàn huyện. 23 2.2. Đông Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ 1965 - 1968. 26 2.2.1. Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu 26 2.2.2. Trên mặt trận giao thông vận tải 31 2.2.3. Trên mặt trận sản xuất, văn hoá, giao dục, y tế 33 2.2.4. Đông Sơn làm tròn nghĩa vụ hậu phơng 41 Chơng 3: Đông Sơn vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969 - 1973). 3.1. Tình hình chính trị - xã hội và yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới. 44 3.2. Đông Sơn vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969 1973). 48 3.2.1. Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu. 49 3.2.2. Trên mặt trận sản xuất - văn hoá - giáo dục y tế. 52 3.2.3. Trên mặt trận giao thông vận tải và làm tròn nghĩa vụ hậu phơng. 57 C. Phần kết luận 62 * Tài liệu tham khảo 65 3 * Phô lôc 66 4 Từ viết tắt trong khoá luận HTX : Hợp tác xã CNXH : Chủ nghĩa xã hội BCH : Ban chấp hành Nxb : Nhà xuất bản 5 A - Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Những thất bại trên chiến trờng miền Nam là một đòn chí mạng giáng vào âm mu xâm lợc của đế quốc Mỹ ở nớc ta. Với những thất bại đó, chúng ý thức đợc rằng miền Bắc Việt Nam là nhân tố góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng miền Nam. Cho nên, ngay từ đầu năm 1965, cùng với việc thi hành chiến lợc "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Mỹ đã sử dụng không quân và hải quân mở cuộc leo tháng đánh phá miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam cũng nh làm nhụt ý chí chiến đấu của nhân dân hai miền Nam Bắc. Là một huyện nhỏ của tỉnh Thanh Hoá, có vị trí chiến lợc quan trọng: cầu Hàm Rồng, ga Thanh Hoá, cầu Vơng, các kho lơng thực, kho vũ khí . nên huyện Đông Sơn đã trở thành địa bàn đánh phá ác liệt của giặc Mỹ. Trong cuộc chiến tranh phá hoại, ở Đông Sơn đế quốc Mỹ đã sử dụng trên 10.000 lợt tóp máy bay đánh phá với trên 12.300 quả bom và rốc két. Toàn huyện không có một xã nào không có bom Mỹ tàn phá. Trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, dới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Đông Sơn đã đoàn kết một lòng phát huy cao độ truyền thống kiên cờng trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong sản xuất làm nên những chiến thắng to lớn trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực: chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tăng cờng sản xuất, đảm bảo giao thông vận tải, phát triển y tế - văn hoá - giáo dục, chi viện sức ngời, sức của cho miền Nam. Những chiến công đó đều gắn liền với những tấm gơng anh dũng và từng địa danh lịch sử trên mảnh đất Đông Sơn. Những thắng lợi của quân và dân Đông Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965 - 1973) đó là biểu tợng cho lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 6 Nhằm góp thêm một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc vĩ đại của dân tộc, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Đông Sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965 - 1973)" làm luận văn tốt nghiệp Đại học của mình với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào vấn đề nêu trên. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đợc rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc quan tâm và nghiên cứu. Cho đến nay vẫn cha có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề: "Đông Sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965 - 1973)". Có chăng chỉ tản mạn trong một số công trình nghiên cứu, đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề này: - Cuốn "Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn" 1930 - 2000.(Nhà xuất bản Thanh Hoá - 2000), đã trình bày một cách khái quát về mặt chiến đấu cũng nh trong sản xuất của nhân dân Đông Sơn trong giai đoạn 1965 - 1973. - Cuốn "Lịch sử Đảng bộ Thanh Hoá" tập II.( Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1996). có đề cập đến một số khía cạnh của nhân dân Đông Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. - Cuốn "Lực lợng vũ trang nhân dân Thanh Hoá" tập II.( Nhà xuất bản chính trị quốc gia-1998). Đã nói lên những đóng góp của các đơn vị đạt danh hiệu "Anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân" trong huyện. - Cuốn "Hàm Rồng chiến thắng" ( Nhà xuất bản Thanh Hoá - 1980) ghi lại những chiến công của nhân dân Đông Sơn trong việc góp sức bảo vệ cầu Hàm Rồng những năm chống Mỹ. Ngoài ra, còn một số t liệu khác đề cập đến vấn đề này: Báo cáo tổng kết của huyện uỷ, các bản thảo lịch sử Đảng của các địa phơng. Hồi ký của các lão thành cách mạng đã từng tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. 7 Để có một công trình nghiên cứu sâu sắc, đầu đủ về " Đông Sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ- 1965-1973" đòi hỏi phải công phu chu đáo và đặc biệt là phải nghiên cứu một cách sâu sắc nghiêm túc mới thấy đợc sự đóng góp to lớn của quân và dân Đông Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965-1973). Trong khuôn khổ của một luật văn tốt nghiệp, tôi đã cố gắng hệ thống những tài liệu đã su tầm đợc, nhằm dựng lại một chặng đờng lịch sử hào hùng của nhân dân Đông Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. 3. Đối tợng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài "Đông Sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965 - 1973)" chính là làm nổi bật những chiến công mà quân dân Đông Sơn đã đạt đợc, những đóng góp của quân dân Đông Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc của dân tộc. Đối tợng nghiên cứu của luận văn, là toàn bộ mọi mặt về đời sống xã hội của nhân dân Đông Sơn trong hai lần chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ: sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giáo dục, y tế . Mặc dù trong phạm vi giới hạn của luận văn là giai đoạn (1965-1973), nhng để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu, tôi sẽ trình bày một cách khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội, những tiền đề về kinh tế, chính trị, trớc khi quân và dân Đông Sơn bớc vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là thông qua các nguồn tài liệu, hệ thống lại nhằm làm nổi bật những thành tựu của nhân dân Đông Sơn trong giai đoạn 1965 - 1973 trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội, giao thông vận tải . Qua đó, thấy đợc vai trò, vị trí chiến lợc của huyện Đông Sơn và những đóng góp của nhân dân Đông Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc của dân tộc. 8 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu và hoàn thành luận văn " Đông Sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965 - 1973)". Chúng tôi tập trung nghiên cứu những nguồn tài liệu sau: Nguồn tài liệu thành văn: các nhà nghiên cứu lịch sử , các nhà hoạt động chính trị, hoạt động quân sự, các báo cáo tổng kết của huyện uỷ, các xã trong huyện, các ban ngành, các đơn vị lu trữ . Nguồn tài liệu dới dạng hồi ký: Các bậc lão thành cách mạng và những ngời đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi đã sử dụng các phơng pháp: phơng pháp lôgíc , phơng pháp tổng hợp, so sánh, thống kê . cùng với sự kết hợp của các nguồn t liệu thành văn, t liệu thực tế. Nhằm làm rõ những thành tích mà nhân dân Đông Sơn đã đạt đợc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965 - 1973). 5. Bố cục đề tài. Luận văn gồm 61 trang và đợc chia làm 3 phần: phần dẫn luận, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung đợc chia làm 3 chơng: Ch ơng 1 : Khái quát đặc điểm tự nhiên, lịch sử - xã hội và những tiền đề kinh tế - xã hội, chính trị của huyện Đông Sơn trớc 1965. Ch ơng 2 : Đông Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ (1965 - 1968). Ch ơng 3 : Đông Sơn vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969 - 1973). 9 B. Phần nội dung Chơng 1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, lịch sử - xã hội và những tiền đề kinh tế - xã hội, chính trị của huyện Đông Sơn trớc 1965. 1.1. Đặc điểm tự nhiên. Đông Sơn là một huyện thuộc khu vực đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá 5km về phía Tây. Toàn huyện tổng số diện tích đất tự nhiên là 10.678,25ha. Vị trí địa lí từ 19 0 43' đến 19 0 51' vĩ độ Bắc, 105 0 33' đến 105 0 45' kinh độ Đông. Phía Đông giáp với Thành phố Thanh Hoá, phía Bắc giáo với huyện Thiệu Hoá, phía Tây giáp với huyện Triệu Sơn, phía Nam giáp với huyện Quảng Xơng và huyện Nông Cống. Là một huyện thuộc khu vực đồng bằng, Đông Sơn có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đờng quốc tộ 45 và 47 chạy qua, ngoài ra còn có tuyến đờng sắt Bắc - Nam chạy qua các xã: Đông Hng, Đông Phú, Đông Quang, Đông Nam,Đông Cơng tạo thành một hệ thống giao thông xuyên huyện, thuận tiện cho việc giao lu kinh tế, văn hoá và lu thông các loại phơng tiện giao thông trong huyện. Bên cạnh đó, huyện Đông Sơn còn có hệ thống sông ngòi dày đặc: kênh đào nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc. Từ Hậu Hiền sông nhà Lê chảy qua Kẻ Dị, Kẻ Chè, Kẻ Bôn rồi đến Bố Vệ qua Quảng Xơng chảy ra biển. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống kênh tới tiêu và có trên 225 ha ao hồ đợc phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và góp phần phân phối nguồn nớc ở địa phơng. Đông Sơn là một huyện nhỏ của tỉnh Thanh Hoá, có mật độ dân c tơng đối cao so với mức bình quân trong toàn tỉnh. Bình quân diện tích tự nhiên là 0,09ha/ngời, trong khi đó diện tích bình quân trên đầu ngời của tỉnh Thanh Hoá 10 . huyện Đông Sơn trớc khi bớc vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. 17 Chơng 2: Đông Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần. trí chiến lợc quan trọng của Đông Sơn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và đặc biệt trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan