TÀI LIỆU về dân số

3 366 1
TÀI LIỆU về dân số

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Như vậy dân số Việt Nam có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây mặc dù mức sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế theo kết quả điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ (VNDHS) năm 2002. Tình trạng tốc độ tăng dân số theo chiều hướng tăng dần nhất là vào những năm đầu thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 sẽ có tác động tiêu cực đến những thành tựu giảm sinh trước đây và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược. Nhiều giải thích được đưa ra đối với tình trạng tăng dân số trở lại như vậy trong những năm gần đây trong đó có nguyên nhân như đời sống của người dân được nâng lên dẫn đến một bộ phận dân cư muốn sinh thêm con, việc cố tình hiểu sai một số điều trong Pháp lệnh Dân số mới được ban hành, sự lơi lỏng trong việc thực hiện công tác dân số của các cấp do thoả mãn với thành tích đã đạt được, v.v. Tuy nhiên việc tăng dân số cũng có thể còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác nữa. Như vậy theo các kết quả điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ thì chỉ sau khoảng 15 năm, tổng tỷ suất sinh đã giảm hơn 2 con/1 phụ nữ từ 3,98 con vào năm 1987 xuống còn 1,87 con cho giai đoạn 1998-2002, một mức giảm nhanh chóng. Mức giảm này cũng tương tự như mức giảm sinh ở Thái Lan từ khoảng 4 con vào những năm 1975 xuống dưới 2 con vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc đến số liệu về tổng tỷ suất sinh 1,87 con theo VNDHS 2002 vì đây là tổng tỷ suất tính cho thời kỳ 5 năm trước cuộc điều tra tức là vào khoảng từ giữa năm 1998 đến giữa năm 2002, với trung điểm của thời kỳ này là vào đầu năm 2000. Có thể so sánh con số này với tổng tỷ suất sinh là 2,3 con cho giai đoạn 1998-1999 theo kết quả của tổng điều tra dân số 1/4/1999 thì có thể thấy mức giảm hơn 0,4 con trong hơn 1 năm là hơi bất thường. Văn phòng tham khảo dân số Mỹ (Population Reference Bureau) cũng đưa ra một ước tính về tổng tỷ suất sinh cho Việt Nam là 2,1 con vào năm 2004. Có thể thấy rằng số liệu về tổng tỷ suất sinh của Việt Nam theo VNDHS 2002 có lẽ chưa thấp dưới mức sinh thay thế đến như vậy dù rằng có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chương trình KHHGĐ cũng như chính sách khuyến khích người dân chỉ có 1 hoặc 2 con. Cho dù mức sinh ở Việt Nam đúng là giảm xuống dưới mức sinh thay thế thì cũng không có lý do và bằng chứng thuyết phục để cho rằng khi mức sinh giảm xuống đến bằng hoặc thấp hơn mức sinh thay thế thì nó sẽ tiếp tục duy trì tại đúng mức sinh đó. Trên thực tế, vào giai đoạn sau của mô hình quá độ dân số mức sinh sẽ biến động xung quanh mức sinh thay thế. Đặc biệt, mức độ biến động này thường xảy ra ngay sau khi mức sinh giảm xuống bằng mức sinh thay thế và chịu tác động của các yếu tố và giá trị văn hoá-xã hội khác nhau. Một số ví dụ tại các nước phát triển dù đã đạt được mức sinh thay thế từ lâu nhưng do tác động của các yếu tố và giá trị văn hoá mà mức sinh không bao giờ thấp quá xa so với mức sinh thay thế như tổng tỷ suất sinh năm 2004 của Mỹ là 2,0, Ôxtrâylia là 1,7 và Niu Di Lân là 2,0. Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, khi mà ngày càng nhiều nước đang phát triển sẽ đạt được mức sinh thay thế, sẽ xuất hiện sự khác biệt rõ ràng hơn về các xu hướng sinh giữa các nước. Trong trường hợp của Thái Lan, dù đã đạt được mức sinh thay thế từ cuối những năm 1980, do quan điểm và mong muốn của các cặp vợ chồng vẫn muốn có cả con trai và con gái nên mức sinh nói chung cũng sẽ không thể giảm xuống được quá xa mức sinh bình quân hai con cho mỗi cặp vợ chồng trong tương lai gần. Để thấy rõ hơn về số liệu mức sinh giữa Tổng điều tra dân số 1999 và VNDHS 2002, ta có thể so sánh tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi như trong hình 2. Mặc dù đồ thị có hình dạng tương tự nhau, đối với tất cả các nhóm tuổi, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi theo số liệu của VNDHS 2002 đều thấp hơn so với số liệu của Tổng điều tra dân số 1999. Sự khác biệt lớn nhất xảy ra ở các nhóm tuổi có mức sinh cao từ 20-24 đến 30-34. Khi so sánh tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi với một số nước có tổng tỷ suất sinh tương tự: Đài Loan - 1,7 con (năm 1987), Singapo - 1,97 con (năm 1988) và Thái Lan - 1,85 con (năm 1989) trong Hình 3 ta thấy phụ nữ trong độ tuổi 20-24 ở Việt Nam vẫn có mức sinh cao hơn nhiều hay nói cách khác tuổi kết hôn và sinh con đầu lòng thấp hơn. Trong khi đó như ở Đài Loan và Singapore mức sinh cao tập trung vào nhóm tuổi 25-29 chứ không phải 20-24. Thái Lan có tỷ suất sinh không chênh lệch nhiều giữa độ tuổi 20-24 và 25-29 nhưng đều có giá trị thấp hơn nhiều so với mức sinh theo độ tuổi tương ứng ở Việt Nam. Do tuổi sinh con đầu lòng thấp hơn nên khoảng thời gian sinh đẻ của phụ nữ ở Việt Nam cũng dài hơn và đây cũng là tiềm tàng cho mức tăng dân số. Dù xu hướng giảm sinh xảy ra là tất yếu, cũng cần bổ sung thêm rằng tổng tỷ suất sinh theo thành thị và nông thôn tương ứng là 1,7 và 2,6 con theo Tổng điều tra dân số 1999 và 1,4 và 1,99 con theo VNDHS 2002. Ta thấy mức giảm sinh của hai khu vực trong một thời gian ngắn như vậy cũng là quá cao (tương ứng là 0,3 và 0,6 con) khi so sánh với mức giảm trong thời kỳ 10 năm từ 1989-1999 là 0,8 con cho khu vực thành thị và 1,8 con cho khu vực nông thôn. Tỷ suất sinh còn cao ở khu vực nông thôn cũng ẩn chứa mức tăng dân số trở lại nếu không có những giải pháp phù hợp. Một chỉ số khác để xác định hành vi sinh đẻ là tổng số con mà người phụ nữ muốn có hoặc quy mô gia đình mong muốn. Mặc dù thông tin thu được không phải luôn đáng tin cậy và phản ánh đúng thực tế sinh đẻ vì nói chung các đối tượng điều tra đều đưa ra con số về quy mô gia đình mong muốn thấp hơn số con hiện đang còn sống của họ, chỉ số này cũng cho ta thấy được giá trị/quan niệm chung của xã hội đối với mức sinh. Số con mong muốn của phụ nữ có chồng theo trình độ học vấn theo điều tra VNDHS 1997 và 2002 được thể hiện trong hình 4. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ nghịch giữa trình độ học vấn và mức sinh. Lý thuyết quá độ nhân khẩu cũng cho thấy một logic là trong giai đoạn đầu của quá độ mức sinh bao giờ cũng được khởi xướng bởi một bộ phận mang tính tiên phong - đó là những người muốn sinh ít con hơn, có kiến thức và cơ hội tiếp cận với những biện pháp hạn chế mức sinh. Theo logic này, những phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn thường là những người có mức sinh thấp hơn. Dần dần việc chấp nhận mô hình gia đình ít con và hiểu biết về các biện pháp tránh thai có hiệu quả sẽ tác động đến các bộ phận dân cư khác. Theo số liệu VNDHS 2002, bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 có chồng mong muốn có 2,4 con. Số con mong muốn cũng có sự khác biệt theo trình độ học vấn với mức độ chênh lệch khoảng 1 con giữa nhóm có trình độ học vấn cao nhất và thấp nhất. Tuy nhiên dù ở trình độ học vấn nào, tất cả phụ nữ đều mong muốn có ít nhất là 2 con. Điều đáng ngạc nhiên là khi so sánh số con mong muốn giữa hai cuộc điều tra VNDHS 1997 và 2002 thì gần như không có sự thay đổi mặc dù mức sinh thực tế đã giảm rất nhanh trong thời kỳ này được thể hiện trong hình 5. Mức giảm sinh theo trình độ học vấn ở hình 5 cho thấy việc chấp nhận mức sinh thấp hơn cũng như việc sử dụng các biện pháp tránh thai đã được chấp nhận rộng rãi trong tất cả các bộ phận dân cư. Mức sinh giảm nhiều trong nhóm có trình độ học vấn thấp hơn cũng phù hợp với giai đoạn giảm sinh trong lý thuyết quá độ dân số. Tuy nhiên với số con mong muốn bình quân là 2,4 và con số này không hề giảm giữa hai cuộc điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ 1997-2002 cũng đưa ra những dấu hiệu cho thấy tính chưa bền vững của việc giảm sinh trong những năm vừa qua. Chẳng hạn, cán bộ, công chức nhà nước trước đây có ít con một phần cũng bị hạn chế bởi quy định chỉ được phép sinh 1 hoặc 2 con chứ không đơn thuần là từ nhận thức và mong muốn của họ. Vì vậy, khi có cơ hội là tỷ lệ sinh con thứ 3 lập tức tăng. Kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống được cải thiện, tâm lý thích có con trai vẫn còn tương đối phổ biến cũng là các yếu tố tác động tích cực cho việc sinh thêm con, nhất là ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, dân số tăng về số sinh tuyệt đối cũng vẫn là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới, chỉ có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao mới là yếu tố đáng lo ngại. Theo dự báo dân số thế giới cho giai đoạn 2000-2100 của Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc dân số vẫn tiếp tục tăng ở các nước đang phát triển. Thậm chí khi mức sinh giảm xuống mức sinh thay thế thì dân số vẫn tiếp tục tăng từ 4,9 tỷ năm 2000 lên 8,86 tỷ người năm 2100 ở các nước đang phát triển. Mức tăng này chủ yếu do tác động của cơ cấu dân số trẻ. Trong số bốn yếu tố tác động đến tốc độ tăng dân số là mức sinh, mức chết, di dân và cơ cấu dân số trẻ (tỷ lệ phụ nữ dưới 30 tuổi trong tổng dân số nữ) thì cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng lớn nhất. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, quy mô dân số ở các nước đang phát triển năm 2100 sẽ tăng 1,81 lần so với năm 2000 thì phần tăng do cơ cấu dân số trẻ là 1,39 lần, do mức chết giảm là 1,15 lần và do mức sinh là 1,13 lần. Như vậy với cơ cấu dân số trẻ – tỷ lệ phụ nữ dưới 30 tuổi theo Tổng điều tra dân số 1999 chiếm gần 59,6% dân số nữ, đúng bằng trung bình của các nước đang phát triển năm 2000 (59,3%), dân số Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng trong nhiều năm nữa trước khi đạt đến quy mô dân số ổn định. Như vậy có thể thấy rằng với việc triển khai có hiệu quả chương trình dân số-KHHGĐ, mức sinh ở Việt Nam giảm đáng kể và xu thế này là không thể đảo ngược. Các nguồn số liệu khác nhau đều chứng tỏ mức sinh này đã tiến đến mức sinh thay thế. Tuy nhiên, mức sinh này liệu đã thực sự thấp như mong đợi và kết quả giảm sinh có bền vững hay không thì cũng còn phải xem xét thêm. Cơ cấu dân số trẻ, tuổi sinh con thấp (hay khoảng thời gian sinh đẻ dài), số con hay quy mô gia đình mong muốn vẫn còn cao, tâm lý thích con trai, nhận thức của người dân, các yếu tố kinh tế-xã hội-văn hoá khác, . đều tiềm ẩn các tác động đến gia tăng dân số. Tâm lý thoả mãn với thành tích đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tổ chức và cán bộ làm công tác dân số trong thời gian vừa qua cũng có tác động tiêu cực đến kết quả của chương trình. Ổn định tổ chức và cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em và đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi đối với cả cán bộ và người dân, đẩy mạnh và đa dạng hoá các phương tiện tránh thai vẫn là những bước đi cơ bản để đưa công tác dân số quay trở lại đúng quỹ đạo, góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010. . Trong số bốn yếu tố tác động đến tốc độ tăng dân số là mức sinh, mức chết, di dân và cơ cấu dân số trẻ (tỷ lệ phụ nữ dưới 30 tuổi trong tổng dân số nữ). tuổi, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi theo số liệu của VNDHS 2002 đều thấp hơn so với số liệu của Tổng điều tra dân số 1999. Sự khác biệt lớn nhất xảy ra ở

Ngày đăng: 21/12/2013, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan