Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

82 412 2
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, để thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, các công ty luôn phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp. Quá trình đổi mới chế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, doanh nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt chính sách quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ lợi nhuận cao, sản phẩm mới tính cạnh tranh. Do vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn phát đạt còn không ít những doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng thực tế thì sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Trong thời gian qua, mặc dù công ty cổ phần tập đoàn HiPT đã nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, công ty lợi nhuận tăng. Nhưng kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao. Mặc dù mục tiêu hiệu quả đạt được của các doanh nghiệp là khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới đạt được lợi nhuận cao nhất, đứng trước tình hình như hiện nay công ty phải tìm cách để khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh công tác hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty mình trong thời gian tới. Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 1 Chuyên đề tốt nghiệp Do tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ ban tài chính em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT” cho chuyên đề của mình. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT. Do điều kiện về trình độ và thời gian hạn nên trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo PGS.TS. Trần Đăng Khâm, người đã hướng dẫn em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn ! Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Ở mỗi nước, trong thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể của nền kinh tế mà hình thành nên những mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhà nước tạo lập và vận hành nền kinh tế thị trường thông qua việc xác định các mô hình bản của tổ chức sản xuất, quy định địa vị pháp lý của mỗi loại chủ thể kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Tổ chức cá nhân thuộc các thành kinh tế được sản xuất kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đằng và cạnh tranh theo pháp luật. nhiều chủ thế tham gia vào nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Nhóm chủ thể kinh doanh quan trọng nhất là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật kinh tế đó là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, loại chủ thể thứ hai là các hộ kinh doanh cá thể. Hộ kinh doanh cá thể tuy số lượng lớn nhưng cần thiết trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế hiện nay, song quy mô và phạm vi kinh doanh nhỏ, thường là hộ gia đình hoạt động trong phạm vi quận huyện. Ngoài ra còn những người kinh doanh nhỏ, thường là các cá nhân và người kinh doanh lưu động và không ổn định về địa điểm mặt hàng hay dịch vụ. Theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh- tức là thực hiện Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 3 Chuyên đề tốt nghiệp một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy thuật ngữ doanh nghiệp dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập đủ những đặc trưng pháp lý và thoả mãn những điều kiện do pháp luật quyđịnh.Trong thực tế doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với nhiều tên gọi khác nhau. 1.1.2. Phân loại nhiều cách phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau. 1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc tài sản đầu từ vào doanh nghiệp( hình thức sở hữu tài sản). Theo tiêu chí này doanh nghiệp nước ta được chia thành : • Công ty Doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh . • Doanh nghiệp tư nhân • Doanh nghiệp nhà nước + Công ty nhà nước : Công ty nhà nước độc lập và Tồng công ty nhà nước. + Công ty cổ phần : công ty cổ phần Nhà nước (100% vốn nhà nước) và doanh nghiệp cổ phần chi phối của nhà nước. + Công ty TNHH: công ty TNHH nhà nước một thành viên và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên và doanh nghiệp vốn góp chi phối của Nhà nước. Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài : hình thức thành lập và hoạt động là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. • Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị- xã hội(doanh nghiệp đoàn thể): Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ nhưng năm bắt đầu chuyển đổi giữa Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 4 Chuyên đề tốt nghiệp hai chế kinh tế nước ta đến nay đều sử dụng quy chế pháp lý của doanh nghiệp nhà nước, đây là sự bất cập và tất yếu phải chuyển các doanh nghiệp này sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên. • Hợp tác xã Là tổ chức kinh tế tập thể ngoài mục tiêu kinh tế còn những mục tiêu xã hội thiết thực trong điều kiện nền kinh tế nước nhà nên nó đặc điểm riêng trong việc thành lập, quản lý hoạt động và chế độ tổ chức. Tuy vậy, trong hoạt động nó hoạt động như một loại hình doanh nghiệp. 1.1.2.2.Phân loại theo giới hạn trách nhiệm • Doanh nghiệp không tư cách pháp nhân Các doanh nghiệp loại này bao gồm: các công ty hợp danh, các loại doanh nghiệp tư nhân, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản • Doanh nghiệp tư cách pháp nhân Là các loài hình doanh nghiệp còn lại trừ công ty hợp danh và các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này trách nhiệm hữu hạn. 1.1.2.3.Phân loại theo hình thức pháp lý của các tổ chức kinh doanh Nếu xem xét doanh nghiệp từ ý nghĩa là một chủ thể pháp lý và từ thực tiễn Việt nam khái quát lại các mô hình bản là: • Công ty cổ phầnCông ty TNHH: công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên. • Công ty hợp danh • Doanh nghiệp tư nhân Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 5 Chuyên đề tốt nghiệp Các công ty Nhà nước, trước hết là công ty Nhà nước độc lập thực chất là một loại hình công ty TNHH một thành viên. 1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 1.2.1. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản ngắn hạn. Để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tư liệu sản xuất mà nó bao gồm hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Nếu như tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ đầu tiên cho tới khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất thì đối tượng lao động lại khác, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh, một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Đối với doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thì giá trị các loại tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của chúng. Việc quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 6 Chuyên đề tốt nghiệp Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải biết rõ số lượng, giá trị mỗi loại tài sản ngắn hạn là bao nhiêu cho hợp lý và đạt hiệu quả sử dụng cao. Tài sản ngắn hạn được phân bố đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định tránh lãng phí và tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản. Do đó, tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp các đặc điểm sau: + Tài sản ngắn hạn tính thanh khoản cao nên đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Tài sản ngắn hạn là một bộ phận của vốn sản xuất nên nó vận động và luân chuyển không ngừng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. + Tài sản ngắn hạn thể dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ nên cũng vận động rất phức tạp và khó quản lý. 1.2.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn. Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng, tuỳ theo yêu cầu quản lý và dựa trên tính chất vận động của tài sản ngắn hạn, người ta thể phân loại tài sản ngắn hạn như sau: 1.2.1.2.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tài sản ngắn hạn được chia thành: Tài sản ngắn hạn dự trữ : là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu dự trữ của doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang đi đường, nguyên nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi gia công, trả trước cho người bán. Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 7 Chuyên đề tốt nghiệp Tài sản ngắn hạn sản xuất: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất… Tài sản ngắn hạn lưu thông: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản nợ phải thu của khách hàng. Theo cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản ngắn hạn để đưa ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng một cách cao nhất. 1.2.1.2.2. Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán Căn cứ vào các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Tiền mặt Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ. Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Các khoản đầu tư ngắn hạn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là việc sử dụng các loại tài sản sao cho hiệu quả nhất. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm” cho tiền mặt vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp thể đầu tư vào Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 8 Chuyên đề tốt nghiệp chứng khoán khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Do đó trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán khả năng thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Ta thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau: Ta thấy tiền mặt là một hàng hóa nhưng đây là hàng hóa đặc biệt-một tài sản tính lỏng nhất. Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần một lượng tiền mặt và phải dùng nó để trả cho các hóa đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt này hết, doanh nghiệp phải bán các chứng khoán khả năng thanh khoản cao để lượng tiền như ban đầu. Các khoản phải thu Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Các doanh nghiệp bán hàng song thể không nhận được ngay tiền hàng Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 9 Các chứng khoán thanh khoản cao Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán tính thanh khoản cao Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt. Dòng thu tiền mặt Tiền mặt Dòng chi tiền mặt Chuyên đề tốt nghiệp lúc bán mà nhận sau một thời gian xác định mà hai bên thoả thuận hình thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp. Việc cho các doanh nghiệp khác nợ như vậy chính là hình thức tín dụng thương mại. Với hình thức này thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản phải thu giữ một vai trò quan trọng bởi nếu các nhà quản lý không cân đối giữa các khoản phải thu thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn thâm chí dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Hàng tồn kho Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng hoá tồn kho ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn thậm chí nếu sản phẩm khó bảo quản thể bị hư hỏng, ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, các khâu tiếp theo sẽ không thể tiếp tục được nữa đồng thời với việc không hoàn thành được kế hoạch sản xuất. Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loại nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây truyền sản xuất. Thông thường quá trình sản xuất của các doanh Đinh Quang Hoà Lớp Tài chính 46Q 10 . 3 phần: Chương I: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập. biệt là các cán bộ ban tài chính em đã chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT cho chuyên đề

Ngày đăng: 21/12/2013, 14:48

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Hình 1.1..

Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1.2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Hình 1.2..

Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Hình 1.3..

Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005- 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Bảng 2.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005- 2007 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Bảng 2.2.

Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu thanh toán - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Bảng 2.3.

Các chỉ tiêu thanh toán Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Bảng 2.4.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.7 : Cơ cấu ngân quỹ của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Bảng 2.7.

Cơ cấu ngân quỹ của công ty Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.8: Cơ cấu các khoản phải thu - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Bảng 2.8.

Cơ cấu các khoản phải thu Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.9: Hàng tồn kho của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Bảng 2.9.

Hàng tồn kho của công ty Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan