Nhân vật phản diện trong sáng tác của anh đức

71 848 2
Nhân vật phản diện trong sáng tác của anh đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Văn học 30 năm chiến tranh đã để lại những tác phẩm làm xúc động hàng triệu ngời đang chiến đấu và tạo nên những giá trị tinh thần bền vững cho thế hệ mai sau. Với hai cuộc chiến tranh yêu nớc vĩ đại, văn học đã sáng tạo đợc những hình tợng nghệ thuật cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con ngời Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống, vừa thấm sâu tinh thần của thời đại. Về nội dung t tởng, văn học thời kỳ này đã kế thừa và phát huy những nét cơ bản trong truyền thống của dân tộc là chủ nghĩa yêu nớc và tinh thần nhân đạo. Có thể nói: Cha có thời kỳ nào mà tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hơng đất nớc, tình nghĩa đồng bào, đồng chí lại đợc thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện phong phú, nhiều vẻ nh văn học giai đoạn 45- 75. Đội ngũ sáng tác đã hình thành nên kiểu nhà văn - chiến sĩ, đáp ứng những đòi hỏi của thời đại cách mạng và chiến tranh. Có nhiều ngời trớc khi trở thành nhà văn, họ đã là chiến sĩ cách mạng. Nhng cũng không ít ngời cầm súng trớc khi cầm bút. Có thể nói, văn xuôi Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 đã đi qua một giai đoạn 30 năm của nền văn học mới, ra đời và phát triển gắn liền với cách mạng và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Do sự chi phối mạnh mẽ của khuynh hớng sử thi, tơng ứng với trạng thái xã hội thời ấy nên các nhân vật đều có ít nhiều nét dáng của nhân vật sử thi. Đó là những con ngời mang t tởng của thời đại, khát vọng và ý chí của dân tộc, của quần chúng và tập trung sức mạnh, phẩm chất của con ngời Việt Nam thời đánh Mỹ. Hầu hết, nhân vật chính của các tác phẩm đều là nhân vật thiện, tốt, đẹp, đều là những nhân vật chính diện. Nhân vật phản diện cha nhiều, cha trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Hoàng Thị Hiền Văn học 45-75 do yêu cầu của cuộc kháng chiến, do tính phức tạp của cuộc chiến tranh, sáng tác văn học đợc xem nh một hoạt động tuyên truyền chính trị, giáo dục t tởng, động viên, cổ vũ quần chúng. Văn học 45-75 vì viết về đề tài chiến tranh, bị chi phối bởi cảm hứng lãng mạn nên giọng điệu bao trùm là giọng ngợi ca, khẳng định, tự hào, tạo nên những bút pháp bay bổng, gieo vào lòng ngời niềm lạc quan, tin tởng. Kết cấu văn xuôi 45 - 75 là kết cấu lịch sử, sự kiện, kết cấu chặt chẽ, với tình huống gay cấn căng thẳng. Kết cấu truyện thờng dựa trên hai tuyến mâu thuẫn địch - ta, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực, thiện - ác, hiện thực, chiến tranh và cách mạng. Vấn đề lịch sử và dân tộc của thời kỳ này đã ảnh hởng tới thời kỳ văn học, quyết định phần nào phơng thức biểu hiện của nhà văn. 1. Văn học chống Mỹ đã phản ánh cuộc sống và con ngời một cách toàn diện, thế giới nhân vật phong phú đa dạng hơn. Có đợc thành công đó là do công lao của nhiều nhà văn. Trong những đóng góp chung của các nhà văn, có phần góp công của Anh Đức, đóng góp đắc lực của Anh Đức đợc thể hiện rõ trên lĩnh vực xây dựng nhân vật, bao gồm nhân vật chính diệnphản diện. Ông là một trong những cây bút văn xuôi lớn, với những sáng tác đợc viết bằng nhiều thể loại và ở thể loại nào cũng đều rất thành công, đợc giới nghiên cứu phê bình khẳng định và đánh giá cao nh : truyện ngắn, ký, tiểu thuyết 2. Nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức chiếm số lợng lớn: Nhiều nhân vật đã đạt đến giá trị điển hình. Bên cạnh giá trị điển hình về con ngời anh hùng, còn có điển hình về nhân vật phản diện - đại diện cho tội ác tột cùng. Ngời đọc dễ dàng nhận ra mẫu các nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức nh thằng Mỹ, bon tay sai ác ôn Thông qua nhân vật phản diện, tác giả đã nói lên tính chất ác liệt của cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam nói chung, khẳng định sự thắng lợi của chiến tranh nhân dân đồng thời chứng minh chân lý, chính nghĩa thắng gian tà. Vì thế, tìm hiểu nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức giúp ta hiểu đợc phần nào hiện thực đen tối của cách mạng miền Nam thời chống Mỹ. 3. Anh Đức trở thành Nhà văn từ cuộc chiến đấu gian khổ suốt hai cuộc kháng chiến. Chính ông đã từng nói "Những ngời cầm bút chúng tôi có thời vận khá đặc biệt, chúng tôi hầu nh lọt gọn vào cuộc chiến trờng kỳ kéo dài ba thập kỷ" Vào những năm đầu chống Pháp, mới 12 tuổi, Anh Đức đã đi kháng chiến. Cho đến hết ngày kết thúc chiến tranh, ông rời miền Nam đi tập kết ra Bắc trên con tàu thuỷ và mấy năm sau, ông vợt Trờng Sơn trở lại quê hơng. Tác phẩm của Anh Đức đã khắc hoạ lại, đã thông báo, thông điệp với ngời đọc về những hành vi phản nhân đạo nhất thời đại của Mỹ - Diệm và cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân miền Nam để tự giải phóng. 4. Sáng tác của Anh Đức mang những đặc điểm nổi bật của Văn học Việt Nam giai đoạn 45 - 75 + Phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. + Viết theo khuynh hớng sử thi. + Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lãng mạn. Là một nhà văn đầy tài năng, có vốn hiểu biết, vốn sống phong phú và cách viết độc đáo, Anh Đức đã thu đợc nhiều thành công nhất định. Sáng tác của ông mang đậm nét phong cách Nam Bộ, tiêu biểu cho sáng tác văn học miền Nam. Việc tìm hiểu nhân vật - đặc biệt là nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức đã giúp ta hiểu hơn về thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả. Đồng thời cũng nắm bắt đợc phần nào phong cách của Anh Đức đợc biểu hiện qua các tác phẩm của ông. Chính vì những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài "nhân vật phản diện trong sáng tác của anh đức" để nghiên cứu. Vì thời gian ngắn và năng lực của ngời viết hạn chế trớc một công trình nghiên cứu khoa học có tính khái quát cao nên khoá luận không tránh khỏi có những sai sót nhất định. Rất mong nhận đợc sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. II. lịch sử vấn đề: Xung quanh tác giả Anh Đức, giới nghiên cứu và phê bình văn học đã có rất nhiều bài viết, mỗi bài viết đi vào một khía cạnh, một đặc điểm riêng trong sáng tác của Anh Đức, bài nào cũng độc đáo và sáng tạo. Nhiều bài viết đã đi vào tìm hiểu, đánh giá nhân vật phản diện. Có thể kể tên một số công trình có liên quan đến đề tài nh: - Thành Dung: Về cách thể hiện nhân vật trong "Hòn đất" - Tạp chí Văn học số 1/1969. - Phạm Nhân: "Hòn đất" - Một bức tranh chân thực về giai đoạn chống Mỹ ở Miền Nam - Tạp chí Văn học số 3 - 1967. - Chu Nga: Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức - Tạp chí Văn học số 2/1975. - Trang Nghi: Hiện thực miền Nam qua một số thơ văn thời Mỹ - Diệm - Nghiên cứu văn học số 7/1962. - Thiếu Mai: Về "Một chuyện chép ở bệnh viên" và "Biển xa" của Bùi Đức ái - Nghiên cứu văn học số 12/1962. - Diệp Minh Tuyền : Anh Đức với những truyện ngắn, bút ký xuất sắc của anh - Tạp chí văn học số 7/1966. - Hoài Thanh: "Hòn đất" - Hòn ngọc - Tạp chí văn học số 1/1968. - Xuân Trờng: Đọc "Bức th Cà Mau" của Anh Đức - Tạp chí văn học số 4/1965. - Nguyễn Sáng: ý nhỏ về truyện ngắn miền Nam - Tạp chí văn học số 4/1974. - Trần Văn Giai "Hòn đất" - Một bớc tiến mới của văn học Cách mạng Miền Nam - Tạp chí văn học số 3/1967. Trong bài "Đọc bức th Cà Mau của Anh Đức", in trên Tạp chí văn học số 4/1975, tác giả Xuân Trờng viết: "Chúng ta chờ đón ở Anh Đức những bút ký, những truyện ngắn, những bài thơ mới phản ánh cuộc chiến đấu sôi sục, cháy rực của miền Nam ruột thịt, của những con ngời anh hùng không chỉ ở nông thôn mà cả ở thành thị của nhân dân, của công nhân và cả của trí thức cách mạng " Với Chu Nga trong bài "Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức" in trên Tạp chí Văn học số 2/1975 thì viết :" Hòn đất là tác phẩm báo hiệu thậm chí mở màn cho một mùa tiểu thuyết của văn học cách mạng miền Nam. Hòn đất cũng là tác phẩm đầu tiên phản ánh một cách sinh động tính chất nhân dân của cuộc chiến đấu mà đồng bào ta ở miền Nam hơn hai mơi năm nay vẫn kiên trì và dũng cảm tiến hành " Bài "Hòn đất - Một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu chống Mỹ ở miền Nam - Tạp chí Văn học số 2/1975, tác giả Phan Nhân viết: "Với tác phẩm Hòn Đất, Anh Đức đã nói lên cái điều mà lý luận quân sự Mác-Lênin đã khẳng định từ lâu: Chiến tranh nhân dân là vô địch, bất cứ thời đại nào kể cả thời đại nguyên tử " Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả của Anh Đức, nhng cha bài viết nào đề cập đến nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức. Trong bài "Bàn về cách thể hiện nhân vật trong "Hòn đất" - Tạp chí văn học số 1/1969, Thành Dung mới chỉ dừng lại khảo sát trong phạm vi tiểu thuyết "Hòn đất" và chủ yếu ở những nhân vật chính diện tiêu biểu. Tác giả Phan Nhân ("Hòn đất" - Một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu chống Mỹ ở miền Nam) đã đề cập phần nào đến nhân vật phản diện : "Kẻ thù đó, tác giả "Hòn đất" đã chỉ ra khá cụ thể. Đó là "Một lũ đầu trâu mặt ngựa, đông về số lợng, dồi dào về bom đạn, nhng lại thiếu một cái cực kỳ quan trọng, đó là tinh thần ". Tác giả cũng đã nêu tên một số nhân vật - Tuy nhiên bài viết cũng chỉ mới giới hạn trong một tác phẩm của Anh Đức. Vì thế, cha có đợc một cái nhìn bao quát, tổng thể về nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức. Các khoá luận tốt nghiệp trớc đây của các anh chị đi trớc cũng cha bàn sâu về vấn đề nhân vật phản diện. Họ chủ yếu đi vào khai thác những đặc điểm chủ yếu trong truyện ngắn của Anh Đức hoặc cảm hứng sử thi trong sáng tác của ông nhân vật phản diện ch a đợc giành vị trí xứng đáng. Chính vì vậy phần đa độc giả chỉ biết đến Anh Đức thông qua hình ảnh những ngời dân Nam Bộ yêu nớc và giàu tinh thần nhân nghĩa nh: Ông Tám Xẻo Đớc kiên nghị và cởi mở, yêu thơng nh cô Quế, trầm tĩnh và vững vàng nh chị Lộc, thuỷ chung ân nghĩa nh bác Ba Đặc biệt là hình t ợng chị Sứ - ngời con u tú của nhân dân lao động Việc có một cái nhìn khái quát về nhân vật trong sáng tác của Anh Đức, đặc biệt là nhân vật phản diện là một việc làm rất quan trọng. Nó cho ta thấy rõ tài năng và chất hiện thực trong sáng của Anh Đức. Tác phẩm của ông bên cạnh tuyến nhân vật chính diện, còn có tuyến nhân vật phản diện. Tuyến nào cũng sắc sảo, rõ nét, nhiều nhân vật đã trở thành điểm hình, tính cách tiêu biểu trong văn học cách mang miền Nam. Điều này khác hẵn với nhà văn Nguyễn Thi ( chủ yếu là nhân vật chính diện). Vì thế, vấn đề " Nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức " trở thành một đề tài nghiên cứu rất có ý nghĩa, đòi hỏi cần phải đợc giải quyết. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nh tên đề tài đã chỉ rõ, khoá luận này chỉ đi sâu vào tìm hiểu kỳ về nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức . Văn học 45-75, phản ánh hiện thực cuộc sống một cách sâu sắc, toàn diện, thể hiện cuộc sống một cách sâu sắc, toàn diện, thể hiện mọi đối tợng của cuộc sống (thiên nhiên, con ngời ) nhân vật đ ợc phân tuyến khá rạch ròi. Việc nghiên cứu nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức giúp chúng ta thấy đợc cái đặc sắc, độc đáo của tác giả so với các Nhà văn cùng thời trên cùng một đề tài phản ánh. Trong quá trình khảo sát, ta có thể dựng lại chân dung nhân vật phản diện từ nội dung đến hình thức. Để thấy rõ hơn sự sáng tạo tài tình của tác giả. Mặt khác, thông qua việc tìm hiểu nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức, ngời đọc sẽ thấy đợc ý nghĩa to lớn của việc thể hiện thành công nhân vật phản diện - một loại hình nhân vật ít đợc đề cập đến trong nền văn học 45- 75. Đây là văn học của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với nội dung ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu của nhân dân . Iv. đối tợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tợng: Sáng tác của Anh Đức ở cả ba thời kỳ: + Thời kỳ kháng chiến chống Pháp. + Thời kỳ cứu nớc ở miền Nam. + Thời kỳ hoà bình. Với những tác phẩm ở nhiều thể loại: ký, truyện ngắn và tiểu thuyết Nhng chủ yếu là những tác phẩm viết ở chiến trờng miền Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các thể loại sáng tác của Anh Đức. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thêm một số sáng tác của các nhà văn khác (Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành ) để bổ sung cho đề tài của khoá luận nhằm có đợc một cái nhìn tổng quát nhất về nhân vật phản diện. V. phơng pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu, cần đặt đối tợng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, lịch sử dân tộc và lịch sử văn học, trong mối quan hệ nhiều chiều. Khoá luận đã sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau: * Ph ơng pháp tiếp cận hệ thống: Nhằm tiếp cận, khám phá, tìm ra những kết luận sơ bộ nhằm tổng quát chung về đặc điểm nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức. * Ph ơng pháp phân tích và miêu tả: Đây là phơng pháp truyền thống và cũng là phơng pháp chính sẽ sử dụng trong khoá luận. Việc phân tích những tác phẩm, những chi tiết tiêu biểu, điển hình nhằm chứng minh cụ thể. Từ đó, rút ra những kết luận khái quát. * Ph ơng pháp so sánh: Anh Đức là một nhà văn - chiến sĩ, cũng nh bao nhà văn - chiến sĩ khác, ông góp phần phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc. Song mỗi nhà văn có những nét riêng trong phong cách phản ánh. Khi so sánh với các nhà văn cùng thời, sẽ thấy rõ đợc những nét riêng của Anh Đức trong cái chung của nền văn học dân tộc. VI. cấu trúc của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận bao gồm những nội dung sau: Chơng I: Vị trí Văn học sử của Anh Đức trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. 1. Anh Đức - Nhà văn chiến sĩ 2. Sự nghiệp sáng tác của Anh Đức. Chơng II: Nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức : I. Nhân vật phản diện và việc thể hiện nhân vật phản diện trong Văn học Việt Nam 1945 - 1975 1. Khái niệm nhân vật phản diện. 2. Việc thể hiện nhân vật phản diện trong văn học Việt Nam 1945 - 1975 II. Nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức 1. Dụng ý nghệ thuật của Anh Đức trong việc thể hiện nhân vật phản diện a) Phản ánh hiện thực cuộc sống một cách bao quát, toàn diện. b) Thấy đợc tội ác tàn bạo của kẻ thù. c) Chỉ ra những khó khăn, gian khổ, những đau thơng mất mát mà nhân dân ta đã phải trải qua. d) Khẳng định việc ngời dân đến với cách mạng là tất yếu. e) Ca ngợi Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân miền Nam. g) Nêu lên quy luật tất yếu: Chính nghĩa thắng gian tà, cái ác sẽ bị tiêu diệt. 2. Tần số xuất hiện của các nhân vật phản diện a) So với các nhân vật chính diện. b) Nhân vật phản diện xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm của Anh Đức. Từ những sáng tác ở miền Bắc, miền Nam; từ ký, truyện ngắn đến tiểu thuyết. 3. Tính cách điển hình của nhân vật phản diện a) Điển hình cho các thế lực đen tối ở miền Nam. b) Điển hình cho cái ác tột cùng, sự xấu xa, thối nát, tham vọng vô lý. Chơng III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện 1. Nghệ thuật tơng phản tạo nên sự đối lập gay gắt trong tính cách của nhân vật chính diệnphản diện. 2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình. 3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm. 4. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ và hành động. 5. Những đặc sắc nghệ thuật khác. 6. Hạn chế của việc xây dựng nhân vật phản diện. Phần nội dung Ch ơng I Vị trí Văn học sử của Anh Đức trong nền văn học Việt Nam hiện đại 1. Anh Đức - Nhà văn chiến sỹ: Anh Đức tên thật là Bùi Đức ái, sinh ngày 5/5/1935, học ở trờng làng, về sau học ở Cần Thơ. Vào những năm đầu chống Pháp, mới 12 tuổi Anh Đức đã đi kháng chiến, tham gia các tổ chức cách mạng. Tham gia trong một cơ quan tạp chí văn nghệ miền Nam mang tên "Lá lúa". Môi trờng ấy rất thuận lợi để Anh Đức phát triển tài năng văn học của mình (ông tham gia chạy sách báo, chữa bản in ) Từ năm 1952, Anh Đức là phóng viên của báo"Cứu Quốc" ở Nam bộ. Nhờ đó, Anh Đức có điều kiện đi nhiều nơi. Năm 1952 Anh Đức tập kết ra miền Bắc. Trong những năm ở miền Bắc, ông công tác ở ban văn học của đài tiếng nói Việt Nam, là biên tập viên cho tới năm 1957 thì về công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. Đợc phân công về Nam từ tháng 6/1962 công tác ở Hội văn nghệ giải phóng miền Nam. Địa bàn hoạt động chính của ông vẫn là mảnh đất rừng đớc và mũi đất Cà Mau - một tỉnh cực Nam của Tổ quốc. ở Anh Đức, con ngời nhà văn và chiến sĩ đã hoà làm một. Ông là ngời xông xáo, có mặt trên nhiều nẻo đờng kháng chiến ở miền Nam (không phải chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn ở Tây Nguyên, Quảng Trị ). Ông cũng là ngời gắn bó rất thiết tha với ngời dân Nam Bộ - Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cờng giữ đất, giữ nớc. Ngọn lửa Đồng khởi - 1960 đã lan ra và tạo khí thế bừng bừng. Con ngời nơi đất Mũi tiêu biểu cho tính cách của con ngời Nam Bộ : Nghĩa khí, can trờng, thật thà, trung hậu. Những nét tính . đại. 1. Anh Đức - Nhà văn chiến sĩ 2. Sự nghiệp sáng tác của Anh Đức. Chơng II: Nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức : I. Nhân vật phản diện và. 1945 - 1975 II. Nhân vật phản diện trong sáng tác của Anh Đức 1. Dụng ý nghệ thuật của Anh Đức trong việc thể hiện nhân vật phản diện a) Phản ánh hiện thực

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Hình ảnh liên quan

2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 49 - Nhân vật phản diện trong sáng tác của anh đức

2..

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 49 Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan