Nhân vật lâm xung trong thuỷ hử của thi nại am

61 1.6K 7
Nhân vật lâm xung trong thuỷ hử của thi nại am

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ---------------------------- Nhân vật Lâm Xung trong Thuỷ hử của thi nại am Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học nớc ngoài Giáo viên hớng dẫn: Th.S Phan thị nga Sinh viên thực hiện Phan thị ngọc Lớp : 42E 3 - ngữ văn Vinh, tháng 5/2006 Phạm Thị Ngọc 1 Khoá luận tốt nghiệp Lời cảm ơn Để hoàn thành đợc khoá luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đợc sự hớng dẫn hết sức chu đáo và tận tình của cô giáo Phan Thị Nga, sự động viên khích lệ của các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ Văn Trờng Đại Học Vinh cùng ngời thân và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo, bạn bè cùng ngời thân đã giúp tôi trong quá trình làm khoá luận này. Do hạn chế bởi thời gian và năng lực nên khoá luận này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để khoá luận này hoàn chỉnh hơn Phạm Thị Ngọc mở đầu Phạm Thị Ngọc 2 Khoá luận tốt nghiệp 1. Lý do chọn đề tài. Nói đến thành tửu của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chúng ta không thể không nói tới tiểu thuyết Minh- Thanh, một thể loại có vị trí đặc biệt trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Trung Quốc. Đời sống xã hội của triều đại Minh- Thanh chính là mảnh đất màu mỡ để cho thể loại tiểu thuyết đơm hoa kết trái, tạo nên một thời đại hoàng kim và lu danh hậu thế các bộ tiểu thuyết nổi tiếng nh: Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Tây du ký, Liêu trai chí dị, Kim Bình Mai, Hồng lâu mộng, Cùng với Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử là một bộ tiểu thuyết tiêu biểu cho loại tiểu thuyết anh hùng của đời Minh. Thuỷ hử không chỉ nổi tiếng ở Trung quốc mà còn có tiếng vang lớn trên thế giới và trở thành một kiệt tác văn học của nhân loại. Đặc biệt Thuỷ hử đến với bạn đọc Vịêt Nam nh một món ăn tinh thần không thể thiếu, chiếm đợc lòng yêu thích, mến mộ của nhiều ngời. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Thi Nại Am đã đạt đợc nhiều thành công cho tác phẩm, đặc biệt là thành công trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật. Nhờ vậy sống mãi trong lòng độc giả những nhân vật anh hùng hảo hán trong Thuỷ hử nh: Tống Giang, Lâm Xung, Võ Tòng, Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm, Thuỷ hử có hơn 400 nhân vậtLâm Xung là một trong những nhân vật đợc tác giả tập trung bút lực để khắc hoạ nên một tính cách sinh động, chân thật với một quá trình phát triển hợp lý, biện chứng. Nhân vật Lâm Xung trong Thuỷ hử đã đợc dựng thành phim truyền hình mang tên Lâm Xung và thu hút đợc đông đảo khán giả hâm mộ. Phạm Thị Ngọc 3 Khoá luận tốt nghiệp Con đờng tìm đến nghĩa quân Lơng Sơn Bạc của Lâm Xung không giống với các nhân vật khác trong tác phẩm. Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ tìm đến con đờng phản kháng nh một sự đơng nhiên, bởi vì ngay từ đầu họ đã công khai tấn công vào thành trì của giai cấp thống trị. Tống Giang trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân Lơng Sơn tuy có quanh co, phức tạp nhng nguyên nhân cơ bản để Tống Giang trở thành ngời phản kháng là do bị nghĩa quân Lơng Sơn ép đến thế cùng . Còn nhân vật Lâm Xung, từ một võ quan trung thành với triều đình qua bao thăng trầm, biến cố của cuộc đời đã tự mình cân nhắc và quyết định tự nguyện tìm đến nghĩa quân Lơng Sơn, trở thành nhân vật thể hiện sâu sắc nhất, tập trung nhất, đầy đủ nhất và rõ nét nhất chân lý cuộc sống Quan bức dân phản, bức thợng Lơng Sơn. Đó chính là chủ đề vĩ đại [7, 127] của Thuỷ hửThi Nại Am muốn gửi gắm đến độc giả. Xuất phát từ vị trí đặc biệt của nhân vật Lâm Xung trong Thuỷ hử, vì lòng mến mộ một con ngời bản lĩnh, luôn trăn trở về vẻ đẹp của cuộc sống, khoá luận của chúng tôi muốn góp phần đi sâu tìm hiểu về nhân vật này để phần nào có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất, tính cách của nhân vật, cũng là để hiểu sâu sắc hơn về giá trị cơ bản của tác phẩm Thuỷ hử: Giá trị nhận thức, góp phần lý giải thấu đáo lời khuyên ấu bất độc Thuỷ hử, lão bất khán Tam Quốc vẫn đợc phổ biến rộng rãi trong xã hội phong kiến Trung Hoa 2. Lịch sử vấn đề. Thuỷ hử là một bộ tiểu thuyết dài viết về một cuộc khởi nghĩa trong lịch sử. Cuộc khởi nghĩa do Tống Giang cầm đầu vào cuối thời Bắc Tống. Trong chế độ phong kiến hành vi phản kháng triều đình bị xem là vô đạo, ngời phản kháng bị xem là nghịch tặc. Chính vì vậy sự tiếp xúc và nghiên cứu về Thuỷ hử bị hạn chế, chẳng thế mà ngời xa đã từng khuyên: ấu bất độc Thuỷ hử, lão bất khán Tam quốc. Phạm Thị Ngọc 4 Khoá luận tốt nghiệp Nếu so sánh với Tam Quốc Diễn Nghĩa thì số công trình nghiên cứu về Thuỷ hử trớc đây không sánh nổi mà nguyên nhân cơ bản là do sự tác động, chi phối của nhận thức, quan điểm phiến diện, sai lầm trong thời kì phong kiến. Tuy nhiên bằng sự hấp dẫn của bản thân tác phẩm, Thuỷ hử đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả và thu hút lòng say mê của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thuỷ hử nói chung và các nhân vật nói riêng nh: Tống Giang, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ .Đối với nhân vật Lâm Xung, cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới ở những mức độ khác nhau Lơng Duy Thứ trong cuốn Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung quốc (NXB ĐHQG Hà Nội năm 2000) đã cho rằng: Bằng những câu chuyện sinh động về các số phận éo le, Thuỷ hử đã một mặt tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công ngang trái. Mặt khác đã lý giải đúng đắn nguyên nhân phát sinh bạo động nông dân, khởi nghĩa nông dân dới chế độ phong kiến [ trang 40]. Bàn về nhân vật Lâm Xung tác giả viết: Anh ta lấy hai chữ nhẫn nhục làm đầu nhng một sự nhịn chín sự lành đâu phải là thứ triết lý sống trong xã hội ngời với ngời là lang sói?. Con đờng về Lơng Sơn Bạc đã đợc diễn tả bằng bao câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn chính là con đờng khắc phục t tởng nhẫn nhục chịu đựng của anh ta [trang 41], và khi lên Lơng Sơn rồi thì con ngời nhẫn nhục Lâm Xung lại là ngời khởi nghĩa tích cực hơn cả Võ Tòng mặc dù ông ta ở tầng lớp đợc biệt đãi[ trang 43]. Tác giả Trung Quốc - Trơng Quốc Phong trong Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc (NXB Văn nghệ TP.HCM năm 2001) khi đánh giá về thành tựu nghệ thuật của tác phẩm Thuỷ hử có viết: Thành tựu nghệ thuật của Thuỷ hử là thống nhất tính truyền kỳ và chân thực, tập trung thể hiện trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật. Ngời xa khen ngợi: Thuỷ hử kể chuyện 108 Phạm Thị Ngọc 5 Khoá luận tốt nghiệp ngời mà mỗi ngời đều có tính tình riêng, có khí chất riêng, có hình trạng riêng, có tiếng nói riêng không chỉ tả đ ợc tính cách nhân vật mà còn cả hoàn cảnh xã hội mà nhân vật đó dựa vào để có tính cách ấy khiến nhân vật thể hiện đợc ý nghĩa xã hội phong phú. [trang 39] và tác giả nhận xét về nhân vật Lâm Xung trong đám hảo hán ở Lơng Sơn, sự chuyển biến của tính cách Lâm Xung đợc tả rất đặc sắc Lâm Xung trải qua biết bao gian khổ trong việc đấu tranh t tởng mới khắc phục đợc nhợc điểm, thế nên tinh thần trở thành mới mẻ hẳn ra, từ một giáo đầu ngoan ngoãn hiền lành bỗng trở nên một nhân vật sấm sét trong số cốt cán của nghĩa quân. Chuyện Lâm Xung là cách mở lối cho chủ đề Thuỷ hử Giáo s Trần Xuân Đề trong Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc( NXB TP.HCM năm 1991) đã đề cập đến những giá trị độc đáo, khẳng định cái hay của tác phẩm trên cả hai phơng diện nội dung và nghệ thuật. Về nghệ thuật tác giả viết: Thuỷ hử kế thừa và phát triển đặc điểm của ngôn ngữ thoại bản, chủ yếu là khẩu ngữ. Vì lẽ đó mà ngôn ngữ Thuỷ hử phong phú sinh động có sức hấp dẫn đợc quần chúng nhân dân yêu thích [ trang 304]. Về ý nghĩa nội dung của tác phẩm thì không thể phủ nhận rằng: Thuỷ hử là một trong những bộ tiểu thuyết cổ điển giàu ý nghĩa hiện thực của Trung Quốc giúp cho ta nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện về bộ mặt của xã hội phong kiến. Thi Nại Am nêu bật nguyên nhân tụ nghĩa của 108 vị anh hùng hảo hán Lơng Sơn, cũng có nghĩa là vạch trần sự cấu kết của giai cấp thống trị gây bao cảnh tang tóc đau thơng cho con ngời [trang 305] Cùng với việc phản ánh trung thực, hiện thực xã hội, tác phẩm Thuỷ hử cũng nêu lên những lý tởng và nguyện vọng tốt đẹp của nhân dân, hình ảnh 108 vị anh Phạm Thị Ngọc 6 Khoá luận tốt nghiệp hùng hảo hán Lơng Sơn là hiện thân ớc mơ của nhân dân về những ngời anh hùng lý tởng, không nơi nào không chịu ảnh hởng to lớn của Thuỷ hử. Họ gi- ơng cao ngọn cờ thế thiên hành đạo, đoạt phú tế bần [trang 307]. Việc miêu tả cảnh ngộ Lâm Xung, tác giả muốn khái quát con đờng đấu tranh của những ngời thuộc tầng lớp trung gian trong xã hội phong kiến, Lâm Xung thể hiện rõ nét chân lý cuộc sống quan bức dân phản, bức thớng Lơng Sơn [ trang 129]. Trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc( tập 3, NXB Giáo dục năm 1995) cũng đã có những đánh giá về tài năng của Thi Nại Am: Tính cách của các nhân vật mà ông miêu tả mang ý nghĩa xã hội sâu sắc . Qua miêu tả những cảnh ngộ nh Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ ông đã khái quát đ ợc con đ- ờng đấu tranh từ tỉnh ngộ đi đến chống đối của những ngời thuộc tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến đen tối dài đằng đẵng lúc bấy giờ [trang 224]. Những nhận xét đánh giá về Thuỷ hử nói chung và Lâm Xung nói riêng do phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà quan tâm đến những phơng diện khác nhau của tác phẩm. Nhng nhìn chung các ý kiến mới chỉ dừng lại ở những nhận xét, đánh giá một cách khái quát các giá trị nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm. Việc đi sâu vào tìm hiểu các nhân vật cụ thể còn ít ỏi, cha đợc thực hiện một cách hệ thống và toàn diện. Tiếp thu ý kiến của ngời đi trớc, ở khoá luận này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu một cách toàn diện tính cách Lâm Xung, một nhân vật có vị trí đặc biệt trong tác phẩm, một trong những nhân vật góp phần bộc lộ rõ nét t tởng chủ đề của tác phẩm. Tuy nhiên, vì khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn cho nên khóa luận này còn có những thiếu sót nhất định. Do vậy chúng tôi rất Phạm Thị Ngọc 7 Khoá luận tốt nghiệp mong sự chỉ giáo của những ý kiến đóng góp để cho khoá luận này đợc hoàn thiện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu. -Tìm hiểu để chỉ ra những tính cách cơ bản của nhân vật Lâm Xung và nghệ thuật thể hiện tính cách ấy. -Trên cơ sở ấy để thấy đợc vị trí của nhân vật trong việc bộc lộ t tởng chủ đề tác phẩm. 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu. Khoá luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu về nhân vật Lâm Xung trong Thuỷ hử, dựa theo bản Thuỷ hử của Thi Nại Am, dịch giả á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học. 5. Phơng pháp nghiên cứu. Chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phơng pháp khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu để hoàn thành khoá luận này. Phạm Thị Ngọc 8 Khoá luận tốt nghiệp Nội Dung Chơng 1. Thuỷ hử- Bộ tiểu thuyết giảng sử đặc sắc Nhắc đến thời kỳ hoàng kim của tiểu thuyết Trung Quốc ngời ta nghĩ ngay đến thời đại Minh Thanh với sự có mặt của hàng loạt tác giả nổi tiếng nh : La Quán Trung(Tam Quốc Diễn Nghĩa), Thi Nại Am (Thuỷ hử), Ngô Thừa Ân( Tây du kí), Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh( Kim Bình Mai), Tào Tuyết Cần( Hồng lâu mộng), .Những bộ tiểu thuyết của họ có một sức sống kỳ diệu, vợt qua thử thách của thời gian và không gian để có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu nh tiểu thuyết đời Thanh chủ yếu khai thác chuyện đời thờng, chuyện nhân tình thế thái thì ở đời Minh phần lớn tiểu thuyết lại ngợi ca các anh hùng hảo hán với những hành động phi thờng, đạo đức đẹp đẽ, có mối liên quan tới những sự kiện, những giai đoạn lịch sử. Đầu đời Minh, cùng với sự ra đời của Tam Quốc diễn nghĩa ( La Quán Trung) là sự xuất hiện của một bộ tiểu thuyết giảng sử đặc sắc, vĩ đại Thuỷ hử của Thi Nại Am. Tiểu thuyết giảng sử là những truyện kể theo sự tích lịch sử, về những sự kiện có thật trong lịch sử. Thuỷ hử kể về cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang cầm đầu một cuộc khởi nghĩa có thật trong lịch sử. Tống Giang dấy lên ở phía Bắc sông Hoàng Hà, chuyển quân qua mời quận, quan quân không dám kháng cự [ 12, 223]. Từ chuyện có thật trong lịch sử này với tài năng nghệ thuật độc đáo, Thi Nại Am đã sáng tạo nên bộ tiểu thuyết từng Phạm Thị Ngọc 9 Khoá luận tốt nghiệp làm đau đầu bao ngời thuộc hàng ngũ thống trị, từng khuấy động suy nghĩ của bao ngời chính nghĩa có lơng tâm. Thuỷ hử không chỉ thành công trên phơng diện nội dung mà trên cả phơng diện hình thức nghệ thuật, với nội dung t tởng sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế, nó đứng sừng sững trong lịch sử văn học Trung Quốc và trở thành đỉnh cao trong văn học xã hội phong kiến[12, 238]. 1.1. Giá trị về phơng diện nội dung. Thuỷ hử là một bộ tiểu thuyết tiêu biểu phản ánh về cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân. Thi Nại Am đã căn cứ vào kinh nghiệm sống và tri thức thực tế về các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối Nguyên, phản ánh một cách tập trung, rõ nét nhiều phơng diện của quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến. Chính vì vậy mà giá trị cơ bản của tác phẩm là giá trị nhận thức. Sự tác động to lớn của Thuỷ hử không chỉ ở đơng thời mà mãi về sau vẫn có tiếng vang và sức lay động lòng ngời. Thuỷ hử thông qua hoạt động của các nhân vật xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, những câu chuyện sinh động về số phận éo le của họ, thông qua tinh thần khí phách đấu tranh chống thế lực bạo tàn của các anh hùng hảo hán đất Lơng Sơn để phản ánh bản chất xã hội phong kiến Trung Hoa thời kỳ Bắc Tống. Viết về cuộc khởi nghĩa của một trăm lẻ tám vị anh hùng hảo hán L- ơng Sơn Bạc nhng ngay từ đầu tác giả không bắt tay vào miêu tả ngay một trăm linh tám vị anh hùng ấy mà lại tả một Cao Cầu. Cao Cầu có tài đá cầu, giỏi thổi sáo múa bộ, nghịch ngợm đủ lối, võ vẽ sách vở nhng nói đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, hạnh trung lơng thì tuyệt nhiên không hiểu chút gì[tập 1,trang 46, hồi1]. Phạm Thị Ngọc 10 . những nhân vật anh hùng hảo hán trong Thuỷ hử nh: Tống Giang, Lâm Xung, Võ Tòng, Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm, Thuỷ hử có hơn 400 nhân vật và Lâm Xung là một trong. đề vĩ đại [7, 127] của Thuỷ hử mà Thi Nại Am muốn gửi gắm đến độc giả. Xuất phát từ vị trí đặc biệt của nhân vật Lâm Xung trong Thuỷ hử, vì lòng mến mộ

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan