Nhân vật của liêu trai chí dị

143 977 6
Nhân vật của liêu trai chí dị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TrƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ THỊ VINH TÂM NHÂN VẬT CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH, 201 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Phạm Tuấn Vũ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn- Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong những năm tháng học tập, nghiên cứu tại đây. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Dù rất nỗ lực khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những ý kiến trao đổi của các bạn. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn Hà Thị Vinh Tâm 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU . 1. Lý do lựa chọn đề tài . 1 2.Lịch sử vấn đề . 2 3. Mục đích nghiên cứu . 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 9 6.Phương pháp nghiên cứu 10 7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 10 Chương 1: Hư và thực ở phương diện nhân vật của Liêu Trai chí dị 11 1.1. Giới thuyết một số vấn đề 11 1.1.1. Nhân vật . 11 1.1.2. Truyện truyền kỳ . 12 1.1.3. Hư và thực . 20 1.2. Mối quan hệ giữa hư và thực . 24 1.2.1. Cái thực được hư hoá 27 1.1.2. Cái hư được thực hoá . 36 1.3. Ý nghĩa của thủ pháp “thực giả hư chi, hư giả thực chi” . 42 Chương 2: Các loại nhân vật chủ yếu của Liêu Trai chí dị 45 2.1. Thống kê, phân tích số liệu . 45 2.2. Các loại nhân vật chủ yếu . 48 2.2.1. Nhân vật là người 49 2.2.2. Nhân vật ảo dị 72 Chương 3: Các mô hình nhân vật phổ biến của Liêu Trai chí dị . 89 3.1. Nhân vật người- nhân vật ảo dị 89 3.1.1.Nhân vật người- yêu tinh 90 3.1.2. Nhân vật người- ma, quỷ . 96 3.1.3. Nhân vật người- thần, tiên . 99 3.1.4. Nhân vật người- dị nhân 10 1 3.2. Nhân vật người- người 103 3.3. Nhân vật ảo dị - nhân vật ảo dị . 10 5 Chương 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Liêu Trai chí dị 109 3 4.1. Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật . 109 4.1.1. Các thủ pháp ngoại hiện 109 4.1.2. Các thủ pháp miêu tả tâm lý 117 4.2. Kết cấu xây dựng nhân vật . 125 4.2.1.Kết cấu xây dựng nhân vật theo lối bổ dọc 126 4.2.2. Kết cấu xây dựng nhân vật theo lối tương phản 126 KẾT LUẬN 129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 132 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nhân vật là phạm trù quan trọng của tác phẩm tự sự. Nghiên cứu nhân vật không chỉ biết về nhân vật mà còn góp phần vào việc nhận thức các giá trị khác của tác phẩm. Truyện truyền kỳ có hai yếu tố nổi bật là thực và hư. Giá trị đặc sắc của bất cứ truyện truyền kỳ nào cũng được đồng thời tạo nên từ hai yếu tố trên. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở phương diện nhân vật- một trong những chìa khóa tạo nên sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ. 4 1.2. Liêu Trai chí dị là tác phẩm đỉnh cao của truyện truyền kỳ Trung Quốc. Tác phẩm được ca ngợi là “đoản thiên tiểu thuyết chi vương” (vua của truyện ngắn). Kể từ khi được khắc in lần đầu tiên (năm Càn Long thứ 31- năm 1766) đến nay, Liêu Trai chí dị đã vượt qua được sự thử thách của thời gian, vượt qua biên giới một nước ảnh hưởng đến nhiều dân tộc. Tác phẩm được chuyển sang nhiều ngôn ngữ. Năm 1916 được H.Giles chuyển sang Anh ngữ lần đầu tiên dưới nhan đề Strange Stories from a Chinese Studio. Tác phẩm còn được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác: hí kịch, điện ảnh, phim truyền hình,…Người ta thường nhắc đến hai từ liêu trai như: Gương mặt liêu trai, hiện tượng liêu trai, kiểu liêu trai, .với nghĩa: kì dị, lạ thường, ma quái…Có thể nói Liêu Trai chí dị có một sức sống mãnh liệt, diệu kì trong đời sống tinh thần của nhân loại không chỉ vì giá trị hiện thực sâu sắc, toàn diện mà còn vì nghệ thuật viết truyện truyền kỳ điêu luyện, tài hoa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi nhận định: “Với gần 500 truyện ngắn truyền kỳ xen lẫn chí quái tập hợp trong bộ Liêu Trai chí dị, ông đã dựng nên một thế giới kì ảo muôn hình nghìn vẻ, làm say mê bao bạn đọc trong hơn 300 năm qua, bắt người ta phải nghiền ngẫm, khám phá không biết chán bức tranh thực- ảo đầy bí ẩn của ông” [10, 28]. Từ trước đến nay, ở nước ta việc nghiên cứu truyện truyền kỳ nói chung và nghiên cứu nhân vật truyện truyền kỳ nói riêng chưa nhiều. Nghiên cứu đề tài này góp phần khắc phục tình trạng ấy. 1.3.Liêu Trai chí dị có ảnh hưởng đáng kể đến truyện truyền kỳ Việt Nam và nhiều thể loại nghệ thuật khác. Liêu Trai vốn là tên phòng văn của tác giả đuợc người ta gọi như là một loại tác phẩm (truyện liêu trai). Nghiên cứu nhân vật trong Liêu Trai chí dị góp phần nhận thức những ảnh hưởng đó. 1.4. Hiện nay trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở và trung học phổ thông có một số tác phẩm thuộc truyện truyền kỳ: Chuyện người con gái 5 Nam Xương, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh), Dế chọi (Bồ Tùng Linh), . Nghiên cứu đề tài này góp phần vào việc dạy học các tác phẩm đó tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề Nói đến thành tựu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, người ta không thể bỏ qua Liêu Trai chí dị, bởi giá trị phong phú của nó cũng như tính đại biểu cho thành tựu đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc. Tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc phát triển rực rỡ giữa đời Đường, tiếp tục được tiếp nối vào đời Tống Nguyên song bút lực không còn được như trước; sang đầu đời Minh, truyền kỳ mới hưng thịnh trở lại và đến đời Thanh, thể loại này đạt đến đỉnh cao viên mãn với Liêu Trai chí dị của văn sĩ Bồ Tùng Linh. 2.1. Bồ Tùng Linh (1640-1715), người tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tự là Lưu Tiên (留仙) lại có tự là Kiếm Thần ( 剑臣), biệt hiệu: Liễu Tuyền cư sĩ (柳泉居士), tự xưng là Dị Sử thị (剑史氏), người đời vẫn gọi là Liêu Trai tiên sinh (聊剑先生). Bồ Tùng Linh là thầy giáo nghèo ở làng quê, học giỏi, 18 tuổi đã đỗ đầu huyện, phủ, tỉnh trong khoa thi Đồng tử, được bổ Bác sĩ đệ tử viên nhưng sau đó thi mãi không đỗ đạt gì, đến năm 71 tuổi mới đỗ Cống sinh và chỉ 4 năm sau thì mất. Trong suốt thời gian hơn 40 năm từ khi hỏng thi nhiều lần đến khi đậu cử nhân, ông trước tác nhiều bằng cổ văn. Ông là tác giả của nhiều thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết có Liêu Trai văn tập gồm 12 quyển. Về thơ có Liêu Trai thi tập gồm 6 quyển với hơn 1000 bài thơ, 170 bài từ, 14 vở ca khúc dân gian và 3 vở tạp kịch. Nhưng nổi tiếng nhất là tập tiểu thuyết truyền kỳ đoản thiên Liêu Trai chí dị. Tác phẩm lúc mới hoàn thành gồm 8 quyển, có cả thảy 491 truyện, ước hơn 40 vạn chữ, sáng tác vào đầu đời nhà Thanh, được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn Trung Quốc. Liêu Trai chí dị giống một bộ tranh liên hoàn. Truyện tập 6 hợp các câu chuyện dân gian, phảng phất giống các truyện quái dị đời Lục triều, các truyện truyền kỳ đời Đường nhưng vẫn có một tính cách riêng khá độc đáo. 2.2. Từ lâu bộ tiểu thuyết bằng văn ngôn Liêu Trai chí dị là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo được các nhà nghiên cứu thừa nhận trên nhiều phương diện. Nhiều vấn đề của Liêu Trai chí dị được các học giả Trung Quốc và ngoại quốc rất quan tâm, đặc biệt là trong nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế về Bồ Tùng Linh được tổ chức từ 1988 đến nay. Do đó từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu về Liêu Trai chí dị. Trong Lời giới thiệu cuốn Liêu Trai chí dị do nhà xuất bản văn học nghệ thuật quốc gia in ở Maxcơva năm 1957, viện sĩ N.T.Phêđôrencô đánh giá: Bồ Tùng Linh là “tác giả truyện ngắn xuất sắc” của Trung Quốc. Năm 1950, ông được UNESCO kỉ niệm như một danh nhân văn hóa thế giới. Bộ Liêu Trai chí dị được nhiều người đánh giá cao. Theo Nguyễn Cẩm Xuyên: “Riêng ở Trung Quốc: truyện truyền kỳ ma quái cũng nhiều, trong đó một tác phẩm vừa hấp dẫn người xem bởi nhiều tình tiết, vừa kỳ dị lại vừa phản ánh cuộc sống thực của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ là Liêu Trai chí dị” [80]. Các tác giả Tiểu thuyết cổ Trung Quốc đánh giá: “Trung Quốc gọi là đoản thiên tiểu thuyết. Có hàng vạn truyện, hàng trăm tuyển tập nhưng Liêu Trai chí dị là nổi tiếng hơn cả” [74, 10 ]. Lỗ Tấn trong Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc đã tìm hiểu cụ thể: “Liêu Trai chí dị cũng có chia làm mười sáu quyển bốn trăm ba mươi mốt chương, Tùng Linh đến tuổi năm mươi mới viết xong ( .) Lại tương truyền rằng người ẩn sĩ ở Sơn Dương (Vương Sỹ Trinh) khen ngợi sách muốn mua mà không được, cho nên tiếng tăm lại càng lên, người ta đua nhau kể và sao chép ( .) Sách Liêu Trai chí dị lưu hành như gió đã hơn 100 năm, người mô phỏng, kẻ tán tụng đều đông” [66, 272-278]. Đến khoảng đời Gia Tĩnh, tiểu 7 thuyết truyền kỳ đời Đường lại nổi lên, “từ đó người bắt chước đâu đâu cũng thế, các văn nhân đại để đều thích viết một ít bài theo thể truyền kỳ. Còn chuyện làm tiểu thuyết hợp lại thành một tập, thì có Liêu Trai chí dị là có tiếng hơn cả” [66, 444]. Đặc trưng của tiểu thuyết chí quái từ Hán Ngụy về sau cho đến Lục Triều là “tùng tàn, tiểu ngữ” (nhặt nhạnh chuyện vặt), “đạo thính đồ thuyết” (chuyện kể ngoài đường), nói chung là những mẩu chuyện ngắn gọn, kỳ lạ trong dân gian, không trang nghiêm chính thức gì, người biên soạn chỉ chép lại coi là sự thật. Liêu Trai chí dị mặc dù kế thừa những mẩu chuyện chí nhân, chí quái và truyền kỳ trước đó nhưng nó “đã rũ bỏ hết cái chất phác, vụng về” và “đạo thính đồ thuyết” của tiểu thuyết chí quái buổi đầu. Các tác giả cuốn Trung Quốc nhất tuyệt khẳng định những thành tựu nghệ thuật nổi bật của Liêu Trai chí dị: “Tác giả dụng ý khắc họa hình tượng và tính cách nhân vật, khéo léo đan kết các tình tiết câu chuyện kể lại một cách khéo léo hấp dẫn, đẹp đẽ xúc động ( .) Cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật, Liêu Trai chí dị đều đã đẩy tiểu thuyết chí quái lên đến đỉnh cao, trở thành niềm kiêu hãnh vĩnh hằng của tiểu thuyết chí quái” [11, 228-229]. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh trong Văn học sử Trung Quốc, tập 3, dành gần mười trang nghiên cứu về “Liêu Trai chí dị và những tiểu thuyết đoản thiên khác”. Các tác giả đã chú ý đến những tiểu thuyết văn ngôn trước đó và chỉ ra rằng: “Việc sáng tác những tiểu thuyết văn ngôn kể lại những câu chuyện quỷ quái linh dị, được xem là một biện pháp gửi gắm nỗi buồn của tác giả vào những truyện kỳ dị, là một hiện tượng khá phổ biến trong giới sĩ đại phu trong cuối đời Minh trở về sau. Văn thể này đến thời Bồ Tùng Linh, càng được phát huy đến mức cao độ trong quyển Liêu Trai chí dị này” [29, 603]. Họ chú ý đến cuộc đời tác giả Bồ Tùng Linh và những nét chính của tác phẩm: dung lượng, nguồn gốc, nội dung, tư tưởng nghệ thuật, .Các tác giả đã 8 đánh giá: “Tư tưởng của Bồ Tùng Linh rất phức tạp ( .) Những tác phẩm chiếm địa vị chủ đạo trong bộ Liêu Trai chí dị là phê phán xã hội hiện thực và ảo tưởng về một cuộc sống tốt đẹp” [29, 605]. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến mọi người ưa thích bộ truyện này chính là có nhiều chuyện kể về tình yêu giữa con người và hồ tinh. Các tác giả của cuốn Tiểu thuyết cổ Trung Quốc đã rút ra nhận xét về nguồn ảnh hưởng văn hóa dân gian trong sáng tác Liêu Trai chí dị: “Cuộc sống gần gũi với quảng đại quần chúng khiến Bồ Tùng Linh có mối giao cảm nhạy bén với đời sống văn hóa cộng đồng. Điều này đã đưa ông đến với bầu trời bao la của những truyện thần kỳ, huyền bí, lưu truyền trong dân gian. Liêu Trai chí dị chính là sự chưng cất của Bồ Tùng Linh từ kho tàng văn hóa dân gian ấy” [74, 264]. Hơn thế, họ đã có nhận định sâu sắc về yếu tố hư và thực trong tác phẩm đoản thiên này: “Bước vào thế giới của Liêu Trai, không khí hư-thực cứ lung linh huyền ảo, chúng ta như được bao bọc trong bầu không gian đậm đặc chất huyền thoại của Trung Hoa cổ trung đại. Song thực tế Liêu Trai chí dị không đơn thuần là những chuyện ma quỷ hay thần tiên. Một người có cuộc đời thăng trầm như Bồ Tùng Linh viết sách không để mà “kể láo chơi”( .) Dù tác giả cố ý che dấu câu chuyện bằng lớp màn hư ảo nhưng người đọc vẫn nhận ra cốt lõi hiện thực của nó” [74, 263-264]. Đồng thời các tác giả đó khẳng định tài năng viết truyện truyền kỳ kiệt xuất của Bồ Tùng Linh: “Tác giả Liêu Trai chí dị là nhà giáo nông thôn đã say mê sưu tầm chuyện lạ và sáng tạo lại theo một tiêu chí nhân văn cao cả và một tư duy nghệ thuật mới mẻ. Bồ Tùng Linh sẽ được đọc về lâu về dài trong cuộc sống hiện đại” [74, 10]. Trần Xuân Đề trong cuốn Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc khẳng định khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn của tác phẩm: “Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Thuỷ hử hậu truyện của Trần Thầm, 9 Thuyết nhạc toàn truyện của Tiền Thái v.v là thành tựu lớn nhất của giai đoạn văn học đầu đời Thanh. Cả ba sử dụng những hình tượng nghệ thuật muôn màu muôn vẻ phản ánh cuộc sống của nhân dân, đề cao tinh thần dân tộc. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp tái hiện cuộc sống của xã hội và hơi thở của thời đại ” [18 , 178]. Tác giả cuốn 180 nhà văn Trung Quốc nhận định về khuynh hướng sáng tác của tác giả Bồ Tùng Linh trong cuốn Liêu Trai chí dị đồng thời khẳng định vị trí của tác phẩm trên văn đàn thế giới: “Bồ Tùng Linh đem chủ nghĩa lãng mạn của tiểu thuyết thời Lục triều kết hợp với chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết nhà Đường hình thành phong cách lãng mạn kết hợp với hiện thực rất độc đáo để sáng tác Liêu Trai chí dị (…) Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Liêu Trai chí dị đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho tiểu thuyết văn ngôn mà những thành tựu ông đạt được vô cùng xuất sắc. Trong văn học thế giới, tập truyện này cũng có vị trí quan trọng, đến nay Liêu Trai chí dị đã được dịch ra mười mấy thứ tiếng” [31, 196]. Có những tác giả lại chú ý đến một trong những vấn đề nổi trội trong tác phẩm này là vấn đề tính dục. Hồ Đắc Duy có bài viết với nhan đề: Lệch lạc tình dục trong tác phẩm Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh [17], Trần Thế Hương có bài: Liêu Trai chí dị từ góc nhìn tính dục học [35]. Nguyễn Huệ Chi trong bài Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu Trai chí dị đã chỉ ra “Tư tưởng của Bồ Tùng Linh là cả một khối phức tạp chứ không thuần nhất” [10, 28]. Ông vừa là đại biểu trung thành của Nho giáo, vừa có trong mình những nhân tố phi Nho giáo, vừa tin vào kiếp luân hồi của nhà Phật vừa cảm tình với phép thuật trường sinh của giới đạo sĩ, . Điều này chi phối đến việc xây dựng thế giới hình tượng nhân vật trong Liêu Trai chí dị. Nguyễn Huệ Chi đã phân tích kiểu nhân vật nho sinh, nhân vật đạo sĩ và nhân vật người phụ nữ. Từ đó nhà 10 . chủ yếu của Liêu Trai chí dị Chương 3: Các mô hình nhân vật phổ biến của Liêu Trai chí dị Chương 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Liêu Trai chí dị Cuối. giới nhân vật Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Từ đó, bước đầu thấy được ảnh hưởng của những phương thức xây dựng nhân vật trong Liêu Trai chí dị đến

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 2 - Nhân vật của liêu trai chí dị

Bảng 2.

Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4Phân  - Nhân vật của liêu trai chí dị

Bảng 4.

Phân Xem tại trang 50 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan