Nghiên cứu đặc điểm thức ăn và tập tính ăn uống, của vượn đen má trắng (nomascus leucogenys ogilby, 1840), trong điều kiện nuôi ở trung tâm cứu hộ linh trưởng, vườn quốc gia cúc phương

5 4.2K 11
Nghiên cứu đặc điểm thức ăn và tập tính ăn uống, của vượn đen má trắng (nomascus leucogenys ogilby, 1840), trong điều kiện nuôi ở trung tâm cứu hộ linh trưởng, vườn quốc gia cúc phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đặc điểm thức ăn và tập tính ăn uống, của vượn đen má trắng (nomascus leucogenys ogilby, 1840), trong điều kiện nuôi ở trung tâm cứu hộ linh trưởng, vườn quốc gia cúc phương

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỨC ĂN TẬP TÍNH ĂN UỐNG CỦA VƢỢN ĐEN TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS OGILBY, 1840) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRUNG TÂM CỨU HỘ LINH TRƢỞNG VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG Nguyễn Thị Thoa - Lương Văn Việt (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Vượn đen trắng (Nomascus leucogenys) là loài thú có giá trị kinh tế cao nên trong nhiều thập kỷ qua, chúng đã bị săn bắt ráo riết dẫn đến số lượng của chúng bị suy giảm nhanh chóng. Hơn nữa, nơi sống của loài Vượn đen trắng cũng đã bị tàn phá nhiều làm cho suy thoái nghiêm trọng, khiến chúng không còn nhiều môi trường sống thích hợp. Kết quả, cùng với nhiều loài thú linh trưởng khác, loài Vượn đen trắng hiện nay đang đứng trước nguy cơ diệt vong [3]. Sách đỏ Việt Nam (2007) đã xếp Vượn đen trắng vào bậc nguy cấp (EN A1c,d C2a) [1], theo Nghị định Chính phủ số 32/2006/NĐCP, ngày 30/3/2006 thì Vượn đen trắng được xếp vào nhóm IB (nghiêm cấm khai thác sử dụng) [2]. Đảng, Nhà nước ta các tổ chức cơ quan trong ngoài nước cũng đang tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm tránh nguy cơ bị tuyệt chủng của các loài động vật, trong đó giải pháp nhân nuôi là một trong những giải pháp được quan tâm hiện nay. Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng (TTCHLT) - Vườn quốc gia Cúc Phương hiện đang là Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với nhiệm vụ chính là nuôi cứu nguy, nghiên cứu phục hồi, bảo tồn phát triển các loài Linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, để việc nhân nuôi thành công cần phải biết rõ các đặc điểm về sinh học, sinh thái của loài, trong khi đó các nghiên cứu về sinh học, sinh thái của loài Vượn đen trắng còn rất hạn chế. 2. Nội dung phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần thức ăn của Vượn đen trắng trong điều kiện nuôi. - Nghiên cứu tập tính ăn uống của Vượn đen trắng trong điều kiện nuôi nhốt. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Mẫu vật nghiên cứu: Quan sát trực tiếp trên 6 cá thể Vượn nuôi gồm 3 đực 3 cái trưởng thành gần trưởng thành 2 chuồng nuôi từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2007. - Kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; - Phỏng vấn các cán bộ, nhân viên trung tâm trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng những loài vượn này để biết được về thành phần thức ăn, nhu cầu ăn hằng ngày của Vượn, . - Mọi tập tính sinh hoạt trong mỗi lần quan sát được ghi vào phiếu theo dõi. - Tổng hợp số liệu các loài làm thức ăn của Vượn, xác định tên phổ thông, tên khoa học các họ, các loài là thức ăn. Kết hợp tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây lên danh lục các loài thức ăn của Vượn đen trắng. 3. Kết quả nghiên cứu thảo luận Hiện tại Trung tâm đang nuôi, cứu hộ 20 cá thể Vượn đen trắng, các cá thể này hiện đang sinh trưởng phát triển tốt. Trong đó, có 5 cá thể có nguồn gốc từ nước ngoài, 3 cá thể do Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 2 khách du lịch tặng, 9 cá thể có nguồn gốc từ các vụ buôn bán bị tịch thu mang đến, 3 cá thể được sinh ra tại trung tâm, tình trạng sức khoẻ tốt. 3.1. Thành phần thức ăn thức ăn ưa thích Kết hợp các số liệu nghiên cứu trước đây kết quả nghiên cứu của bản thân thu được thì trong điều kiện nuôi TTCHLT Cúc Phương đã ghi nhận được 47 loại thức ăn của Vượn, bao gồm 18 loại quả cây trồng, 14 loại rau, quả củ cây trồng, lá của 13 loài cây hoang dã, cháo tổng hợp trứng gà hoặc trứng vịt. Ngoài ra, chúng tôi cũng quan sát 5 loài côn trùng do vượn tự bắt ăn từ các cây mọc trong gần chuồng. Bảng 3.1. Thành phần thức ăn độ ưa thích của Vượn trắng trong điều kiện nuôi nhốt TT Loại thức ăn Tên khoa học Độ ƣa thích Quả cây 1. Chuối chín Musa paradisiaca +++ 2. Chuối xanh Musa pradisiaca +++ 3. Xoài chín Mangifera indica +++ 4. Dưa hấu chín Citrullus lannatus +++ 5. Thanh long Hylocereus undatus +++ 6. Chôm chôm Nephelium sp. +++ 7. Cam Citrus aurantum +++ 8. Quýt Citrus deliciosa +++ 9. Táo tàu Zizyphus sp. ++ 10. Lê Prunus pyrifolias ++ 11. Dứa Padanus sp. +++ 12. Bưởi Citrus grandis + 13. Đu đủ Carica papaya +++ 14. Na Annona squamosa ++ 15. Mận Prunus salicina ++ 16. Táo ta Zyzyphus jujuba + 17. Đào Prunus sp +++ 18. Nho quả Vitis vinifera +++ Rau, củ, quả 19. Quả dưa chuột tươi Cucumis sativus ++ 20. Cà chua tươi Lucopersicum esculentum ++ 21. Quả bí xanh sống (luộc) Benicasa cerifera + 22. Quả bí đỏ sống (luộc) Benicasa cerifera + 23. Cà rốt (luộc/sống) Dancus carota ++ 24. Đậu đũa Vigna sp. ++ 25. Cà tím (luộc/sống) Solanum melongena + 26. Củ đậu (luộc/sống) Pachyrhizus erosus ++ 27. Rau muống sống Ipomoea repens ++ 28. Củ khoai lang (luộc/sống) Ipomoea batatas +++ 29. Cải bắp (luộc/sống) Brassica oleracea + 30. Củ xu hào (luộc/sống) Brassica caulorapa + 31. Củ khoai tây (luộc) Solanum tuberosum +++ 32. Mía cây Saccharum officinarum ++ Thức ăn khác 33. Cháo tổng hợp +++ 34. Trứng gà/vịt luộc Gallus sp./ Anas sp. +++ Cây hoang dã 35. Lá cọ khẹt Dalbergia balansae + Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 3 TT Loại thức ăn Tên khoa học Độ ƣa thích 36. Lá phượng vĩ Delonix regia + 37. Lá chuối Musu paradisiaca + 38. Lá núc nác trắng Oroxylon indicum + 39. Búp non tre gai Bambusa spinosa + 40. Lá ôrô Tasxotrophis ilisicides + 41. Côm Elaeocarpus balansae + 42. Dẻ Lithocarpus corneus + 43. Kháo Phoebe tavoyana + 44. Ba gạc Rauwolfia verticillata + 45. Tre trúc Bambusa sp. + 46. Lá ngái Ficus hispida + 47. Lá xoan ta Melia azedarach + Côn trùng 48. Cào cào lớn Acrida chinenssi ? 49. Cào cào nhỏ Atractomorpha chinenssi ? 50. Châu chấu lúa Oxya chinenssi ? 51. Bọ ngựa Mantis regiliosa ? 52. Bọ que Phasmis sp. ? Ghi chú: +++ ( rất thích), ++ (bình thường), + (không thích), ?(ăn, nhưng chưa xác định được mức ưa thích). Trong số 47 loại thức ăn cung cấp, Vượn tỏ ra rất thích ăn 16 loại, gồm 12 loại quả cây, cháo tổng hợp trứng gà/vịt luộc 2 loại củ. Vượn rất ít ăn 2 loại quả (táo ta, bưởi), 5 loại rau quả 13 loại lá cây hoang dã. Chúng tôi chưa xác định được độ ưa thích đối với các loại thức ăn là côn trùng do không có lượng cung cấp thích hợp, tuy nhiên quan sát của chúng tôi cho thấy côn trùng có thể là thành phần thức ăn thường xuyên trong khẩu phần ăn của Vượn. Ngoài các thức ăn kể trên, hàng ngày Vượn còn được bổ sung hỗn hợp khoáng vi lượng Korvimin vào khẩu phần ăn, góp phần tăng cường sức khỏe khả năng đề kháng bệnh của Vượn trong điều kiện nuôi. Thức ăn khoáng tổng hợp Korvimin của Đức chỉ được cung cấp cho những cá thể có vấn đề về sức khoẻ (bệnh, yếu, .). Korvimin được trộn lẫn với cháo vào bữa 6h30. 3.2. Mức tiêu thụ thức ăn trong ngày của Vượn Theo kết quả điều tra, hàng ngày cho Vượn ăn bốn bữa vào các thời điểm: 6h30 (cháo tổng hợp), 9h00 (quả cây các loại), 11h00 (rau, củ các loại), 14h30 (tổng hợp quả rau củ các loại). Mức tiêu thụ thức ăn của Vượn nuôi nhốt tại TTCHLT được nghiên cứu trong 3 tháng (tháng 5, 6 7) tính trung bình cho 6 cá thể. Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình cả ngày của 1 cá thể Vượn khoảng 1.300g (chiếm khoảng 90% so với lượng thức ăn cung cấp). Lượng tiêu thụ thức ăn trung bình của Vượn trong điều kiện nuôi không có sự khác nhau rõ rệt giữa các tháng. Điều này có thể giải thích rằng trong điều kiện nuôi lượng thức ăn cung cấp thường được duy trì tương đối đều đặn bởi người nuôi. Tỉ lệ tiêu thụ cao cho thấy Vượn thích nghi tốt với chế độ ăn quy định của Trung tâm. 3.3. Kết quả nghiên cứu tập tính ăn uống của Vượn đen trắng Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 4 Trong điều kiện nuôi thức ăn của Vượn chủ yếu là thực vật gồm quả, củ, rau một số ít lá. Cũng đã quan sát được chúng tự bắt côn trùng ăn thêm (bọ que, châu chấu, .) Khi đưa khay hoa quả vào, chúng thường chọn những loại ưa thích như chuối, nho, chôm chôm, . ăn hết trước, những loại khác chúng chỉ ăn một ít rồi vứt xuống sàn. Khi nào thấy đói chúng mới nhặt những thức ăn đó để ăn. Khi ăn thức ăn ưa thích, chúng thường ăn ngấu nghiến phát ra những tiếng ụ .ụ . hoặc ó…ó… thích thú. Khi gần đến bữa, chúng có thói quen lúc lúc lại trông ra tỏ thái độ chờ đợi người đem thức ăn đến. Khi xuống lấy thức ăn chúng dùng một tay bám vào cành cây để giữ thăng bằng, tay còn lại chân bốc thức ăn nhét đầy 2 bàn chân, đầy mồm rồi mang đến vị trí khác ngồi ăn. Ăn hết nó quay lại khay lấy thức ăn tiếp, chúng thường lấy nhiều loại thức ăn cùng lúc. Một số cá thể xuống hẳn sàn ngồi ăn ngay gần khay thức ăn nhưng không lâu do thói quen thường xuyên di chuyển của chúng. Chúng có thể dùng cả tay chân để đưa thức ăn vào miệng rồi nhai ngấu nghiến. Chúng có thói quen lúc đang ăn hay tung miếng thức ăn lên, vừa để chơi, vừa để xoay đổi chỗ cắn do tay chúng thiếu linh hoạt không thể tự xoay đổi được vị trí mẫu thức ăn trong tay. Với côn trùng như: bọ que, châu chấu, bọ ngựa, . bao giờ chúng cũng ăn đầu trước, sau đó ăn hết các phần khác kể cả chân càng. Một số lần chúng tôi quan sát thấy Vượn dùng tay kéo cành cây lại gần để bắt bọ que ăn. Để ăn lá cây trong bó lá treo trên vách chuồng, chúng dùng miệng hoặc tay để tuốt lá từ cuống trở ra chứ không bứt hoặc dùng chân giữ bó lá tay tuốt lá. Với măng tre, chúng dùng miệng tước bớt bẹ già để ăn lõi non bên trong, còn lá chuối chúng dùng tay xé từng mảng lá để ăn. Nước uống cho Vượn được đựng trong chậu sành để thường xuyên trong chuồng. Khi uống, một số cá thể ngồi bệt xuống sàn, hai tay bám vào thành chậu cúi mặt xuống uống. Một số cá thể khác thì chụm bàn tay vục nước lên miệng uống; có cá thể lại dùng ngón cái nhúng vào nước, sau đó giơ lên cao nhỏ từng giọt nước vào miệng. Khi ăn cháo tổng hợp chúng cũng có động tác ăn tương tự như uống nước, cúi mặt xuống liếm cháo. Tuy nhiên, trong các trường hợp thiếu an toàn (do có người, hoặc con khác rình giật) thường thấy chúng dùng tay bốc cháo ăn để mắt dễ dàng quan sát xung quanh hơn. Trong đàn gia đình không có sự tranh giành thức ăn dữ dội như đàn hỗn hợp, mỗi cá thể chiếm cứ một khay thức ăn riêng lúc lúc thay đổi khay cho nhau, riêng con non có thể giằng thức ăn từ tay bố hay mẹ nhưng bố mẹ không đánh lại con mình. Trong đàn hỗn hợp, bình thường chúng sống với nhau rất hòa thuận, bảo vệ lẫn nhau, nhưng khi ăn chúng sẵn sàng đánh nhau để giành thức ăn về mình. Con đầu đàn ăn trước, sau mới đến các cá thể khác ăn hoặc các cá thể khác nhặt các thức ăn do con đầu đàn làm rơi vãi, đôi khi bốc trộm vài miếng trong khay nhưng luôn cảnh giác với con đầu đàn. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong điều kiện nuôi, Vượn đen trắng có thể ăn 47 loại thức ăn khác nhau, gồm quả cây, cháo tổng hợp, trứng gà/vịt luộc, rau, lá cây hoang dã côn trùng. Nhu cầu thức ăn mỗi ngày của vượn khoảng 1.300g vào mùa hè. Trong điều kiện nuôi chúng thể hiện rõ nét tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính ăn uống Tóm tắt Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 5 Vượn đen trắng (Nomascus leucogenys) là loài thú có giá trị kinh tế cao nên trong nhiều thập kỷ qua, chúng đã bị săn bắt ráo riết dẫn đến số lượng của chúng bị suy giảm nhanh chóng. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu đặc điểm thức ăn tập tính ăn uống của Vượn đen trắng để phục vụ cho việc việc nhân nuôi thành công trong điều kiện nuôi nhốt tại một số khu bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số 47 loại thức ăn cung cấp, Vượn tỏ ra rất thích ăn 16 loại, gồm 12 loại quả cây, 2 loại củ, cháo tổng hợp trứng gà/vịt luộc. Vượn rất ít ăn 2 loại quả (táo ta, bưởi), 5 loại rau quả 13 loại lá cây hoang dã. Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình cả ngày của một cá thể Vượn khoảng 1.300g (chiếm khoảng 90% so với lượng thức ăn cung cấp). Trong điều kiện nuôi chúng thể hiện rõ nét tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính ăn uống. Summary Results of studies on features food and activities habit of black, white cheecked gibbon (Nomascus leucogenys Ogilby, 1840) on captivity in Endangered Primate Rescue centre of Cuc Phuong National Park Black, white cheecked gibbon (Nomascus leucogenys Ogilby, 1840) is endangered in the wild. Now, the endangered Primate Rescue centre of Cuc Phuong National Park is grewing rapidly and houses 20 individuals, they are growing very well. The result of studies were showed that captivity, they use 47 foodstuffs, including: fruits, bulbs, vegetables, leafs, rice gruel, chicken eggs, insects. They can use a both legs anh hand to give food to mouth and to chew greedily, it’s time to eat, they show one’s attitude to wait technical personel bringging food. In their family did not fight over food as frightful as mixture species. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Khoa học công nghệ, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần Động vật, Nxb Khoa học tự nhiên công nghệ. [2]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. [3]. Nguyễn Mạnh Hà (2004), “Kết quả điều tra Vượn đen trắng tại Khu bảo tồn thiên nhiên DakRông, tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Nông Nghiệp PTNT (6), trang 764-765. [4]. Phạm Nhật (2002), Thú linh trưởng của Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 67-72. [5]. Tilo Nadler, Nguyễn Thị Thu Hiền (2002), Trung tâm cứu hộ linh trưởng quý hiếm Vườn quốc gia Cúc Phương, Bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 145-154. . nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần thức ăn của Vượn đen má trắng trong điều kiện nuôi. - Nghiên cứu tập tính ăn uống của Vượn đen má trắng trong điều kiện. Xã hội Nhân 1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỨC ĂN VÀ TẬP TÍNH ĂN UỐNG CỦA VƢỢN ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS OGILBY, 1840) TRONG

Ngày đăng: 14/11/2012, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan