Luận văn ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện trào phúng của nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

109 1.8K 23
Luận văn ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện trào phúng của nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh Lấ TH HNG CHUYấN NGNH: NGễN NG HC M S: 60.22.01 LUậN VĂN THạCNGữ VĂN Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Đặng Lu VINH - 2011 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề .6 3. Nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu .10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Cấu trúc luận văn 11 Chương 1 NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN .12 1.1. Truyện ngắn đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn 12 1.1.1. Thể loại truyện ngắn .12 1.1.2. Ngôn ngữ truyện ngắn 17 1.2. Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn 18 1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ kể chuyện 18 1.2.2. Vai trò của ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn .20 1.3. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn .23 1.3.1. Khái niệm ngôn ngữ nhân vật 23 1.3.2. Vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn 25 1.4. Truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan 29 1.4.1. Vài nét về sự ngiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan .29 1.4 2. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 31 Tiểu kết chương 1 .37 Chương 2 NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN .38 2.1. Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 38 2.1.1. Vai kể chuyện trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan .38 2.1.2. Các phương thức kể các kiểu lời kể trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 41 2.2. Các cấp độ ngôn từ trong ngôn ngữ kể chuyệntruyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 43 2.2.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ kể chuyện .43 2.2.2. Câu trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan 54 2.2.3. Các biện pháp tu từ trong ngôn ngữ kể chuyện .62 2.2.4. Màu sắc cá biệt trong ngôn ngữ kể chuyện 73 Tiểu kết chương 2 80 Chương 3 NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN .81 3.1. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan .81 3.2. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 87 3.3. Chức năng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. .91 3.3.1. Chức năng cá biệt hoá, tính cách nhân vật .91 3.3.2. Chức năng trào lộng 97 Tiểu kết chương 3 .102 KẾT LUẬN .103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nhà văn là người tổ chức ngôn từ, sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật, cho nên, chính đặc điểm sử dụng ngôn từ sẽ góp phần bộc lộ cá tính tài năng sáng tạo của mỗi tác giả. Tìm hiểu tác phẩm văn học phong cách của nhà văn thông qua việc sử dụng ngôn ngữ là một hướng đi đã được khẳng định. Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu đi theo hướng này đã gặt hái được những kết quả thành công nhất định. Có thể nói, cách sắp xếp, tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm văn chương trước hết bị qui định bởi đặc trưng thể loại, trong đó ngôn ngữ nhân vật chịu sự tác động chi phối của nhà văn. Vì vậy, khi chọn ngôn ngữ kể chuyện ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta phải chú ý đến đặc trưng của thể loại, phong cách ngôn từ của tác giả. 1.2. Nguyễn Công Hoan chủ yếu sáng tác ở thể loại truyện ngắn chính thể loại này đã tạo nên một diện mạo tương đối hoàn chỉnh về phong cách nghệ thuật cũng như phong cách ngôn ngữ của ông, giúp ông khẳng định được tài năng vị trí của mình trong đời sống văn học Việt Nam. Nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, người ta thường chú ý nhiều đến nội dung phong cách nghệ thuật mà chưa đi sâu vào tìm hiểu ở góc độ ngôn ngữ kể chuyện ngôn ngữ nhân vật. Đây là một vấn đề cần được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn nữa, nhất là đối với một tác giả vốn được xem là người khơi dòng cho văn xuôi hiện đại, người có công khai phá mở đường cho chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Việt Nam. Trước thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề Ngôn ngữ kể chuyện ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Mục đích của đề tài này là cố gắng chỉ ra những đặc 5 điểm nổi bật trong cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật của nhà văn, qua đó, khẳng định tài năng nghệ thuật công lao của Nguyễn Công Hoan trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam những thập niên đầu hiện đại hoá văn học 1930 - 1945. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Công Hoan được xem là nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn học của ông là đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu, với nhiều điểm nhìn, nhiều phương pháp phạm vi nghiên cứu khác nhau. Những công trình nghiên cứu, những ý kiến đánh giá đó bao quát chặng đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan cả giai trước sau cách mạng tháng Tám 1945. 2.1. Trước 1945 Từ khi ra đời, các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã gây được tiếng vang được nhiều nhà phê bình chú ý. Thiếu Sơn trong Phê bình “Kép Tư Bền” nhận xét: “Văn ông Hoan vừa vui, vừa hoạt, bao giờ cũng có giọng khôi hài, dễ dãi với cái trào phúng sâu cay .”, “Cái đặc sắc của ông Hoan .biết vấn đáp bằng những giọng hoạt lí thú biết kết cấu bằng những tấn bi hài kịch” [42, 153]. Cũng bàn về tác phẩm Kép Tư Bền, Hải Triều - một người chủ trương phái “Nghệ thuật vị nhân sinh” - đã khẳng định: “Xem văn của Kép Tư Bền chúng ta nhận thấy rõ tác giả đứng về mặt tả thực chủ nghĩa. Với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí hởn, ngộ nghĩnh, nhiều khi cục cằn, thô lỗ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công Hoan là một nhà kể truyện rất thực rất có duyên” [42, tr.214]. Trần Hạc Đình lại cho rằng về cách viết, văn Nguyễn Công Hoan “không tỉ mỉ, lôi thôi nhưng nhân vật sinh động”. Đặc biệt, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã có cái nhìn khá khái quát cụ thể khi đánh giá hiện tượng văn chương của Nguyễn Công Hoan. Ông phân tích đã chỉ ra được những thành công cũng như hạn 6 chế, cái sở trường sở đoản của nhà văn trong từng tác phẩm, ở cả thể loại truyện ngắn tiểu thuyết. Vũ Ngọc Phan đã nhìn thấy ở Nguyễn Công Hoan là một người viết văn với “một lối văn vui giản dị, không giống một nhà văn nào .”, “ .thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi .” [44, tr.371]. Nhìn chung, trước 1945 việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan chưa thể nói là đã sâu sắc toàn diện, nhưng hầu hết các cây bút khi đánh giá về tác phẩm của nhà văn trào phúng này đều nhận thấy ít nhiều những nét mới trong lối kể chuyện, trong cách thức sử dụng ngôn ngữ so với các tác phẩm văn xuôi đương thời. 2.2. Sau 1945 Có thể thấy, sau cách mạng tháng Tám, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan ngày càng dày dặn hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được soi chiếu, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau với rất nhiều những ý kiến có sự phân lập rõ ràng trong quan điểm. Trong số những công trình, bài viết nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan, có không ít những ý kiến đánh giá bàn về ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn của ông. Trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Trác đã nhận xét một số đặc điểm nổi bật về hình thức trong lời văn của Nguyễn Công Hoan, trong đó có ngôn ngữ: “Văn của Nguyễn Công Hoan giản dị, tự nhiên đậm đà bản sắc dân tộc. Ông biết sử dụng ngôn ngữ hợp với tâm lí nhân vật thuộc nhiều dạng khác nhau trong xã hội. Ông có những chữ thần tình để tả một dáng điệu, để nghi một trạng thái .Ông cũng có một lối tả bằng ẩn dụ đặc biệt để nói đến cái tục cho thanh thoát. Cách dùng phúng dụ để chửi đời cũng độc đáo. Về cách sử dụng một số kĩ thuật gây cười khác nhau: đặt tên truyện, cách láy lại một ý, một từ, cách dùng phân ngữ . ông đều tỏ ra là một nhà văn trào phúng lành nghề” [52, tr.267]. Nhóm tác giả Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng trong Văn học Việt 7 Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 cho rằng: “Câu văn của ông gọn, sáng sủa. Đọc ông, độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngôn ngữ của nhân vật, mỗi nhân vật đều có những ngôn ngữ riêng của mình. Với Nguyễn Công Hoan, có thể nói truyện ngắn hiện đại ngôn ngữ hiện đại đã hình thành” [26, tr.159]. Trên Văn nghệ số 41, ra ngày 21 tháng 10 năm 1978 có bài của Nguyễn Đăng Mạnh: Nhớ Nguyễn Công Hoan, đọc lại truyện ngắn trào phúng của ông. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng, thành công của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn do nhiều nguyên nhân: “Phương thức kể truyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể tự nhiên, hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm .”, “ . Nhìn chung, tiếng nói văn học của Nguyễn Công Hoan là thứ tiếng nói giản dị, trong sáng, linh hoạt, mới mẻ rất đỗi Việt Nam” [37]. Nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Hoành Khung khái quát: “Về ngôn ngữ văn học, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những đặc sắc, góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại” [27]. Theo nhà nghiên cứu, trong truyện ngắn 1929 - 1930 trở đi, Nguyễn Công Hoan “đã có một ngôn ngữ phong phú sống động rất gần với đời sống, khác hẳn với thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểu cách của Tự lực văn đoàn khi đó. Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn rất tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng. Ông mạnh dạn đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng vào văn chương một cách rộng rãi, khiến văn chương mất hết vẻ đài các, văn chương trở thành ngôn ngữ của đời sống hàng ngày dân dã”. Nguyễn Minh Châu với tư cách một người cầm bút - một nhà văn được sinh ra ở giai đoạn khói lửa của chiến tranh - đã nhận xét bày tỏ sự thán phục của mình đối với Nguyễn Công Hoan: “Ngày nay, đọc lại truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, trong cái khối đồ sộ về số lượng (200 truyện ngắn) đã nói lên hết tư chất con người lẫn văn tài của ông, . tả từ một me Tây đến một tên quan phủ, quan huyện, những kiểu cách con người lai 8 căng . ông cũng mô tả bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng cái lối nói nôm na đầy ý vị của người Việt Nam”. Lê Thị Đức Hạnh là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp to lớn trong việc giúp độc giả cảm nhận đánh giá đúng đắn về Nguyễn Công Hoan một cách toàn diện thông qua thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông. Dựa vào phạm trù cái hài dưới góc độ mĩ học, bà đã có những kiến giải rất thuyết phục về truyện ngắn của nhà văn. Về đặc điểm chung của ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, nhà nghiên cứu nhận xét: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoanngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc nâng cao, đậm hương vị ca dao, tục ngữ, có khi tác giả đưa ca dao, tục ngữ vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái. Những chữ dùng của ông thường giản dị, giàu hình ảnh, cụ thể hay ví von làm cho người đọc dễ có liên tưởng thú vị”. “Nguyễn Công Hoan luôn giữ cho lời văn, ngôn ngữ trong truyện trong sáng, chính xác, mang bản sắc tiếng nói dân tộc”. Lê Thị Đức Hạnh còn chỉ ra tính chất cá thể hoá sâu sắc trong ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Công Hoan: “Ngôn ngữ các loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng mang sắc thái riêng, bộc lộ được tâm lí xã hội của từng nhân vật, trộn cũng không lẫn” [15, tr.262]. Tác giả Hoài Anh cho rằng: “Văn Nguyễn Công Hoan mang tính cách đặc biệt Việt Nam giản dị, sáng sủa mà hóm hỉnh. Ông sử dụng khẩu ngữ một cách linh hoạt nhưng vẫn có sự chắt lọc hiện đại” [42, tr.426]. Trong bài viết có tên: Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Thanh Tú đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như sau: “Ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan là một thứ ngôn ngữ suồng sã để lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới từ trên, đạp vỡ vỏ ngoài nhìn vào bên trong .”, “Trong nội bộ câu văn Nguyễn Công Hoan thường mang mâu thuẫn hài hước đối chọi ở bên trong . 9 Nguyễn Công Hoan có những lối so sánh ví von độc đáo, những liên tưởng bất ngờ thú vị .” [54]. Gần đây, trên báo Văn nghệ xuất hiện bài viết Những kỷ niệm của một người đọc Nguyễn Công Hoan của Nguyễn Thị Nam. Tác giả khẳng định: “Đọc những trang viết cách đây hơn nửa thế kỉ mà giọng văn không cổ, câu chữ mạch lạc, sáng sủa, giản dị, mộc mạc sắc sảo”. Như vậy, với những ý kiến đánh giá đã nêu ở trên, có thể thấy ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói chung trong truyện ngắn nói riêng đã được rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu trước sau cách mạng chú ý. Tuy nhiên, các công trình chỉ mới đề cập đến ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nói chung chứ chưa có một sự phân tích, nghiên cứu công phu về ngôn ngữ tác giả ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của ông. Điều này càng kích thích chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài đã chọn. Hy vọng công trình này sẽ góp thêm một tiếng nói vào công việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan - nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam. 3. Nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát các cấp độ ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, nhận ra những đặc điểm riêng biệt về ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của ông để từ đó khẳng định những đóng góp to lớn của nhà văn đối với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp thống ngôn ngữ học; - Phương pháp phân tích tổng hợp; - Phương pháp so sánh đối chiếu. 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:11

Hình ảnh liên quan

Nhỡn vào bảng thống kờ, cú thể thấy: số lượng từ lỏy được sử dụng trong truyện ngắn của Nguyễn Cụng Hoan xuất hiện với tần suất khỏ cao - Luận văn ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện trào phúng của nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

h.

ỡn vào bảng thống kờ, cú thể thấy: số lượng từ lỏy được sử dụng trong truyện ngắn của Nguyễn Cụng Hoan xuất hiện với tần suất khỏ cao Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.1. Thống kờ từ lỏy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Cụng Hoan - Luận văn ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện trào phúng của nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 2.1..

Thống kờ từ lỏy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Cụng Hoan Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.2. Thống kờ số lượt và tỉ lệ từ Hỏn - Việt trong một số tỏc phẩm của Nguyễn Cụng Hoan TTTờn truyệnSố lượt từ  - Luận văn ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện trào phúng của nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 2.2..

Thống kờ số lượt và tỉ lệ từ Hỏn - Việt trong một số tỏc phẩm của Nguyễn Cụng Hoan TTTờn truyệnSố lượt từ Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.3. Thống kờ số lượng và tỷ lệ cõu văn so sỏnh trong một số tỏc phẩm - Luận văn ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện trào phúng của nguyễn công hoan luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 2.3..

Thống kờ số lượng và tỷ lệ cõu văn so sỏnh trong một số tỏc phẩm Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan