Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

18 651 3
Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích các chỉ số kinh tế từ đó đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOA SEN GROUP BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOA SEN GROUP TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. Giới thiệu về công ty  Quá trình hình thành Ngày 8/8/2001 công ty cổ phần Hoa sen được thành lập do ông Lê Phước Vũ với số vốn ban đầu 30 tỷ, sau 10 năm phát triển đã đạt quy mô 1.008 tỷ đồng. Doanh thu tăng từ 3 tỷ lên đến 4.899 tỷ. Ngày 5/12/2008 công ty niêm yết 57.038.500 cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM với mã chứng khoán HSG. Trụ sở chính tại số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần II, phường Dĩ An,thị xã Dĩ An,tỉnh Bình Dương. Văn phòng đại diện tại 94 – 96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Q.1, TPHCM. Với 10 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoa Sen là một thời gian không dài, nhưng với tầm nhìn chiến lược, triết lý kinh doanh huyền biến, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành một tập đoàn sản xuất kinh doanh tôn - thép hàng đầu ở Việt Nam, chiếm gần 38% thị phần cả nước (theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam); là nhà xuất khẩu tôn đứng đầu ở Đông Nam Á, xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế như các nước ASEAN, Nam Á, châu Phi… Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 03 năm gần đây là 54%/năm, kể cả những giai đoạn khó khăn nhất, Tập đoàn Hoa Sen đã liên tục góp mặt trong Danh sách 500 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, liên tục đạt được Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, trong đó đạt Top 10 Sao Vàng đất Việt 2009. Danh sách các cổ đông lớn Tên cổ đông Số cổ phiếu Tỷ lệ % Tính đến ngày Tên cổ đông Số cổ phiếu Tỷ lệ % Tính đến ngày Lê Phước Vũ 39,024,152 39.51 09/07/2011 Vũ Văn Bình 65,174 0.07 31/12/2010 Hồ Văn Hoàng 4,095,640 4.15 28/06/2010 Trần Quốc Trí 34,368 0.03 31/12/2010 Nguyễn Văn Quý 206,400 0.21 23/08/2011 CTCP QLQ ĐT CK Bản Việt 23,920 0.02 21/09/2010 Lý Văn Xuân 86,400 0.09 31/12/2010 Nguyễn Thị Ngọc Lan 23,184 0.02 31/12/2010 Trần Ngọc Chu 86,400 0.09 31/12/2010 Nguyễn Thị Ngọc Châu 9,000 0.01 30/08/2011 Hoàng Đức Huy 86,400 0.09 31/12/2010 Lê Vũ Nam 9,000 0.01 31/12/2010 Phạm Văn Trung 72,000 0.07 31/12/2010 Nguyễn Thị Kiều Loan 5,760 0.01 28/06/2010 Lê Phụng Hào 72,000 0.07 31/12/2010 Huỳnh Thị Hồng Vy 4,320 0.0 31/12/2010 Phạm Gia Tuấn 72,000 0.07 31/12/2010 Cơ cấu cổ đông ngày 16/05/2011 Thành phần Tỷ lệ Hội đồng quản trị 38.68% Cổ đông trong nước 36.48% Cổ đông nước ngoài 24.84%  Ngành nghề kinh doanh chính Với định hướng trở thành tập đoàn đa ngành, HSG hiện đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôn thép là mặt hàng chủ đạo của công ty. Sản xuất kinh doanh tôn: Mặt hàng chủ lực của Tập đoàn Hoa Sen là các sản phẩm tôn mạ, chiếm 80% cơ cấu sản lượng và trên 70% cơ cấu doanh thu. Dây chuyền sản xuất thép cán nguội dạng cuộn bằng công nghệ cán 6 trục đảo chiều tiên tiến, công suất 180,000 tấn/năm. Dây chuyền mạ công nghệ NOF hiện đại (mạ kẽm và mạ hợp kim nhôm kẽm), công suất 150,000 tấn/năm. 2 dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm với tổng công suất 100,000 tấn/năm. 2 dây chuyền mạ màu, tổng công suất 90,000 tấn/năm. Vật liệu xây dựng Bên cạnh tôn và thép, Tập đoàn Hoa Sen vẫn không ngừng đầu tư thêm những dây chuyền sản xuất các vật liệu xây dựng khác như: • Sản xuất ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các kim loại và hợp kim khác. • Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm và xà gồ mạ hợp kim khác. • Sản xuất các sản phẩm bằng nhựa gồm: ống nhựa, hạt nhựa, … Bất Động Sản Bên cạnh đó, Tập đoàn Hoa Sen còn mở rộng sang lĩnh vực bất động sản. Chuỗi 3 dự án bất động sản đầu tiên bao gồm: Dự án cao ốc căn hộ Phố Đông – Hoa Sen, Dự án Căn hộ cao cấp Hoa Sen – Phước Long và Dự án căn hộ cao cấp Hoa Sen Riverside Tuy nhiên 8/2011 Hoa SEn đã quyết định rút khỏi mảng kinh doanh bất động sản và tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là sản phẩm thép. Tập đoàn Hoa Sen sẽ chuyển nhượng để rút hết vốn ra khỏi các dự án bất động sản đã đầu tư ở những năm trước đây. Cảng Biển Và Logistics HSG đã hợp tác với CTCP Gemadept thực hiện dự án Khu tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept với tỷ lệ góp vốn HSG 45%, GMD 51%, Ông Hoàng Đức Huy 4%. Nằm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gần các dự án đầu tư mới của CTCP Tập đoàn Hoa Sen, dự án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành nghề kinh doanh chính của DN.  Các sản phẩm/nhóm sản phẩm , dịch vụ chủ yếu. Thép cán nguội, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (Tôn lạnh),tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ màu (Tôn lạnh màu),tôn mạ kẽm,tôn kẽm mạ màu, ống thép,xà gồ, ống nhựa… - Năng lực sản xuất - Các thị trường chính xuất khẩu chính: Thị trường xuất khẩu truyền thống là 11 nước ASEAN, Hoa Sen Group đã mở các thị trường mới tại châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông. Điều này giúp HSG tăng nguồn ngoại tệ, đối ứng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, giảm rủi ro biến động tỷ giá và giảm chi phí chênh lệch tỷ giá.  Những công ty thành viên Vốn điều lệ Vốn góp Tỷ lệ sở hữu Công ty con (tỷ đồng) Công ty TNHH MTV Vận tải và cơ khí Hoa Sen 16.28 16.28 100% Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen 280 280 100% Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng Hoa Sen 150 150 100% Công ty TNHH MTV nhựa Hoa Sen 5 5 100% Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Phú Mỹ 100% Công ty TNHH MTV Bất động sản Hoa Sen 100% CTCP TV-TM-DV Hoàng Quân Bình Thuận 75% Công ty liên kết Công ty CP tiếp vận và Cảng Quốc Tế Hoa Sen-Gemadept 45%  Nhân sự chủ chốt Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Ông Trần Ngọc Chu – Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ông Phạm gia Tuấn – Thành viên HĐQT độc lập Ông Lê Phụng Hào - Thành viên HĐQT độc lập Ông Nguyễn Văn Quý - Thành viên HĐQT  Thay đổi nhân sự gần đây Ngày 18/3/2011, Hội đồng quản trị Hoa Sen Group đã ra nghị quyết bổ nhiệm ông Phạm Văn Trung làm tân Tổng giám đốc HSG kể từ ngày 1/4/2011. Ông Lê Phước Vũ sẽ thôi kiêm nhiệm và giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị, tập trung hoạch định chiến lược công ty. Tuy nhiên, ngày 18/4, ông Trung đã có đơn từ chức và xin thôi việc với lý do "Hiện tại tôi chỉ muốn đi du lịch để nghỉ ngơi vì đã dành hết thời gian cho công việc trong 10 năm qua". Hội đồng quản trị sau khi xét duyệt đã chấp thuận và bổ nhiệm người mới,Ông Trần Ngọc Chu, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc sẽ đảm nhận vị trí Tổng giám đốc thay thế, đồng thời là người đại diện theo pháp luật kể từ ngày 27/4/2011. Ngày 4/7/2011, Hoa Sen thông báo thay đổi người đại điện theo pháp luật, ông Lê Phước Vũ – chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật thay thế cho ông Trần Ngọc Chu – tổng giám đốc. Ông Lê Phước Vũ là người đã thành lập công ty cổ phần Hoa Sen, là người đại diện theo pháp luật của Hoa Sen từ những ngày đầu thành lập cho đến khi giao quyền lại cho ông Phạm Văn Trung ngày 1/4/2011. Đến ngày 27/4, ông lại trở về giữ vai trò người đại diện theo pháp luật, như vậy có thể Hoa Sen sẽ tiếp tục phát triển với 4 chiến lược mà ông Vũ đã đề ra: Nâng cao chất lượng sản phẩm; Chăm sóc khách hàng tốt nhất; Mở rộng hệ thống phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng và Tập trung vào thị trường nội địa để dần khẳng định thương hiệu Hoa Sen trong ngành tôn thép tại Việt Nam. Luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật, ông phát triển Hoa Sen dựa trên 3 nền tảng giá trị cốt lõi: Trung thực - Cộng đồng - Phát triển. Ngày 30/9/2011, Hoa Sen công bố Nghị Quyết về thay đổi nhân sự, Ông Nguyễn Minh Khoa được bổ nhiệm giữ chức Quyền Phó Tổng Giám đốc Sản xuất – Cung ứng thay ông Phạm Mạnh Hùng. Như vậy, Hiện Ban giám đốc của HSG bao gồm ông Trần Ngọc Chu, Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc ông Hoàng Đức Huy, ông Vũ Văn Bình, ông Trần Quốc Trí, ông Vũ Văn Thanh và ông Nguyễn Minh Khoa. 2. Tổng quan về ngành mà công ty đang hoạt đông Ngành công ty đang hoạt động với tình hình thị trường hiện tại và triển vọng tương lai:  Ngành thép Việt nam Việt Nam là thị trường thép khá lớn trong khu vực Asean.Cơ cấu thị trường phân ra làm hai dòng sản phẩm riêng biệt với sự tập trung phần lớn các doanh nghiệp sản xuất trong nước ở mảng thép dài, tôn và ống.Dòng sản xuất ngành thép có sự chuyển dịch lớn theo hướng giảm dần sự tham gia của nhập khẩu, tăng chủ động sản xuất trong nước, xu hướng đầutư nhiều hơn vào nguyên liệu. Quy mô sản xuất và tiêu thụ: Thị trường thép Việt nam có sức tiêu thụ khoảng13 triệu tấn/năm trong 2010, tăng trưởng ngành ổn định ở mức 10% sau khiphục hồi mạnh năm 2009. Tốc độ tăng trưởng ngành khá cao giai đoạn 10 năm gần đây; xấp xỉ 17%/năm với xu hướng tăng trưởng khá đều (ngoại trừ 2008 do suy thoái). Doanh thu toàn ngành đạt khoảng VND170,000 tỷ (bình quân từ lượng và giá), xấp xỉ 10% GDP của nền kinh tế. Việt nam là thị trường thép khá lớn trong khu vực với quy mô tiêu thụ tương đương Thái Lan và lớn hơn các thị trường ASEAN khác do quy mô dân số lớn hơn. Nguồn cung sản xuất ước khoảng 7 triệu tấn trong đó 6 triệu tấn thép xây dựng tương ứng một lượng cung đáng kể được nhập từ bên ngoài. Phân chia phân khúc sản phẩm: Ngành phân chia theo hai dòng sản phẩmvới chuỗi sản xuất riêng biệt là dòng sản phẩm thép dài (thép cây, cuộn) vàthép dẹt (tấm, lá). Tỷ trọng là 50:50 trong tổng nhu cầu tiêu thụ hàng năm.Trong đó, mảng thép dài phục vụ chủ yếu lĩnh vực xây dựng và chi phốiphần lớn bởi các doanh nghiệp trong nước, nhập khẩu thành phẩm giảmdần và xu hướng bằng 0 trong năm tới. Thép dẹt có nhu cầu khoảng 6.5 triệu tấn/năm phục vụ hoạt động công nghiệp gồm các ngành đóng tàu, ô tô,điện máy, thực phẩm,… Ở dòng sản phẩm này, đáng chú ý là hai sản phẩmtôn và ống ứng dụng khá lớn trong ngành xây dựng và chiếm khoảng 20%sản lượng. Ngoại trừ tỷ trọng lớn thép dẹt được sử dụng như nguyên liệuhoặc bán thành phẩm trong các ngành công nghiệp, các thành phẩm thép sửdụng cuối cùng tập trung 3 loại chính là thép xây dựng, tôn và ống. Những công ty đầu ngành: Với sản lượng khoảng 6 triệu tấn, thép xây dựnglà phân khúc lớn tập trung những công ty thép hàng đầu của Việt nam. Đâycũng là mảng sôi động nhất trên thị trường sản xuất, đầu tư thép trongnước thời gian qua. Theo thống kê của Hiệp hội, 11 doanh nghiệp lớn nhấtchi phối trên 80% sản xuất thép xây dựng, trong đó các nhà máy mới đầu tưđi vào hoạt động của các công ty cổ phần tạo ra sự chuyển dịch thị phần vớivị trí dẫn đầu của Pomina (16.6%), và thứ 3 của Hòa Phát (12.0%). 2 đơn vịthuộc Vnsteel là Tisco và nhà máy thép Miền Nam chiếm 12.6% và 7.6%Vinakyoei là liên doanh duy nhất trong nhóm top 5 với thị phần 8.7%.Nhóm 5 doanh nghiệp này đang chiếm 58% lượng cung thép xây dựng. So với thép xây dựng, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ tham gia khá nhiều vàomảng sản xuất ống thép và tôn mạ. Mức chi phối của 10 doanh nghiệp lớn thuộc Hiệp hội khoảng 70% thị phần mỗi mảng. Ngành tôn thép có sự cách biệt lớn của Hoa Sen với thị phần 30% so với đơn vị thứ hai là Sunsteel (15%) và thứ ba Phương Nam (10.1%). Ở mảng này cũng thu hút khá nhiều nhà sản xuất nước ngoài như Sunsteel (Đài Loan), Blue scope steel (7.9%). Thứ tự các nhà sản xuất này dự báo ít thay đổi trong tương lai. Sản phẩm ống thép có thị phần khá đều của 5 năm doanh nghiệp dẫn đầu là Hữu Liên Á Châu, Hòa Phát, SeAH Việt nam, Công ty 190, Việt Đức. Khả năng thay đổi vị trí trong mảng này có khả năng cao do nhiều công ty vẫn đang thúc đẩy hoạt động đầu tư vào ngành. Sự chi phối của nhập khẩu: Yếu tố nhập khẩu gần như xuyên suốt trong chuỗi sản xuất ngành và còn duy trì lâu dài ở khâu nguyên liệu. Sản xuất thép dài yêu cầu lượng lớn phế liệu nhập khẩu do nguồn trong nước hạn chế với nhu cầu nhập 3.5 triệu tấn/năm. Lượng phôi nhập thêm cho các nhà máy cán khoảng 1.8 triệu tấn năm 2010. Ở thép dẹt, Việt nam chưa sản xuất được phôi cho sản phẩm này và đang nhập khẩu chủ yếu bán thành phẩm là thép cán nóng và nguội với sản lượng 5 triệu tấn/năm trong đó lượng cán nóng xấp xỉ 4 triệu tấn/năm. Việt nam gần như không nhập khẩu thành phẩm ở dòng sản phẩm này. Như vậy, tính trung bình tỷ trọng nhập khẩu chi phối khoảng 75% trong tổng sản lượng đầu ra (ước tính quy mô lượng Với các nguyên liệu đầu vào (phôi thép, quặng sắt và thép phế) đều được muatừ bên ngoài theo mặt bằng giá thế giới. Việc mua ngoài này khiến tác độngnguyên liệu đến giá thành thép của Việt Nam và các nước khác là như nhau. Nước ta còn có được lợi thế bảo hộ từ chính sách thuế, chi phí vận chuyển và chi phí sản xuất trong nước thấp. Tất cả các yếu tố này đã góp phần giúp giá thành sản xuất của doanh nghiệp nội địa ở mức cạnh tranh khá tốt Triển vọng 2011 Giá thép trong nước hiện tại được coi là đã chạm đỉnh của 2011, và đang giảm dần vì cung hiện lấn áp cầu. Chính sách chặt chẽ, thận trọng trong lĩnh vực tiền tệ (điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá, hạn chế tín dụng, kiểm soát nhập siêu…) đã tác động gây giảm tiêu thụ sản phẩm thép. Việc giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết cũng khiến nhu cầu vật liệuxây dựng giảm đáng kể. Thêm vào đó, do lượng thép mua dự trữ từ những tháng trước khá cao, lượng tồn kho lớn nên nhiều doanh nghiệp thương mại có nhu cầu xả hàng. Cụ thể, cuối tháng 3, 2010 giá thép của 1 số Công ty phía Nam đã giảm 200-300 ngàn đồng 1 tấn. Hiện mức giá giao tại nhà máy (chưa bao gồm VAT) dao động quanh mức 15,5-16,4 triệu đồng/tấn. POM hiện bán thép xây dựng ở mức thấp hơn 400 ngàn đồng/ tấn so với đầu quý 3 đối với loại thép cuốn và thép dây. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, lượng phôi sản xuất trong nước và phôi nhập khẩu về trong tháng 4/2011ở mức khá cao, gần 580 ngàn tấn, nên sắp tới, sức ép lên giá bán trên thị truờng là không nhỏ. Giá phôi thép thế giới liên tục giảm trong 1 tháng qua, và được kì vọng sẽ còn diễn biến ổn định trong quý tới. Trên thị trường kỳ hạn, giá phôi giao sau 3 tháng tại Sở giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tuần này đứng ở 565 USD/tấn, so với 553 USD/tấn tuần trước. Tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép chung bao gồm cả thép xây dựng và thép công nghiệp. Theo đó, ngành thép sẽ có tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong dài hạn tương ứng với tiềm năng kinh tế của Việt Nam.  Ngành vận tải biển Tiềm năng ngành vận tải biển trong nước còn rất lớn: nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh qua mỗi năm trong khi thị phần các doanh nghiệp trong nước còn nhỏ bé, vị trí địa lý của Việt Nam với đường bờ biển dài rất thích hợp để phát triển hệ thống cảng biển và vận tải biển. Theo thống kê, vận tải biển chiếm khoảng 80% lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trung bình mỗi năm ước tính chi phí cho giao nhận kho vận của Việt Nam vào khoảng 8 – 11 tỷ USD, trong đó vận tải biển chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên hiện nay đội tàu trong nước chỉ chiếm 20% thị phần, các hãng tàu nước ngoài chiếm 80% còn lại. Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam có mức vốn điều lệ thấp, hoạt động chủ yếu là vận chuyển hàng thô, hàng rời và xuất khẩu thuyền viên (chiếm trên 70% doanh thu), trong khi nợ phải trả rất lớn (thường chiếm trên 80% vốn điều lệ) nên chi phí lãi vay qua các năm cao. Điều đó dẫn tới lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp vận tải biển thường thấp Triển vọng Ngành vận tải biển nhiều khả năng vào chu kỳ mới từ cuối 2011. Vận tải biển vẫn đang phục hồi chậm so với các ngành kinh tế khác. Bối cảnh kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2011 vẫn không phải là lực hỗ trợ mạnh cho sự phục hồi của ngành này. Doanh thu khả quan, nhưng lợi nhuận có thể vẫn thấp. Theo chu kỳ của ngành vận tải, nhu cầu vận tải thường tăng cao vào quý 3 và 4 hằng năm. Do đó, doanh thu của nhiều doanh nghiệp sẽ khả quan hơn nhờ vào chuyển biến tích cực của giá cước. Nhu cầu về dịch vụ hầu cần, kho bãi (logistics) vẫn tăng cao khi hệ thống kho bãi thuộc quản lý của doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả. Nhiều dự báo cho thấy ngành này có thể đạt tốc độ tăng trưởng từ 20% – 25% trong các năm tới. Do đó, đây là lĩnh vực khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vốn chỉ mới tham gia một vài khâu trong chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần.  Vị thế của công ty trong ngành Đến năm 2011, năng lực sản xuất của Hoa Sen gồm có ba dây chuyền sản xuất thép cán nguội tổng công suất 580.000 tấn/năm; ba dây chuyền mạ kẽm và hợp kim nhônm kẽm theo công nghệ NOF công suất 600.000 tấn/năm; các dây chuyền mạ kẽm và mạ màu, 17 dây chuyền sản xuất ống thép và xà gồ thép với tổng công suất gần 550.000 tấn/năm và 13 dây chuyền sản xuất ống nhựa uPVC Thị phần tôn mạ năm 2010 Thị phần tôn mạ 6 tháng đầu năm 2011 Thị phần ống thép năm 2010 Thị phần ống thép 6 tháng đầu năm 2011 Hoa Sen Group chủ yếu chiếm lĩnh thị trường ở mặt hàng tôn mạ, trong 2 năm trở lại đây liên tục chiếm trên 30% thị phần. Mặt hàng ống thép mới chỉ chiếm trên 10% tổng thị phần, vị thế ngang bằng với các cong ty khác trong cùng ngành. . Chiến lược của Hoa Sen -Chiến lược kinh doanh tập đoàn Hoa Sen khác biệt so với các công ty cùng ngành là ở hệ thống phân phối và quy trình sản xuất khép kín. Các doanh nghiệp hiện nay phần lớn tổ chức mạng lưới phân phối theo mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Trong đó, phía sản xuất chỉ đóng vai trò như người bán sỉ, còn hệ thống phân phối do các công ty thương mại đảm nhận và tự tổ chức. Tập đoàn Hoa Sen thì làm khác: Doanh nghiệp vừa là nhà bán sỉ, đồng thời còn là người bán lẻ. Hiện nay đoàn đã tổ chức được hơn 100 chi nhánh bán lẻ trên cả nước. Dù được quản lý tập trung, thống nhất, nhưng tập đoàn vẫn giao quyền chủ động và phân quyền quyết định giá bán cho từng chi nhánh, áp dụng chế độ tiền lương và thưởng theo doanh số bán, nhằm phát huy sự năng động và linh hoạt trong việc bán hàng. Hệ thống này cho đến nay đã đảm nhận gần 70% doanh số bán của tập đoàn Hoa Sen. Việc tổ chức mạng lưới bán lẻ riêng, tuy tốn kém nhiều chi phí ban đầu, nhưng bù lại nó giúp cho Tập đoàn Hoa Sen có thể linh hoạt trong chính sách bán hàng, để tăng vòng quay và tạo dòng tiền ổn định, bảo đảm tính thanh khoản. Hình thức này đặc biệt phát huy tác dụng tốt trong những giai đoạn khó khăn, lãi suất lên cao như hiện nay. -Bên cạnh hệ thống phân phối, quy trình sản xuất khép kín, từ sản xuất thép cán nguội, là nguyên liệu đầu vào cho các dây chuyền sản xuất tôn mạ, ống thép, xà gồ thép . giúp cho nhà sản xuất kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bảo đảm cung cấp sản phẩm theo chất lượng cam kết cho khách hàng. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện để tập đoàn Hoa Sen giảm chi phí sản xuất, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá. -Hoa Sen tiếp tục đầu tư mở rộng công nghệ. -tái cấu trúc hệ thống tài chính, - xây dựng thương hiệu qua các hoạt động tài trợ và từ thiện. -vươn ra Đông Nam Á, Châu Phi,Châu Mỹ. I. HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Các chỉ tiêu về cấu trúc vốn 2008 2009 2010 Tổng tài sản 1854.9 3146.2 4615.4 Tổng Nợ / Tổng tài sản 0.63 0.66 0.63 % tăng trưởng 11% 70% 47% Tổng Nợ / Vốn Chủ sở hữu 1.73 1.93 1.68 Hàng tồn kho 559.4 890.5 1292.8 Vay ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 1.11 1.25 1.12 % tăng trưởng 6% 59% 45% Vay dài hạn hạn / Vốn chủ sở hữu 0.45 0.47 0.33 Vay ngắn hạn / Tổng tài sản 0.4 0.43 0.42 Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn 1,171 1,277 2,003 Vay dài hạn / Tổng tài sản 0.17 0.16 0.12 % tăng trưởng 57% 9% 57% Các chi tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán nhanh 0.27 0.42 0.35 Nợ phải trả 117.2 215.9 407.1 Khả năng thanh toán hiện hành 0.91 0.99 0.91 % tăng trưởng -25% 84% 89% Các chỉ tiêu về vòng quay Vay ngắn hạn 750.2 1348.4 1925 Vòng quay hàng tồn kho 4.11 3.29 4.19 % tăng trưởng 59% 80% 43% Vòng quay các khoản phải thu 23.61 11.19 13.36 Vay dài hạn 308.7 506.4 563 Vòng quay các khoản phải trả 25.59 18.36 20.47 % tăng trưởng -8% 64% 11% Vòng quay tài sản cố định 2.44 2.69 2.78 Vòng quay tài sản 1.46 1.04 1.17 Tổng nguồn vốn 1854.9 3146.2 4615.4 Các chỉ tiêu về hiệu quả % tăng trưởng 11% 70% 47% EPS 1439.34 8096.07 905.84 Vốn chủ sở hữu 678.8 1075.5 1720.3 BV 11746.14 10635.98 17068.16 % tăng trưởng -3% 58% 60% ROE 22% 8% 27% Nguồn kinh phí và quỹ khác 1176.1 2070.7 2895.1 ROA 4.40% 14.70% 2.00% % tăng trưởng 22% 76% 40% ROS 3.00% 14.10% 1.70% Nhận xét: Hoa Sen có cấu trúc vốn thâm dụng nợ ( trên 60%), phần lớn là nợ ngắn hạn, do đó, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành khá thấp. Do trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty lượng hàng tồn tương đối cao, điêu này làm cho khả năng thanh toán nhanh ở mức rất thấp ( nhỏ hơn 0.5) Năm 2010, EPS của công ty giảm mạnh là do chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng mạnh do việc điều chỉnh 2 lần tỉ giá và lãi suất cho vay của ngân hàng từ tháng 11.2009 đến tháng 8.2010. Lãi suất kích cầu của ngân hàng cũng tăng từ 6,5% lên 13-14% vào đầu năm 2010. Trong khi nguyên liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài. Vì thế, một trong những chiến lược của Tập đoàn trong những năm sắp tới làxuất khẩu nhằm tăng thu nguồn thu ngoại tệ, hạn chế thiệt hại do tăng tỷ giá, giảm chi phí, cải thiện EPS của công ty. Sau đây, ta sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của Hoa Sen với một vài doanh nghiệp cùng ngành vào 8-2010. Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu và tài sản cố định của Hoa Sen đều thấp hơn các công ty khác.

Ngày đăng: 20/12/2013, 14:49

Hình ảnh liên quan

Với 10 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoa Sen là một thời gian không dài, nhưng với tầm nhìn chiến lược, triết lý kinh doanh huyền biến, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành một tập đoàn sản xuất kinh doanh tôn - thép hàng đầu ở Việt Nam, chiếm gần 38 - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

i.

10 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoa Sen là một thời gian không dài, nhưng với tầm nhìn chiến lược, triết lý kinh doanh huyền biến, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành một tập đoàn sản xuất kinh doanh tôn - thép hàng đầu ở Việt Nam, chiếm gần 38 Xem tại trang 2 của tài liệu.
 Quá trình hình thành - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

u.

á trình hình thành Xem tại trang 2 của tài liệu.
Chiến lược của Hoa Sen - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

hi.

ến lược của Hoa Sen Xem tại trang 8 của tài liệu.
Các doanh nghiệp hiện nay phần lớn tổ chức mạng lưới phân phối theo mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

c.

doanh nghiệp hiện nay phần lớn tổ chức mạng lưới phân phối theo mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối Xem tại trang 8 của tài liệu.
bán hàng, để tăng vòng quay và tạo dòng tiền ổn định, bảo đảm tính thanh khoản. Hình thức này đặc biệt phát huy tác dụng tốt trong những giai đoạn khó khăn, lãi suất lên cao như hiện nay. - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

b.

án hàng, để tăng vòng quay và tạo dòng tiền ổn định, bảo đảm tính thanh khoản. Hình thức này đặc biệt phát huy tác dụng tốt trong những giai đoạn khó khăn, lãi suất lên cao như hiện nay Xem tại trang 9 của tài liệu.
1. Những chỉ tiêu đề ra trong các kỳ ĐH - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

1..

Những chỉ tiêu đề ra trong các kỳ ĐH Xem tại trang 14 của tài liệu.
 Dự phóng bảng cân đối KT (các chỉ tiêu chính) - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

ph.

óng bảng cân đối KT (các chỉ tiêu chính) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Mô hình định giá Giá (đồng) Tỷ trọng - Phân tích tài chính doanh nghiệp - Tình hình tài chính tại công ty HOA SEN

h.

ình định giá Giá (đồng) Tỷ trọng Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan