SKKN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT

15 57 2
SKKN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bàn về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã khẳng định: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”. Còn học giả Mỹ Kinixti cho rằng: “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Rõ ràng, cuộc sống hiện đại với nhịp điệu phát triển như vũ bão đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, cần phải nỗ lực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống của mình, không chỉ chú ý trang bị bổ sung tri thức mà còn cần phải chú ý rèn luyện những hành vi ứng xử tích cực để luôn luôn chủ động trong cuộc sống. Nhìn vào thực tế môi trường học đường, chúng ta phải thừa nhận chính sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây ra căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Ở độ tuổi 1518, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ… Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè,.. Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng… Và riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai… Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, lạm dụng tình dục, tệ nạn xã hội… Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý.

Ngày đăng: 18/07/2021, 18:09

Mục lục

    C.2.4. Điều chỉnh mô hình tư vấn tâm lý tại các trường THPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan