Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá)

129 3.2K 32
Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ………*……… PHAN TUẤN XUÂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN THẠCH THÀNH (THANH HÓA) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ VINH : 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ………*……… PHAN TUẤN XUÂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN THẠCH THÀNH (THANH HÓA) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NguyÔn Trọng Văn 3 VINH: 2010 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Trọng Văn một cách xát sao, tận tình và chu đáo. Cùng với sự giúp đỡ to lớn của các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình được đào tạo và học tập tại trường Đại học Vinh, của các cán bộ công nhân viên thuộc các cơ quan ban ngành của Thư viện Quốc gia Hà Nội, Viện Dân tộc học, Thư viện tỉnh Thanh Hóa, Thư viện tỉnh Nghệ An, Thư viện huyện Thạch Thành, Thư viện trường Đại học Vinh, Bảo tàng các dân tộc Thanh Hóa, Phòng văn hóa huyện Thạch Thành, Phòng dân tộc huyện Thạch Thành, Phòng Thống kê huyện Thạch Thành, Huyện ủy Thạch Thành…các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường Thanh Hóa đã cung cấp tư liệu cho tôi. Nhân dịp luận văn được hoàn thành, tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn trước hết đối với PGS, TS Nguyễn Trọng Văn - là người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học và những người đã giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 12 năm 2010. TÁC GIẢ Phan Tuấn Xuân 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Nxb : Nhà xuất bản. Tr.CN : Trước công nguyên. Tr : Trang. KHXH : Khoa học xã hội 5 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………… …… .……………… 1 1. Lý do chọn đề tài………… ………… .…………………………1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………3 3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu………… ……………6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…… ………………………… 9 5. Đóng góp của luận văn………… ………………………… .10 6. Cấu trúc của luận văn…………… .…………………………… .11 NỘI DUNG…………………………………………………………… .12 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN THẠCH THÀNH (THANH HÓA) .…….12 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, địa giới hành chính huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)…………… ……….……………………12 1.1.1. Về tự nhiên…………… .……………………….………… 12 1.1.2. Về địa giới hành chính. …………………………….……….15 1.2. Vài nét về dân cư, tên gọi và lịch sử cư trú của người Mường huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)………………… ……… .…….…17 1.2.1. Dân cư và sự phân bổ dân cư……………………………… 17 1.2.2. Tên gọi và lịch sử cư trú…………… .………… …………24 1.3. Vài nét về xã hội và đời sống tinh thần của người Mường huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) ………………………………………31 1.3.1. Vài nét về giáo dục, y tế và xã hội…… .… ……………….31 1.3.2. Một số nét về văn hóa tinh thần của người Mường Thạch Thành )Thanh Hóa)… . ………………………… .34 CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRUYỀN THỐNG 6 CỦA NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN THẠCH THÀNH (THANH HÓA) …………………………… . 40 2.1. Kinh tế …………… …………………….……………………….40 2.1.1. Trồng lúa nước……………… … ….………………….40 2.1.1.1. Phân loại ruộng và lịch canh tác………….……………… 40 2.1.1.2. Các công cụ sản xuất chính………………….…………… 42 2.1.1.3. Giống lúa và các biện pháp kỹ thuật……………….………45 2.1.2. Kinh tế nương rẫy………………… .…….…………… .49 2.1.2.1. Phân loại nương rẫy và lịch canh tác…….……….……… 49 2.1.2.2. Công cụ lao động………………………….… ………… .50 2.1.2.3. Giống và các biện pháp kỹ thuật. ……… .…………….…51 2.1.3. Chăn nuôi……………………….… ……………………54 2.1.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên. ………….……………….55 2.1.5. Nghề thủ công truyền thống. …….…………………… 58 2.1.5.1. Nghề rệt…………… .……….……………………………58 2.1.5.2. Nghề mộc…………………….……………………………60 2.1.5.3. Nghề rèn…………………………………….…………… 60 2.1.5.3. Đan lát………………………….………………………….62 2.2. Nhà ở…………………………………….…………………………62 2.2.1. Nhà và khuôn viên ngôi nhà…………………………… 62 2.2.2. Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình………………………….69 2.3. Trang phục ………………………… …………………………….70 2.3.1. Các loại trang phục cơ bản……… .………… .………… 70 2.3.2. Hoa văn trên trang phục Mường…… ……… .……………75 2.3.3. Trang phục trong đời sống xã hội của người Mường ………76 2.4. Ẩm thực……………………………………………….……………79 2.4.1. Các món ăn……….……… … .………………………… 79 2.4.1.1. Các món ăn có nguồn gốc thực vật…… .… .…………… 80 2.4.1.2. Các món ăn có nguồn gốc động vật…… .…………………85 2.4.1.3. Thức chấm…………… .…… .…………… .……………87 7 2.4.2. Thức uống, đồ hút và ăn trầu. ……………… …………….88 2.4.2.1. Thức uống………………………………………………… 88 2.4.2.2. Đồ hút và ăn trầu…………………… .……………………92 2.4.3. Dụng cụ và cách thức chế biến trong ăn uống… …………93 CHƯƠNG 3: GIAO LƯU VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN THẠCH THÀNH (THANH HÓA) ………….96 3.1. Sự giao lưu văn truyền thống của người Mường huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)………… ….…….……………………….96 3.1.1. Với các dân tộc khác trong huyện Thạch Thành…………… 96 3.1.2. Với người Mường những nơi khác…………… .……… .103 3.2. Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). … .……………109 3.2.1. Công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). ……… .……109 2.2.2. Phương hướng và một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) trong giai đoạn hiện nay ………….……………114 KẾT LUẬN…………………… .…………………… ………… .118 KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .……… .121 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….…………122 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự đậm đà bản sắc dân tộc đó là sự kết tụ văn hóa của 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam. Với sự cần cù, sáng tạo của những bàn tay và khối óc con người, các dân tộc anh em đã tạo ra cho mình một đời sống văn hóa có bản sắc riêng. Mặc dù có những khác biệt về bản sắc văn hóa, thế nhưng họ lại đoàn kết, tương ái tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, thì cần phải có sự một hiểu biết đầy đủ về văn hóa của mỗi dân tộc. Bởi lẽ đó, chúng ta phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về từng dân tộc, từng lĩnh vực đời sống xã hội, để chúng ta có thể thấy được bản sắc văn hóa đó của mỗi dân tộc. Có như vậy mới hy vọng hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam như thế nào. 1.2. Là một dân tộc thiểu số Việt Nam, người Mường Thạch Thành cũng như bao dân tộc khác sinh sống vùng đồi núi, với những điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng: có rừng núi, sông suối với đủ các loại động thực vật, có các thung lũng là những cánh đồng đất đai màu mỡ….Những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, người Mường Thạch Thành đã tạo ra cho mình một đời sống sinh hoạt văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là một nghề nông trồng lúa nước, kết hợp với làm nương rẫy, khai thác các nguồn lợi tự nhiên (đánh bắt cá, săn bắn chim thú và hái lượm), kết hợp với một lối sống sinh hoạt văn hóa kiểu bản mường đã tạo cho người Mường Thạch Thành có sắc thái văn hóa vừa mang đặc điểm chung của một dân tộc sinh sống vùng đồi núi, nhưng cũmg có 9 những nét văn hóa hết sức riêng biệt mà không nơi nào có được như Mường Thạch Thành. Trải qua hàng ngàn năm cùng tồn tại với nhiều thế hệ, những bản sắc văn hóa tốt đẹp đó đã trở thành những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường nơi đây. Nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Mường Thạch Thành để giúp cho chúng ta có những hiểu biết về đời sống văn hóa của người Mường trước kia như thế nào. Từ đó giúp cho chúng ta có những nhận thức, bày tỏ thái độ đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.3. Ngày nay quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên toàn thế giới. Để hợp với xu thế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách “mở cửa”, giao lưu, hội nhập với bên ngoài nhằm phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước. Theo đó, các dòng văn hóa khác nhau ạt du nhập vào nước ta, đe dọa nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi thế việc du nhập các dòng văn hóa từ bên ngoài vào cần phải hết sức chú ý, phải chọn lọc sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại của đất nước, vừa đảm bảo sự phát triển nhưng cũng không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng cần phải có những chính sách, biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Có như vậy chúng ta mới có được sự phát triển cân đối về văn hóa của đất nước có nhiều thành phần dân tộc đang phấn đấu trở thành một quốc gia tiên tiến trên thế giới. 1.4. Đi cùng suốt chiều dài lịch sử, Thạch Thành là địa bàn cư trú của chủ yếu của hai dân tộc người Mường và Kinh. Hai dân tộc này vốn có chung một nguồn gốc là tộc người Lạc Việt, từ thuở hồng hoang đã cư trú vùng đồi núi Thạch Thành. Do sự biến thiên của lịch sử, vào khoảng thế kỷ X, XI nhóm người Lạc Việt bản địa này đã tách ra thành hai tộc người khác nhau, bộ phận người lại vùng đồi núi sinh sống gọi là người Mường, còn một bộ phận người tràn suống vùng đồng bằng để khai phá tự nhiên, tạo dựng cuộc sống mới gọi là người Kinh. Mỗi dân tộc đã định hình cho mình những đời sống sinh hoạt có bản sắc và nó trở thành những 10 nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Do sự biến thiên của lịch sử, trong nhiều thế kỷ, nhiều bộ phận người khác nhau từ các nơi trong và ngoài tỉnh đã hội tụ về đây cùng với người bản địa sinh cơ lập nghiệp, xây dựng xóm làng. Vì thế, người Mường Thạch Thành có điều kiện để giao lưu và tiếp súc văn hóa, làm cho bản sắc văn hóa truyền thống có sự biến đổi và trở nên phong phú, đa dạng hơn. Nghiên cứu văn hóa truyền thống Mường Thạch Thành trong sự giao lưu văn hóa với các tộc người khác là sự cần thiết, là cơ sở cho định hướng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Thạch Thành trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mức, nên vẫn còn là một khoảng trống trong việc nghiên cứu về vấn đề tộc người Mường này. Nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Mường Thạch Thành trong sự giao lưu văn hóa còn để nắm bắt những quy luật biến đổi và hướng phát triển văn hóa, thấy được những mặt tốt, mặt xấu, Từ đó có những chính sách, biện pháp hợp lý trong việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài ” Đời sống văn hóa vật chất của người Mường huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học lịch sử, hy vọng sẽ có những đóng góp cho sự phát triển đời sống của người Mường và bảo tồn, phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường Thạch Thành nói riêng, của các dân tộc Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn dề Nghiên cứu về người Mường Thạch Thành hiện nay không còn là một chủ đề mới nữa nhưng hiện nay còn có quá nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ thêm. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài thì cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như dân tộc học, văn học, ngôn ngữ học, xã hội học… đã tìm hiểu và công bố các công trình nghiên cứu của mình, cung cấp cho chúng tôi

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:17

Hình ảnh liên quan

Bảng 1,2. Thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số (năm 2008) - Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá)

Bảng 1.

2. Thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số (năm 2008) Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 1.1. Dân số chia theo đơn vị hành chính và dân tộc. Năm 2004. - Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá)

Bảng 1.1..

Dân số chia theo đơn vị hành chính và dân tộc. Năm 2004 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Qua hai bản thống kê (bảng 1.1 và 1.2), ta thấy rằng người Mường và người Kinh có tỷ lệ dân số ngang nhau:  - Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá)

ua.

hai bản thống kê (bảng 1.1 và 1.2), ta thấy rằng người Mường và người Kinh có tỷ lệ dân số ngang nhau: Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan