Lực lượng TNXP thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp (1950 1954)

68 752 3
Lực lượng TNXP thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp (1950 1954)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trờng đại học vinh Khoa Lịch sử ------- Luận văn tốt nghiệp Lực lợng tNXP Thanh Hoá Trong Cuộc KHáng chiến chống pháp (1950-1954) Chuyên ngành: lịch sử việt nam Trịnh Thị Nga 1 Ngời hớng dẫn : TS. Trần Văn Thức Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Nga Lớp : 43E3 - Lịch Sử Vinh 5/ 2007 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử a- phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Thanh Hoá - " Toạ độ lửa " năm xa giờ đây là địa chỉ xanh tràn đầy sự sống, nơi chứa đựng bao huyền thoại lịch sử thiêng liêng. Giữa bức nền của những chứng tích lịch sử thời oanh liệt, đã khắc tạc nên biểu tợng những Thanh Niên Xung Phong hiên ngang trên khói lửa bom đạn, cho màu xanh bất diệt của bầu trời tổ quốc . Ai đã một lần về qua Thanh Hoá- về với miền quê nhỏ bé còn hằn in bao dấu vết của chiến tranh, đứng trớc những chứng tích lịch sử của lực lợng Thanh Niên Xung Phong cũng sẽ không nén nổi niềm thơng xót, xúc động, bâng khuâng. Với Tôi may mắn đợc tìm hiểu về lực lợng TNXP Thanh Hoá không chỉ là niềm tự hào của một ngời con xứ Thanh, là niềm đam mê của một sinh viên ngành Lịch sử mà còn bằng cả tâm hồn của một ngời con gái với những xúc cảm chân thực, những ớc mơ, khát khao rất đỗi đời thờng. Có lẽ rằng, cũng vào tuổi đời mời tám đôi mơi, trong tâm hồn trong trẻo của những TNXP cũng đã từng khát khao yêu thơng, từng nuôi dỡng bao ớc mơ cháy bỏng nh ng họ đã gác lại tất cả để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Và để rồi, dới làn ma bom bão đạn lực lợng TNXP Thanh Hoá đã dũng cảm hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân của mình vì một niềm tin hy vọng vào ngày mai, một ngày mai đất nớc sẽ hoà bình. Bom đạn, sự khốc liệt của chiến tranh có thể cớp đi sự sống của họ, nhng máu xơng của những ngời anh hùng ấy đã vĩnh viện hoà mình vào lòng đất mẹ, góp phần làm nên màu xanh bất diệt của tổ quốc hôm nay. Nhìn lại bề dày lịch sử, một đất nớc vơn mình lớn dậy trong lửa đạn, những hy sinh cùng những vinh quang cha bao giờ ngủ yên trong ký ức dân tộc. Tự sâu thẳm nhịp sống hôm nay, chúng ta không khỏi tự hào trớc những gì mà lực lợng TNXP Thanh Hoá đã cống hiến cho quê hơng, đất nớc. Đó là huyền thoại về một ngã ba Cò Nòi " Một toạ độ lửa ", " Một túi đựng bom ". Ngã ba mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất nỗi mong manh cũng chính là Ngã ba thần diệu của Trịnh Thị Nga 2 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp. Hay về một sức sống mãnh liệt của 24 Đội Viên TNXP Thanh Hoá, tuổi mới mời tám đôi mơi, đã vĩnh viễn nằm lại trên tuyến đ- ờng suối rút tuần giáo. "Tim có thể ngừng đập, nhng đờng không thể tắc" " sống anh dũng bám đờng, chết kiên cờng anh dũng " Tất cả đã tạc vào lịch sử những biểu tợng đẹp nhất của lòng yêu nớc, ý thức dân tộc. Chúng ta còn khâm phục trớc khí phách anh hùng, trớc tinh thần hiên ngang bất khuất của những Thanh Niên Xung Phong trên Đèo Pha Đin nh " Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ " . Với độ cao 1.600m hình ảnh những ngời chiến sỹ ấy đã mãi mãi đi vào ký ức dân tộc nh những huyền thoại tuyệt vời nhất của sức mạnh, ý chí và bản lĩnh Việt Nam .Và còn biết bao, biết bao thế hệ TNXP Thanh Hoá đã hy sinh tuổi trẻ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc và cống hiến hết mình trong nghiệp xây dựng Đất Nớc hôm nay. Ta hiểu rằng, cuộc chiến tranh xâm lợc của Thực dân Pháp đã lùi xa vào dĩ vãng hơn nửa thế kỷ. Một khoảng thời gian đủ dài để phủ lên mọi vật một lớp bụi thời gian, để xoá mờ đi tất cả. Thế nhng d âm của cuộc chiến tranh này, cũng nh những d âm huyền thoại về lực lợng TNXP Thanh Hoá vẫn còn vang vọng mãi trong lòng biết bao thế hệ và tiếp tục là đề tài hấp dẫn cho nhiều học giả nghiên cứu. Bản thân tôi bớc đầu tiếp cận vấn đề này nhằm mục đích : * Trớc hết là góp phần vào việc nhận thức một cách đầy đủ và chính xác hơn về lịch sử anh hùng của lực lợng TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bởi hơn bao giờ hết, tất cả những vấn đề này nó không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử dân tộc, mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với thời đại. Bao nhiêu bí mật, bao nhiêu ẩn số về sức mạnh kỳ diệu, về lịch sử anh hùng của lực l- ợng TNXP Thanh Hóa đã mãi mãi đợc ghi vào sử sách, nhng vẫn nh một dấu chấm hỏi thách thức mọi sự lý giải. * Trên cơ sỡ nhận thức đầy đủ, chính xác những chặng đờng lịch sử của TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp, bớc đầu sẽ góp phần làm sáng tỏ đợc vai trò , tầm quan trọng cũng nh những đóng góp to lớn của những lực lợng Thanh Niên Xung Phong Tĩnh Thanh. Từ đó tuyên truyền , giáo dục truyền thống cách mạng vẽ vang , tinh thần xung phong tình nguyện cho thế hệ trẻ kế tục Trịnh Thị Nga 3 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử truyền thống cha anh dũng cảm vợt mọi khó khăn, gian khổ, xung kích, sáng tạo di đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lịch sử dân tộc sẽ mãi mãi ghi nhận những gì mà lực lợng TNXP Thanh Hoá đã, đang và sẽ làm, nh một sự khẳng định tuyệt vời nhất cho chân lý: " Thanh Niên Xung Phong là Trờng học lớn và tốt". * " Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luôn chuyển" dân tộc Việt Nam đang đứng trớc những thời cơ và vận hội mới.Trên bớc đờng xây dựng và trởng thành hôm nay, thì việc gìn giữ và phát huy truyền thống anh hùng của lực lợng TNXP Thanh Hoá năm xa lại càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt ngày nay lịch sử đã sang trang, Đất Nớc ta đang chuyển mình trong xu thế hội nhập chung của thế giới.Trớc thềm thiên niên kỷ mới - thế kỷ của nền tri thức, TNXP Thanh Hoá lại tiếp tục mang tinh thần "xung phong" vào thời kỳ mới để hiểu, để tự hào, để noi gơng và viết tiếp những trang sử chói ngời, vĩ đại cho dân tộc. Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhng giá trị lịch sử thì song hành cùng hiện tại và theo suốt tơng lai.Tôi tin rằng cùng với lịch sử dân tộc, lực lợng TNXP Thanh Hoá nói riêng và Thanh Niên Xung Phong Việt Nam nói chung mãi mãi sẽ là một huyền thoại tuyệt vời nhất của những cuộc chiến tranh vệ quốc trong gian nan vất vả nhng rất vinh quang và đáng tự hào của sức sống Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề : Lịch sử của một dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Nh chúng ta đã biết trớc đây đã có rất nhiều tác phẩm của các nhà Văn, nhà Báo, nhà sử học tìm hiểu, biên soạn về lịch sử TNXP Thanh Hoá nói riêng và Thanh Niên Xung Phong Việt Nam nói chung đợc đăng rộng rãi trên các tạp chí, tập san, sách, báo Đặc biệt trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu Trịnh Thị Nga 4 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử khoa học tập trung nghiên cứu về lịch sử Thanh Niên Xung Phong trong đó tiêu biểu và điển hình nhất là: * Các tác phẩm,các công trình nghiên cứu về lịch sử TNXP Thanh Hoá nói riêng: TNXP Thanh Hoá những chặng đờng lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Đại Diện TNXP tỉnh Thanh Hoá. NXB Lao Động Hà Nội 1998; Lực lợng TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc của Nguyễn Thị ái, KLTN 2005- 2006; Tập san TNXP Thanh Hoá" số 1 2005. NXB Nhà in báo Tỉnh Thanh Hoá; Tâp san 50 Năm TNXP Thanh Hoá 7/2000. NXB Nhà in báo Tỉnh Thanh Hoá. * Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về lịch sử TNXP Việt Nam nói chung : Bác Hồ với TNXP của Nguyễn Văn Đệ, NXB Giao thông vận tải Hà Nội 1998; Thanh Niên Xung Phong ngày ấy của Trần Dân, NXB Thanh niên 1997; Đ ờng chiến lợc 13C, Kỷ niệm khó quên của Trần Dân NXB Lao Động 1999; TNXP xây dựng sân bay sao vàng của Trần Dân, NXB Thanh niên 2000; TNXP những trang oanh liệt của Nguyễn Hồng Thanh, NXB Thanh niên 1996; Đổi mới tổ chức và hoạt động của TNXP của Nguyễn Việt Phát, NXB Thanh niên 2005; Thanh Niên Xung Phong xây dựng kinh tế xã hội , NXB Thanh niên Hà Nội 2001; " TNXP TPHCM với sự nghiệp xây dựng con ngời mới ,Đề tài nghiên cứu khoa học của Cù Huy Chử ; Tiếp tục đổi mới hoạt động kinh tế của lực lợng TNXP TPHồ Chí Minh của TS, PGS Mai Tết 1997. Có thể nói: Hầu hết các tác phẩm, các công trình đó chỉ mang tính tổng quan, cha có những chuyên khảo thực sự sâu sắc về lịch sử TNXP Thanh Hoá. Hay nhìn chung các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại tìm hiểu, biên soạn, nghiên cứu ở một lĩnh vực, một khía cạnh nhất định nào đó chứ cha phản ánh đợc một cách toàn diện, đầy đủ về lịch sử anh hùng của lực lợng TNXP Thanh Hoá trong cuộc đối đầu lịch sử với thực dân Pháp. Mặt khác đối với sinh viên ngành Lịch sử - Trờng ĐH Vinh vấn đề lịch sử TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp là một vấn đề tơng đối mới, Trịnh Thị Nga 5 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử cha đợc tìm hiểu nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc. Riêng chúng tôi bớc đầu mạnh dạn tìm hiểu vấn đề này với mong muốn sẽ mở ra một hớng nghiên cứu mới cho sinh viên khoá sau. 3. Nguồn tài liệu: Để phục vụ cho đề tài này nguồn tài liệu của chúng tôi phần lớn tập trung ở một số lĩnh vực sau: * Trớc hết, một trong những nguồn tài liệu có ý nghĩa to lớn đối với đề tài này đó là: Sách báo, Tạp chí, Tập san, các công trình nghiên cứu khoa học đã biên soạn, nghiên cứu về lịch sử TNXP Thanh Hoá nói riêng và TNXP Việt Nam nói chung. * Các báo cáo sơ kết, tổng kết về lịch sử TNXP Thanh Hoá qua các thời kỳ. Đặc biệt là một số bản chụp tài liệu gốc về bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đại tớng Võ Nguyên Giáp; Đoàn trởng đoàn TNXP Vũ Kỳ các văn kiện Đại Hội Đảng, Đoàn, nghị quyết, quyết định, . về lịch sử Thanh Niên Xung Phong . Đồng thời để phục vụ cho đề tài này còn có tranh ảnh ( Về hoạt động của TNXP; Huân; Huy chơng ). Bài thơ, bài hát và một số t liệu khác có liên quan. Có thể nói: Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài này khá phong phú và đa dạng về số lợng cũng nh về chất lợng. 4. Phơng pháp nghiên cứu. Trên cở sở nguồn tài liệu su tầm đợc, đề tài cố gắng trình bày theo phơng pháp logic kết hợp vơí phơng pháp lịch sử. Tuy nhiên bên cạnh đó đề tài còn sử dụng kết hợp một số phơng pháp khác nh: so sánh, phân tích, tổng hợp Để góp phần khôi phục lại một cách chân thực khách quan bức tranh tổng thể về lịch sử TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp. 5. Giới hạn của đề tài: * Về thời gian: có thể nói thời gian nghiên cứu của đề tài nhìn chung là ngắn, chỉ bó hẹp trong phạm vi năm năm 1950-1954. Tức từ khi thành lập Đội Thanh Niên Xung Phong đầu tiên cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống pháp. Trịnh Thị Nga 6 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử * Về không gian: Bối cảnh không gian nghiên cứu của đề tài khá rộng, đề tài tập trung khai thác một cách toàn diện, đầy đủ về lịch sử của TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp trên tất cả mọi khía cạnh, phơng diện, lĩnh vực 6. Đóng góp của đề tài: Đây là lần đầu tiên những chặng đờng lịch sử của lực lợng TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp đợc tái hiện lại một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nhất. Đồng thời đây cũng là lần đầu tiên lịch sử TNXP Thanh Hoá trong kháng chiến chống pháp đợc khảo sát, nhận thức một cách tập trung nhất về vai trò, tầm quan trọng cũng nh những đóng góp to lớn Đặc biệt đề tài còn rút ra đợc những đặc điểm, đặc trng, những nét độc đáo nhất, cơ bản nhất về lịch sử TNXP Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Khoá luận này có thể dùng làm tài liệu thảm khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử lực lợng TNXP Thanh Hoá nói riêng và TNXP Việt Nam nói chung. Đồng thời là nguồn tài liệu bổ ích góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. 7. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo. Khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi đợc triển khai trong 3 chơng. Chơng I: Sự ra đời của lực lợng TNXP Thanh Hoá 1.Hoàn cảnh lịch sử 2.Sự ra đời của lực lợng TNXP Thanh Hoá. Chơng II: Quá trình hoạt động của TNXP Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1950-1954) . Trịnh Thị Nga 7 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử 1. Hoạt động của lc lợng TNXP Thanh Hoá trong giai đoạn từ 1950 đến trớc Đông - Xuân 1953-1954. 2. Hoạt động của lực lợng TNXP Thanh Hoá trong giai đoạn từ Đông - Xuân 1953-1954 và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Chơng III: Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả, ý nghĩa. 2. Bài học Lịch Sử. Trịnh Thị Nga 8 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử B - Phần nội dung Chơng I: Sự ra đời của lực lợng TNXP Thanh hoá 1: Hoàn cảnh lịch sử. 1.1. Thanh Hoá - vị trí địa lí, con ngời, truyền thống yêu nớc và cách mạng. Nh chúng ta đã biết Thanh Hoá nằm ở vĩ độ Bắc từ 19 0 33 đến 2030, kinh độ Đông từ 104 0 đến 106 0 30, có diện tích tự nhiên là 11168km 2 và 18760km 2 Vùng thềm lục địa, phía Bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nớc CHDCND Lào) phía Đông là biển. Là hình ảnh tổ quốc Việt Nam thu nhỏ, Thanh Hoá có đủ các vùng: Trung du miền núi, đồng bằng ven biển và vùng thềm lục địa [ 16;11] Trung du miền núi có diện tích tự nhiên bằng 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ba mặt Bắc - Tây Nam núi rừng trùng điệp hiểm yếu, phía Bắc và phía Nam núi rừng xuyên thẳng ra biển. Vùng Trung du là những đồi đất xen kẽ, liền kề với miền núi và có diện tích không lớn (khoảng 500 Km 2 ). Trung du miền núi Thanh Hoá giàu tiềm năng về: khoáng sản, lâm sản, vật liệu xây dựng, đất đai và những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Đó chính là những tiền đề cơ bản để phát triển một nền kinh tế tổng hợp. Núi rừng Thanh Hoá nh một bức tờng thành tự nhiên hiểm trở trải dài, vơn rộng ngăn cản bớc tiến của các đội quân xâm lợc, nhng lại là căn cứ hiểm trở, xung yếu, nuôi dỡng bảo vệ những đoàn quân mu cầu sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vùng châu thổ Thanh Hoá do phù sa của hệ thống sông ngòi trong tỉnh tạo thành, có diện tích bằng 1/5 diện tích đồng bằng Bắc Bộ với 3100 Km 2 . Từ rất sớm lớp lớp thế hệ trẻ cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh khai phá tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, bản làng trù phú, phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng ngành nghề, phong phú sản vật. Vùng châu thổ trở thành kho nuôi sống các thế hệ ngời xứ Thanh, nuôi dỡng những đoàn quân chiến đấu bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Trịnh Thị Nga 9 Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử Bờ biển Thanh Hoá dài 102 Km, có nhiều cửa lạch: lạch Sung, lạch Trào, lạch Tr- ờng, lạch Ghép, Lạch Bạng. Vùng thềm lục địa rộng lớn và nhiều đảo: đảo Mê, đảo Nẹ Biển là kho tài nguyên vô giá mở ra những khả năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế ở Thanh Hoá. Thanh Hoá có 5 hệ thống sông ngòi chính: sông Hoạt, sông Chu, sông Mã, sông Yên, sông Bạng. Sông suối là đờng giao thông thuỷ quan trọng, là nguồn nớc tới mát đồng ruộng, là nơi cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho nhân dân Thanh Hoá. Thanh Hoá thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhng do đặc điểm địa hình nên có những tiểu vùng khí hậu riêng đặc biệt. Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên đã gây ra không ít khó khăn: hạn hán, bão, lụt Thế hệ trẻ đã cùng đồng bào các dân tộc Thanh Hoá chung lng đấu cật, vật lộn với thiên tai, duy trì phát triển sản xuất. Ta hiểu rằng: Thanh Hoá là tỉnh có điều kiện tự nhiên xung yếu, có một nền kinh tế tổng hợp đủ sức tự cấp tự túc nuôi những đoàn quân mu cầu sự nghiệp giữ nớc. Đồng bào các dân tộc Thanh Hoá ( Kinh, Mờng, Thái, HMông, Dao, Khơ Mú, Tày) [ 20;36-44] giàu truyền thống yêu nớc, kiên cờng, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, Thanh Hoá luôn luôn đợc các nhà chính trị, quân sự chọn làm căn cứ chiến đấu, hậu phơng chiến lợc cho các cuộc khởi nghĩa và chống giặc ngoại xâm. Thế hệ Tỉnh Thanh Hoá đã cùng các thế hệ cha ông, không ngừng lao động sáng tạo và dũng cảm chiến đấu xây dựng bảo vệ căn cứ hậu phơng Thanh Hoá, ghi vào lịch sử đấu tranh dựng nớc và giữ nớc của dân tộc những sự kiện có ý nghĩa to lớn. Mùa xuân năm 40, Trng Trắc và Trng Nhị tiến hành khởi nghĩa lật đổ Thái thú Giao Chỉ là Tô Định. Nhiều anh hùng hào kiệt Quận Cửu Chân mà ngời đứng đầu là nữ tớng Lê Thị Hoa đã tổ chức nghĩa quân hởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trng mở đầu lịch sử chống ngoại xâm kiên cờng bất khuất của dân tộc . Cuộc khởi nghĩa này có một ý nghĩa chính trị và cách mạng to lớn đối với thời đại bấy giờ, đó là sự kết tinh và sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc nhằm khôi phục nền độc lập, chủ quyền của mình sau một thời gian dài bị đô hộ. Trịnh Thị Nga 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan