Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

35 1.6K 9
Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đên các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Vinh! Đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong tổ bộ môn bóng cùng các em học sinh trường THPT Quảng Xương I đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài này. Xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Lê Minh Hải là người đã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập và xử lí số liệu của đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện về thời gian cũng như trình độ còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng tất cả bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 05 năm 2010 Người thực hiện Nguyễn Đình Thành 1 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu 2 2 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU 3 1.1: Đặc điểm tâm, sinh lý 3 1.1.1: Đặc điểm tâm lý 3 1.1.2: Đặc điểm sinh lý 4 1.2: Những vấn đề huấn luyện kỹ thuật bóng đá bằng lòng bàn chân 4 1.2.1: Đặc điểm của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 4 1.2.2: Ý nghĩa của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 5 1.2.3: Phương pháp tổ chức tập luyện 5 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 2.1: Đối tượng nghiên cứu 7 2.2: Phương pháp nghiên cứu 7 2.2.1: Phương pháp tham khảo tài liệu 7 2.2.2: Phương pháp quan sát sư phạm 7 2.2.3: Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7 2.2.4: Phương pháp phỏng vấn 8 2.2.5: Phương pháp toán học thống kê 8 2.3: Địa điểm nghiên cứu 9 2.4: Thiết kế nghiên cứu 9 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 11 3.1: Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 11 3.1.1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh trường THPT quảng xương I 11 3.1.2: Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 13 3.1.3: Xây dựng kế hoạch giảng dạy tập luyện trong hai tháng cho 19 2 nhóm thực nghiệm 3.2: Đánh giá kết quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao lỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh trường THPT quảng xương I 21 3.2.1: Kết quả kiểm tra trình độ thể lực và kỹ thuật của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 21 3.2.2: Thử nghiệm để đánh giá kết quả của các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh trường THPT quảng xương I 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 - Kết luận : 26 - Kiến nghị: 27 Tài liệu tham khảo 28 Phiếu phỏng vấn 29 Danh sách đối tượng nghiên cứu 30 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn các bài tập nhằm nâng cao thành tích kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 1 8 Bảng 3.2: Xây dựng kế hoạch giảng dạy tập luyện trong hai tháng cho nhóm thực nghiệm 2 0 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 21 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra ban đầu về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn 22 3 chân cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra ban đầu về thành tích kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 22 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ở thời điểm sau hai tháng 23 Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra thành tích kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ở thời điểm sau hai tháng 24 CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TDTT : Thể dục thể thao GDTC : Giáo dục thể chất THPT : Trung học phổ thông ĐHV : Đại học vinh NXB : Nhà xuất bản VĐV : Vận động viên 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và đang có sự phát triển trên mọi lĩnh vực. Trong đó TDTT là một mặt không thể thiếu trong đời sống xã hội và đặc biệt hơn đây là một nội dung cơ bản trong hệ thống giáo dục phát triển sức khỏe cho học sinh góp phần nhằm phát triển con người toàn diện theo phương châm: “Đức- Trí- Thể- Mỹ”. Từ thành thị đến nông thôn, các cơ quan đoàn thể, trường học đều lấy hoạt động TDTT làm hoạt động phong trào. Gắn liền với ngày lễ tết thường tổ chức các giải TDTT nhằm phát triển phong trào rèn luyện sức khỏe, đồng thời tăng cường giao lưu đoàn kết trong xã hội, giữa các dân tộc, quốc gia, mở rộng quan hệ, thắt chặt tình hữu nghị. Cũng như một số môn thể thao khác, bóng đámột môn có sự phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, nó thu hút được đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nền bóng đá nước ta trong những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc, là một trong những nước đứng đầu khu vực, tuy vậy so với sự phát triển mạnh mẽ của nền bóng đá Thế giới thì nền bóng đá nước ta vẫn còn lạc hậu và kém phát triển. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền bóng đá nước nhà hiện tại cũng như trong tương lai, cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà 5 nước, các cơ quan đoàn thể, các ban nghành TDTT đặc biệt là công tác giảng dạy và huấn luyện. Để thực hiện tốt nghị quyết trung ương II khóa VII & Nghị quyết trung ương II khóa VIII tháng 12/ 1996 về việc đổi mới phương pháp dạy học với mục đích: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh: Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự sáng tạo Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh Đặc biệt trong quá trình thi đấu thì kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân được sử dụng rất phổ biến như: chuyền bóng ngắn, khống chế bóng, dẫn bóng, sút bóng, đá phạt… Không những kỹ thuật này rất dễ tập luyện mà nó còn có tác dụng rất lớn trong phối hợp nhỏ tấn công phù hợp với thể hình của người Việt Nam chúng ta. Từ thực trạng các vấn đề nêu trên với mong muốn góp phần nâng cao khả năng thi đấu bóng đá, phát hiện bồi dưỡng những tài năng bóng đá trẻ cho lứa tuổi học sinh THPT nói chung và nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THPT Quảng Xương I nói riêng. Chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh K11 trường THPT Quảng Xương I”. 1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề giảng dạy kỹ thuật đá bóng ở các trường THPT gần đây, đề tài nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chântrường THPT Quảng Xương I. Kết quả của đề tài là những bài tập có giá trị góp phần nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho các học sinh trường THPT. 6 2. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra của đề tài ta phải giải quyết hai mục tiêu cụ thể sau: 2.1. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh K11 trường THPT Quảng Xương I 2.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh K11 trường THPT Quảng Xương I. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm tâm, sinh lý 1.1.1. Đặc điểm tâm lý Ở lứa tuổi THPT hứng thú học tập của các em mang tính chất rộng rãi, sâu sắc và bền vững hơn lứa tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này, tri giác thể hiện tương đối chính xác trong các hoạt động TDTT. Cảm giác vận động cho phép kiểm tra tính chất vận động, hình dáng, biên độ, phương hướng, trương lực cơ tức là kiểm tra được sự vận động của cơ thể mình, sự tri giác về vận động thông qua cảm giác cơ bắp sẽ tạo ra cho các em khả năng tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật các bài tập thể thao. Hoạt động học tậplứa tuổi thanh thiếu niên khác nhiều so với lứa tuổi thiếu niên, thái độ học tập của các em với môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với nghề nghiệp, các em đã xác định cho mình hứng thú ổn định với môn học nào đó, hứng thú này liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp nhất định. Ở thanh niên mới lớn, tính định hướng được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình nhận thức. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và hoàn thiện hơn. Ghi nhớ chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí 7 tuệ, đồng thời ghi nhớ logic trừu tượng ngày một có ý nghĩa rõ rệt. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc đáo sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Sự phát triển có ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên, quá trình này rất phong phú và phức tạp. Tuổi thanh niên là tuổi quyết định hình thành thế giới quan. Hệ thống quan điểm về khoa học, tự nhiên, về các nguyên tắc ứng xử… Đời sống tình cảm của thanh niên rất phong phú và mới mẻ, đặc điểm đó thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em. Vì đây là lứa tuổi mà các hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc, mặn nồng. Tóm lại, đặc điểm diễn biến tâm lý ở lứa tuổi thanh niên còn rất phức tạp, bởi đây là giai đoạn chuyển giao từ trẻ em sang người lớn. Tất cả các quá trình , đặc điểm về nhân cách đang dần trưởng thành, sự nông nổi bồng bột trong tình cảm, sai lầm nhận xét, đánh giá thế giới quan có thể chịu ảnh hưởng của nhiều mặt ở lứa tuổi thiếu niên. 1.1.2. Đặc điểm sinh lý Tuổi thanh niên là thời kì đạt được sự trưởng thành về thể lực nhưng sự phát triển về cơ thể còn kém so với sự phát triển của cơ thể người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Sự phát triển về thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong vỏ não phức tạp và đang phát triển. Cấu trúc của bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc của tế bào não người lớn. Số lượng dây thần kinh tăng lên liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp… của vỏ bán cầu đại não trong quá trình hoạt động 8 Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Đa số các em có khả năng phát triển về cơ thể như người lớn. 1.2. Những vấn đề huấn luyện kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 1.2.1. Đặc điểm của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân được sử dụng nhiều trong tập luyện cũng như thi đấu: dẫn bóng, chuyền bóng, sút bóng…kỹ thuật này có độ chính xác rất cao trong phối hợp chuyền bóng ngắn. 1.2.2. Ý nghĩa của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân Trong giảng dạy và huấn luyện thì kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chânkỹ thuật đơn giản. Nó là cơ sở để huấn luyện và giảng dạy các kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật mới phức tạp hơn. Ý nghĩa của nó được thể hiện ở các mặt sau: - Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân có ý nghĩa quan trọng theo nhu cầu chuyên biệt của môn bóng đá, đây là kỹ thật cơ bản làm nền tảng quan trọng để vận động viên tiếp thu những kỹ năng xử lý bóng ban đầu tọa tiền đề cho những kỹ năng khó hơn đạt trình độ cao hơn, từ đó sẽ nâng cao năng lực vận động và hoàn thành được những kỹ thuật phức tạp, khó khăn hơn. - Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn, nếu được đánh giá khách quan và kỹ càng sẽ tìm ra được những VĐV có khả năng xử lí bóng chính xác ở tỉ lệ cao, những VĐV có năng khiếu về môn bóng đá. 1.2.3. Phương pháp tập luyện Để phát triển và nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân thì phương pháp chủ yếu là tập luyện thông qua các bài tập phát triển thể lực và kỹ thuật. Các bài tập đưa ra làm phương tiện phát triển kỹ thuật, cần yêu 9 cầu VĐV thực hiện chính xác, hết cường độ và phải thường xuyên kiểm tra tính chính xác của bài tập một cách có ý thức. Cần sử dụng phương tiện tập luyện nhằm nâng cao chức năng của các cơ quan phân tích. Việc phất triển có mục đích một cơ quan phân tích cũng có tác dụng phát triển kỹ thuật động tác, cần sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao yêu cầu về kỹ thuật hơn nữa của các bài tập. - Đa dạng hóa việc thực hiện kỹ thuật động tác, ví dụ: đưa dặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng với biên độ và tần số khác nhau, chạy đà và thực hiện liên tiếp các giai đoạn. - Phối hợp các giai đoạn với nhau, ví dụ: cho bóng di động rồi thực hiện từ chạy đà đến khi sút bóng. - Việc lựa chọn các phương pháp tập luyện, giảng dạy cần phải căn cứ vào khả năngnăng lực vận động của VĐV… Cần thường xuyên kiểm tra và nâng cao dần độ khó, độ phức tạp của các bài tập nhằm nâng cao kích thích đối với cơ thể mới tạo ra trình độ kỹ thuật thích ứng cao hơn. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:04

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.2: Kế hoạch và tiến trình tập luyện       Tháng            Tuần                 Buổi Nội Dung        I II - Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

Bảng 3.2.

Kế hoạch và tiến trình tập luyện Tháng Tuần Buổi Nội Dung I II Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng - Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

Bảng 3.3.

Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra ban đầu về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

Bảng 3.4.

Kết quả kiểm tra ban đầu về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Xem tại trang 27 của tài liệu.
Qua bảng 3.4 cho thấy số điểm giỏi của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là 0%. - Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

ua.

bảng 3.4 cho thấy số điểm giỏi của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là 0% Xem tại trang 27 của tài liệu.
Qua bảng 3.5 cho thấy TTính < TBảng như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng P > 0,05. - Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

ua.

bảng 3.5 cho thấy TTính < TBảng như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng P > 0,05 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra thành tích kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ở thời điểm sau hai tháng - Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh k11 trường THPT quảng xương i

Bảng 3.7.

Kết quả kiểm tra thành tích kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ở thời điểm sau hai tháng Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan