Kinh tế huyện đông sơn ( thanh hoá) từ năm 1975 đến năm 2007

107 312 1
Kinh tế huyện đông sơn ( thanh hoá) từ năm 1975 đến năm 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang A. Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của luận văn 6 6. Bố cục luận văn 6 B. Nội dung 7 Chương 1: Tình hình kinh tế huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) từ năm 1975 đến 1985 7 1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế huyện Đông Sơn 7 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 7 1.1.2. Đặc điểm xã hội 10 1.1.3. Duyên cách, tên gọi qua các thời kỳ 12 1.2. Kinh tế Đông Sơn trong 10 năm đầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN (1975-1985) 17 1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế Đông Sơn trước năm 1975 17 1.2.2. Khó khăn và thuận lợi của Đông Sơn trong xây dựng và phát triển kinh tế sau ngày đất nước thống nhất 20 1.2.3. Kinh tế huyện Đông Sơn trong thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 -1980) 23 1.2.4. Bước đầu chuyển đổi sang cơ chế quản lý sản xuất mới (1981- 1985) 26 1.2.5. Ảnh hưởng của kinh tế đối với đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Đông Sơn 31 Chương 2: Sự chuyển biến kinh tế của huyện Đông Sơn trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1995) 33 2.1. Chủ trương đổi mới xây dựng phát triển đất nước của Đảng 33 2.2. Tình hình kinh tế Đông Sơn trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1995) 36 2.2.1. Kinh tế Đông Sơn chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh 36 (1986 - 1990) 2.2.2. Những thành tựu kinh tế của huyện trong giai đoạn 1991-1995 39 2.3. Tác động của kinh tế đối với đời sống văn hoá - xã hội 42 Chương 3: Kinh tế Đông Sơn phát triển trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (1996-2007) 52 3.1. Những thuận lợi và thách thức của Đông Sơn trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá 52 3.2. Chủ trương xây dựng và phát triển kinh tếĐông Sơn từ 1996 đến 2007 54 3.3. Những thành tựu bước đầu về kinh tế của Đông Sơn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá (1996 - 2000) 60 3.4. Kinh tế Đông Sơn trong những năm đầu thế kỷ XXI (2001- 2007) 63 3.5. Tác động của kinh tế đối với đời sống xã hội trên địa bàn huyện 67 3.6. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong giai đoạn phát triển mới 71 C. Kết luận 79 D. Tài liệu tham khảo 85 E. Phụ lục 93 2 KÝ HIỆU VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa CSVN : Cộng sản Việt Nam BCH : Ban chấp hành UB MTTQ : Uỷ ban Mặt trận tổ quốc NXB : Nhà xuất bản TT, TDTT : Thông tin, thể dục thể thao TT ATGT : Trật tự an toàn giao thông ANTQ : An ninh tổ quốc UBND : Uỷ ban nhân dân TW : Trung ương KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình KLT : Kho lưu trữ MTTQ : Mặt trận tổ quốc HĐND : Hội đồng nhân dân 3 lêi c¶m ¬n Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Trần Văn Thức- người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi kể từ khi nhân đề tài cho tới khi luận văn được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong chuyên ngành LSVN, Khoa Sau Đại học, Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình về mặt liệu của Thư viện trường Đại học Vinh, Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện, Phòng giáo duc đào tạo, Phòng văn hoá, Đài truyền thanh truyền hình huyện và các cấp, các ngành, cơ quan đoàn thể của huyện Đông Sơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hết mình song do những điều kiện khách quan cũng như chủ quan nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp chỉ bảo của quý thầy, cô cùng toàn thể các anh chị học viên cao học. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, gia đình và những người thân đã dộng viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Vinh, tháng 12 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị Hiền 4 5 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, an ninh quốc phòng từng bước đưa nước ta hội nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới. Nghiên cứu về những thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được trong suốt hai mươi năm qua là một trong những nội dung được các nhà nghiên cứu lịch sử, kinh tế, văn hoá, các chuyên gia hoạch định chiến lược phát triển kinh tế…hết sức quan tâm. Trong thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều Hội thảo khoa học cấp quốc gia, nhiều đề tài Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ, Luận văn tốt nghiệp Đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau đã tiến hành nghiên cứu, bảo vệ thành công. Không ít công trình được xuất bản thành sách và được phổ biến rộng rãi. Chọn đề tài: “Kinh tế huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) từ năm 1975 đến năm 2008”, làm đề tài Luận văn tốt nghiệp là nhằm góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu về những thành tựu và những tồn tại, thách thức trong chặng đường đổi mới vừa qua, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn các địa phương và mạnh dạn đưa ra những đề xuất, sáng kiến để các nhà quản lí điều chỉnh kế hoạch, phát huy thế mạnh, hạn chế tồn tại…đưa địa phương phát triển cùng đất nước. Đây là việc làm cần thiết vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đông Sơn là một huyện đồng bằng nằm ở Trung tâm tỉnh Thanh Hoá, cách 5km về phía Tây thành phố, là huyện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất tỉnh nhưng lại đông dân. Thực hiện chủ trương đổi mới của 6 Đảng, sau hơn 20 năm (1986 - 2007) Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế làm thay đổi căn bản bức tranh kinh tế, văn hoá, chính trị… trên toàn huyện và trở thành một trong những huyện khá nhất của tỉnh Thanh Hoá. Do đó việc thu thập liệu nghiên cứu về những thành tựu kinh tế mà Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Sơn đạt được trong thời gian qua và những tác động của kinh tế đối với đời sống văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của huyện Đông Sơn là việc làm cần thiết và có ý nghĩa to lớn cả về mặt khoa học và thực tiễn. Không chỉ dừng lại ở đó, đề tài còn đề cập tới những tồn tại, khó khăn trên chặng đường xây dựng và phát triển kinh tế huyện Đông Sơn trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 2007 với hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình để các cấp Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương có được cái nhìn toàn diện khách quan vào thực trạng huyện nhà trong thời gian qua, từ đó đưa ra những chủ trương, biện pháp nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục hạn chế tồn tại, đưa huyện Đông Sơn vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đông Sơn giàu truyền thống văn hoá và tiềm năng kinh tế, với lòng nhiệt thành cống hiến của tuổi trẻ và tình yêu quê hương tôi mạnh dạn chọn: “Kinh tế huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) từ năm 1975 đến năm 2007” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình nhằm thể hiện tình cảm với quê hương, góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng, phát triển toàn diên Đông Sơn. 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở phạm vi địa phương, việc tiến hành sưu tầm tài liệu và nghiên cứu lịch sử huyện Đông Sơn trong suốt hơn 2/3 thế kỷ qua (1930 -2007) mới được bắt đầu sau năm 1975, chủ yếu là lịch sử chính trị, quân sự. Việc nghiên cứu đề tài: “Kinh tế huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) từ năm 1975 đến năm 2007”, hoàn toàn chưa có một công trình chuyên khảo nào. Vì vậy, đây còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế của huyện cũng được đề cập sơ lược trong các công trình sau: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn (1930-2000)”, NXB Thanh Hoá, 2003 đã đề cập một số nét về đặc điểm tự nhiên, xã hội, truyền thống đấu tranh của nhân dân Đông Sơn trong tiến trình lịch sử và quá trình thực hiện vận dụng đường lối đổi mới của Đảng qua Đại hội VI. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đông Sơn từ khoá VIII đến khoá XXI đã đánh giá kết quả đạt được, những khuyết điểm còn tồn tại; Đồng thời đề ra phương hướng và nhiệm vụ của những năm tiếp theo trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Báo cáo của HĐND huyện, UBND huyện, phòng giáo dục huyện, Công an, Huyện đội…đã đánh giá tổng kết sơ bộ những thành tựu, hạn chế của huyện Đông Sơn trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Ngoài ra còn có các tham luận của Bí thư, Chủ tịch huyện Đông Sơn về dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá. Các phóng sự của Đài phát thanh huyện, Đài truyền hình tỉnh và báo chí… về các cá nhân, tập thể giỏi làm kinh tế trên địa bàn huyện. Trong các công trình nói trên, phần trình bày lịch sử kinh tế còn khái quát, chưa có những đánh giá hệ thống, việc phản ánh tốc độ phát triển của huyện còn hạn chế. Tuy nhiên đó là cơ sở để tác giả nghiên cứu 8 và đối chiếu. Do đó, có thể coi đây là một khoảng trống cần phải tiến hành khảo cứu, tìm hiểu. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết những nội dung đề tài đặt ra tôi tập trung ngiên cứu những nội dung chính sau đây: - Khái quát điều kiện tự nhiên xã hội của huyện Đông Sơn - Khái quát kinh tế Đông Sơn trước năm1975 - Nghiên cứu kinh tế Đông Sơn từ năm 1975 đến năm 2007 qua các thời kì: + 1975 - 1985 + 1986 - 1995 + 1996 - 2007 Ở các nội dung chúng tôi trình bày cụ thể như sau: - Chủ trương, biện pháp của Huyện uỷ, HĐND huyện…tác động đến đời sống kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác trên địa bàn huyện. - Thành tựu và hạn chế trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình kinh tế huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) từ năm 1975 đến năm 2007. - Về không gian: chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện Đông Sơn - Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu 9 Để thực hiện đề tài: “Kinh tế huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) từ năm 1975 đến năm 2007” tôi chủ yếu sử dụng tài liệu thành văn, trong đó bao gồm: - Nhóm tài liệu gốc: Báo cáo sơ kết, tổng kết của các ban ngành, đơn vị, số liệu thống kê, các Nghị quyết, các Văn kiện Đại hội Đảng bộ…được lưu ở kho lưu trữ Huyện uỷ, HĐND, UBND, Ban tuyên giáo, thư viện, Phòng văn hoá - thông tin, Phòng thống kê huyện Đông Sơn… Đây là nhóm tài liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. - Tài liệu thông sử: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và một số tài liệu thông sử khác. - Tài liệu lí luận chính trị: Văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Tài liệu thông sử và tài liệu lí luận chính trị nói trên mang tính chất tham khảo trong việc tìm hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, tình hình nhiệm vụ của đất nước. Trên cơ sở đường lối chung huyện Đông Sơn xác định phương hướng phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Ngoài ra còn phải kể đến nguồn tài liệu điền dã: là các cuộc trao đổi, tiếp xúc với lãnh đạo huyện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, các nhân chứng lịch sử, chụp ảnh minh họa, khảo sát thực tiễn mô hình sản xuất tiên tiến ở địa phương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp chuyên ngành gồm: Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. - Phương pháp liên ngành gồm: Phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp toán học thống kê, phân tích điều tra xã hội học, điền dã lịch sử. 5. Đóng góp của luận văn 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:01

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Một số chỉ tiờu kinh tế nụng nghiệp huyện Đụng Sơn (giai đoạn 1982 - 1990): - Kinh tế huyện đông sơn ( thanh hoá) từ năm 1975 đến năm 2007

Bảng 1.

Một số chỉ tiờu kinh tế nụng nghiệp huyện Đụng Sơn (giai đoạn 1982 - 1990): Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2: Những thành tựu về kinh tế nổi bật của huyện trong giai đoạn (1991 - 1995): - Kinh tế huyện đông sơn ( thanh hoá) từ năm 1975 đến năm 2007

Bảng 2.

Những thành tựu về kinh tế nổi bật của huyện trong giai đoạn (1991 - 1995): Xem tại trang 46 của tài liệu.
Phụ lục 4. Một số hình ảnh về phát triển kinh tế của huyện Đông - Kinh tế huyện đông sơn ( thanh hoá) từ năm 1975 đến năm 2007

h.

ụ lục 4. Một số hình ảnh về phát triển kinh tế của huyện Đông Xem tại trang 104 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan