Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong trường THPT ở nghệ an hiện nay

66 1.9K 11
Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong trường THPT ở nghệ an hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh khoa giáo dục chính trị ---------------------------------- phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong trờng thpt Nghệ An hiện nay Khoá luận tốt nghiệp đại học Ngành s phạm giáo dục chính trị Cán bộ hớng dẫn khoá luận: TS. Nguyễn Lơng Bằng Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hải Hoa Lớp : 43A1 - GDCT Vinh -5/ 2006 Những từ viết tắt CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội NXB : Nhà xuất bản GD-ĐT : Giáo dục đào tạo THPT : Trung học phổ thông KHTN : Khoa học tự nhiên KHXH : Khoa học xã hội CTQG : Chính trị quốc gia CNTD : Chủ nghĩa thực dân CNĐQ : Chủ nghĩa thực dân KHCN : Khoa học công nghệ KHKT : Khoa học kỹ thuật ĐKTN : Điều kiện tự nhiên ĐKXH : Điều kiện xã hội CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân 2 A. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình dựng nớc và giữ nớc dân tộc ta đã hình thành nên nhiều truyền thống quý báu, cần đợc phát huy, nâng lên tầm cao mới trong mỗi giai đoạn lịch sử. Hiện nay, với xu hớng toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức thì nổi bật hơn, sâu sắc hơn, cần phải đợc duy trì phát triển không ngừng đó là truyền thống hiếu học. Từ những ngày đầu khai thiên lập quốc, dân tộc Việt Nam không chỉ rạng danh bằng những chiến công hiển hách đánh thắng lũ giặc ngoại xâm. Ng- ời ta còn biết đến đất nớc Đại Nam qua các bậc hiền tài nổi tiếng thông minh học giỏi thời bấy giờ. Có thể nói rằng, bề dày truyền thống hiếu học của dân tộc ta đợc hun đúc từ những ngày đầu nớc Việt Nam khai sinh. Trải qua nhiều thời kỳ, qua bao thăng trầm biến đổi, qua bao nhiêu biến cố lịch sử, nhng truyền thống hiếu học vẫn không hề bị mai một mà ngày càng khẳng định đợc vị thế của mình, không ngừng phát huy sức mạnh, góp phần đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nớc. Ngời ta biết đến xứ Nghệ không những vì đây là đất học mà còn là quê hơng của Chủ tịch Hồ Chí Minh! Truyền thống hiếu học của nghệ An có từ lâu đời, nó đã tạo nên những nét đẹp của nền văn hiến xứ Nghệ và làm giàu thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngời xa từng ví đây là vùng đất thiêng địa linh nhân kiệt , đợc khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc danh hiền hào khí lẫm liệt, nhiều anh hùng dân tộc. Là một bộ phận của đất nớc Việt nam, Nghệ An đợc ví nh một Việt Nam thu nhỏ. Là tỉnh có diện tích tự nhiên đứng thứ nhất cả nớc với địa hình dài và rộng có cả miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, Nghệ An nằm vị trí chuyển tiếp từ bắc vào nam và từ nam ra bắc trong việc sản xuất các loại cây hoa màu và cây công nghiệp. Xứ Nghệ nổi tiếng còn bởi cảnh đẹp của núi sông hùng vĩ non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ. Nhng Nghệ An cũng nổi tiếng vì trớc đây là miền đất nghèo của nớc Việt Nam. Khí hậu khắc nghiệt, nằm trong vùng chiụ ảnh hởng của nhiều tai biến khí hậu. Đất đai khô cằn, ngày trớc con ngời nơi đây quanh năm suốt 3 tháng phải bán mặt cho đất, bán lng cho trời vật lộn cùng thiên nhiên để tồn tại. Là địa bàn tranh chấp giữa các thế lực đối lập từ thế kỷ XVI - XVIII. Những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và đa dạng, với những trang sử hào hùng nh vậy đã ảnh hởng không nhỏ đến phong cách t duy, học tập của ngời Nghệ An. Nhất là thời kỳ phong kiến nó đã đè nặng và ghi dấu ấn đậm nét lên đời sống tinh thần và vật chất của ngời Nghệ An. Để tồn tại trong điều kiện đó buộc con ngời đây phải cần cù, học hỏi. Cho đến nay mặc dù đã có những sự biến đổi nhất định do sự thay đổi của khí hậu, điều kiện lịch sử và sự tác động của con ngời nhng những dấu ấn đó vẫn khó phai mờ trong ký ức của ngời dân đất Việt. Truyền thống hiếu học Nghệ An không phải tự nhiên mà có, cũng không phải trời ban cho. Có nhiều yếu tố vun đắp nên truyền thống hiếu học nghệ An. Cho đến ngày nay qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống tốt đẹp đó càng ngày càng đợc tôn vinh và phát triển. Trong suốt 2 triều đại Lý, Trần, Nghệ An là vùng biên trấn xa kinh đô, nên vùng đất xứ Nghệ đợc gọi là đất Trại, việc đi đến kinh đô dự thi của nho sỹ xứ Nghệ gặp nhiều khó khăn, phơng tiện giao thông thời đó chủ yếu là đi bộ, nên số ngời đỗ đạt rất ít. Đây là một thiệt thòi lớn cho sĩ tử xứ Nghệ so với các trấn gần kinh đô. Tuy nhiên, các sĩ tử Nghệ An vẫn không quản ngại khó khăn, bằng ý chí và nghị lực cộng với tinh thần hiếu học nên đến hết nhà Lê, Nghệ An có 55 ngời đỗ đại khoa. Ngời mở đầu cho nền khoa bảng Nghệ An là Trại Trạng Nguyên Bạch Liêu ngời làng Nguyên Xá, huyện Đông Thành. đỗ khoa Bính dần đời vua Trần Thánh Tông niên hiệu Thiệu Long (1266). Từ đó khắp đất Nghệ, đâu cũng có những tấm gơng cần học, khổ học, trên cánh đồng sách vở anh học trò xứ Nghệ ngày đêm ra sức cày chữ có những học trò dùng lá đa thay giấy, bắt đom đóm thay đèn để học hành đỗ đạt. Có gia đình cuộc sống hàng ngày cực kỳ kham khổ, bữa ăn hàng ngày của họ chỉ có: sớm khoai, tra khoai, tối khoai, khoai ba bữa" nhng trong học hành thì "Cha đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà. Từ đời Lý đến cuối đời Lê, Nghệ An chiếm 1/6 tổng số các ông nghè toàn quốc. Trong 39 khoa thi hội, thi đình đời Nguyễn tổ chức tại kinh đô Huế, từ năm 1822 đến năm 1919 với 31 tỉnh trong toàn quốc có 293 ngời đỗ tiến sĩ, riêng nghệ An chiếm 38 ngời. Xứ Nghệ là mảnh đất có truyền thống hiếu học, xa nay đã sản sinh ra nhiều ngời tài giỏi, có nhiều cống 4 hiến cho đất nớc. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế phát triển chung của dân tộc, Nghệ An cũng đã có những bớc đi vững chắc. Đặc biệt, để kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của quê hơng vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà, Đảng bộ Nghệ An đã coi việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó là một vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. Với những ý nghĩa đó, chúng tôi mạnh dạn chọn nội dungPhát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong Trờng THPT Nghệ An hiện nay làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về giáo dục nói chung là một mảng đề tài lớn, đợc rất nhiều nhà khoa học trong nớc dày công quan tâm nghiên cứu dới những góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Dới góc độ truyền thống, nhóm tác giả: TS. Đoàn Minh Duệ, TS. Nguyễn Lơng Bằng, TS. Nguyễn Thái Sơn, TS. Đinh Thế Định nghiên cứu về Những giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An NXB Nghệ An năm 2004; Hứa Văn Ân cùng nhiều tác giả viết về Truyền thống tôn s trọng đạo NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh 1998; NXB Lao động 2005 có cuốn T tởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Giáo trình Đạo đức học do NXB Giáo dục 1998 có chơng IV viết về Đạo đức truyền thống của dân tộc. TS. Đoàn Minh Duệ có hai tác phẩm Tri thức Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH và Góp phần nâng cao chất lợng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên của tỉnh Nghệ An NXB Nghệ An 2001 cũng có đề cập đến vấn đề này. Nguyễn Tiến Cờng đã nghiên cứu một cách hệ thống nền giáo dục Việt nam trong cuốn sách Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử Việt Nam thời phong kiến NXB giáo dục1998; Bùi Dơng Lịch nghiên cứu về Nghệ An ký NXBKHXH, Hà Nội 1993; Nguyễn Trọng Đệ - Hội tâm lý giáo dục Xứ Nghệ, tỉnh hội Nghệ An có bài Truyền thống hiếu học và tôn s trọng đạo; NXB giáo dục 1995 xuất bản cuốn Nửa thế kỷ - những g ơng mặt nhà giáo. Trong Những ông Nghè, ông Cống triều Nguyễn của NXB văn hoá, Hà Nội. Các 5 tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hng có cuốn Giáo dục Việt Nam - hớng tới tơng lai, vấn đề và giải pháp do NXB CTQG, HN 2004. Đây là những tác phẩm nghiên cứu tơng đối có hệ thống về truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung, về truyền thống hiếu học nói riêng. Trong Luận án tiến sỹ Triết học của mình, TS. Nguyễn Lơng Bằng có đề cập đến một số khía cạnh về việc kết hợp truyền thốnghiện đại trong quá trình đổi mới GD-ĐT Việt Nam hiện nay, Hà Nội 2001; Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Hà Phát huy những giá trị truyền thống của giáo dục trong quá trình giáo dục sinh viên hiện nay . Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, HN 2001; GS.TS. Nguyễn Duy Quý cùng một số tác giả khác có nghiên cứu về Kinh tế - xã hội - văn hoá tỉnh Nghệ An trong tiến trình đổi mới Nhà in báo Nghệ An 1994; Trong cuốn Vấn đề con ngời trong sự nghiệp CNH, HĐH do NXBCTQG,sự thật1996 phát hành cũng đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến vấn đề luận văn nghiên cứu. PTS. Hồ Bá Quỳnh có tác phẩm Mời giải pháp thức dậy tiềm năng Nghệ An NXB Nghệ An 1996; Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian, Sở Văn hoá - Thông tin Nghệ An viết về Hơng ớc Nghệ An NXBCTQG, HN1998. Các công trình nghiên cứu trên với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau là những t liệu quý báu tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả tham khảo trên cơ sở đó tìm ra một hớng đi mới nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề mà đề tài đặt ra. Bởi vì việc phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong trờng TPPT Nghệ An từ trớc cho đến nay cha có một công trình nào bàn về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Làm rõ giá trị truyền thống hiếu học của dân tộc và việc phát huy truyền thống đó trong trờng TPPT Nghệ An hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá giá trị về truyền thống hiếu học của dân tộc. - Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm phát huytrong trờng TPPT Nghệ An hiện nay. 6 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu về truyền thống hiếu học của dân tộc và việc phát huy các truyền thống đó trong trờng TPPT Nghệ An hiện nay. 5. Phơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng tổng hợp các phơng pháp sau: - Phơng pháp duy vật biện chứng kết hợp lôgic với lịch sử. - Phơng pháp thống kê. - Phơng pháp phân tích, tổng hợp. 6. ý nghĩa của đề tài - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, cán bộ và sinh viên. - Góp phần vào việc phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc đối với thế hệ trẻ nói chung và thế hệ Nghệ An nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm có 2 chơng, 4 tiết. B. Nội dung Chơng I Khái niệm truyền thốngtruyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam 1.1. Khái niệm truyền thống, những đặc trng và giá trị tinh thần truyền thống 1.1.1. Khái niệm truyền thống và đặc trng cơ bản của truyền thống Truyền thống là một khái niệm đợc dùng khá phổ biến trong tiếng Việt nhng thờng đợc dùng theo nhiều nghĩa khác nhau. Ngời ta thờng quan niệm truyền thống là những đức tính tập quán, t tởng và lối sống đợc lặp lại nhiều lần và truyền qua nhiều thế hệ. Nó đợc hình thành trên cơ sở những điều kiện tự nhiên về địa lý, kinh tế, xã hội, cũng nh qua các hoạt động của con ngời trong quá trình lịch sử, có tính chất trờng tồn, ổn định tơng đối, đợc xã hội công nhận. Đó là tài sản, tinh hoa văn hoá, tinh thần của các cộng đồng ngời. 7 Truyền thống là từ Hán - Việt, vì thế không thể không chịu ảnh hởng về mặt ngữ nghĩa của tiếng Trung Quốc. Theo Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì Truyền thống: đời nó truyền xuống đời kia [1.505] Dới góc độ Triết học, khi tiếp cận khái niệm này, TS. Nguyễn Lơng Bằng đã đa ra định nghĩa: Truyền thống là một khái niệm, dùng để chỉ những hiện tợng nh tính cách, phẩm chất, t tởng, tình cảm, thói quen trong t duy, tâm lý, lối ứng xử đợc hình thành trên cơ sở những điều kiện tự nhiên - địa lý, kinh tế - xã hội cũng nh hoạt động của con ngời trong quá trình lịch sử và đợc lu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng ngời nhất định [2. 18]. Trong một bài đăng trên cuốn Tạp chí Triết học 1998, số2, GS.TS Trọng Chuẩn lại cho rằng: Nói đến truyền thống là nói đến phức hợp những t tởng tình cảm, những tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống cách ứng xử, ý chí của một cộng đồng ngời đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và đợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [5. 17]. Giáo trình Đạo đức học định nghĩa: Truyền thống là những giá trị tinh thần của con ngời đợc hình thành trong hoạt động, quan hệ ứng xử và đ- ợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đợc mọi ngời nhận thức, thừa nhận, tự giác thực hiện và tự điều chỉnh nhờ d luận của cộng đồng, xã hội [8. 75]. Trong từ điển tiếng Việt phổ thông định nghĩa: Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, đợc truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác [18. 1034]. Còn trong cuốn từ điển Trung Quốc xuất bản năm 1989 lại định nghĩa: Truyền thống là sức mạnh tập quán xã hội đ ợc lu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại các lĩnh vực chế độ, t tởng văn hoá, đạo đức. Truyền thống có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con ngời. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử [11. 10] Trong Bách khoa từ điển Xô - Viết định nghĩa truyền thống: Đó là những yếu tố di tồn văn hoá, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và đợc lu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một qúa trình lâu dài. Truyền thống đợc thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá 8 trị, t tởng, phong tục, tập quán và lối sống Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [11.11] Dới góc độ chính trị- xã hội, từ điển chính trị viết tắt định nghĩa: Truyền thống, di sản về xã hội và văn hoá đợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đợc duy trì trong suốt thời gian dài[20.401] Trên cơ sở những định nghĩa chung nhất về truyền thống, có nhà khoa học đã khai thác khái niệm này các góc độ và cách tiếp cận khác nhau trong từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Giáo s Vũ Khiêu, tác giả cuốn Đạo đức mới đa ra định nghĩa: Truyền thống là những thói quen lâu đời đã đợc hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình một dòng họ, một làng xã, một tập đoàn lịch sử [3. 536]. Giáo s, tiến sỹ: Trần Đình Sử khi nghiên cứu về Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống cũng đã đa ra quan điểm cho rằng: Truyền thống là mối liên hệ của lịch sử, mà một đầu là những giá trị t tởng, văn hoá đợc sáng tạo trong quá khứ lịch sử dân tộc và một đầu là sự thẩm định, xác lập và phát huy của ngời hiện đại. [16. 45] NXBCTQG cũng đã nêu lên định nghĩa về truyền thống nh sau: Truyền thống là tập hợp, những t tởng và tình cảm, những tập quán, thói quen trong t duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng ngời nhất định đợc hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, đợc lu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [18. 11]. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa duy vật Mác xít cũng đã thể hiện t tởng cơ bản và khái niệm truyền thống qua một số tác phẩm của mình. Điển hình trong tác phẩm Hệ t tởng Đức Mác - Ăngghen đã viết: Lịch sử chẳng qua chỉ là nối tiếp của những thế hệ riêng rẽ, trong đó mỗi thế hệ đều khai phá những vật liệu, những t bản, những lực lợng sản xuất do tất cả các thế hệ trớc để lại, do đó mỗi thế hệ một mặt tiếp tục phơng thức hoạt động đợc truyền lại, nhng trong mỗi hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi và mặt khác lại biến đổi những hoàn cảnh cũ một hoạt động hoàn toàn thay đổi [15.65] 9 Nh vậy truyền thống là một khái niệm cho đến nay vẫn còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội hàm và ngoại diện của nó. Trên cơ sở khai thác khái niệm này, các nhà khoa học đã đa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Mặc dù vậy, điểm chung nhất họ là đều dựa vào trên thế giới quan khoa học và phơng pháp luận biện chứng để nghiên cứu và xem xét. Chính vì vậy, có thể thấy rằng, những định nghĩa đa ra đều bao hàm trong đó các nhân tố hợp lý. Tựu chung lại có thể coi truyền thống đó là tập hợp những hoạt động của con ngời trong t duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng ngời nhất định, đợc hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định, lu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có những đặc trng cơ bản là tính di truyền, tính ổn định, tính cộng đồng. Những đặc trng này chỉ mang tính ý nghĩa tơng đối. Bởi vì không phải mỗi truyền thống khi đã hình thành thì trở nên bất biến và lu truyền mãi mãi trong lịch sử. Khi cơ sở tạo nên một truyền thống đã thay đổi thì trong một thời gian nhất định nó cũng phải biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc có khi phải thay thế bằng truyền thống mới. Giá trị của sự kế thừa bản chất đợc quy định bởi vai trò củatrong sự ra đời của cái mới. Không có cái mới nào lại ra đời từ h vô. Nhờ việc giữ lại nhân tố tích cực của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Một trong những hình thức quan trọng của cái đợc kế thừa trong đời sống xã hội là truyền thống. Truyền thống là cái chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn để tạo ra cái mới [10. 334]. Có thể coi đó là phép biện chứng của truyền thống với quá trình hình thành, phát triển và biến đổi diễn ra liên tục trong tiến trình lịch sử. Có thể nhận dạng truyền thống qua những đặc trng cơ bản sau: - Đó là kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con ngời trong quá khứ biểu hiện tính cách, phẩm chất, t tởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong t duy, lối ứng xử, tâm lý - Truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng ngời (thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, dòng họ, gia đình, làng xã). đây muốn đề cập 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:01

Hình ảnh liên quan

5. Bảng thống kê giáo viên và học sinh phổ thông Nghệ An - Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong trường THPT ở nghệ an hiện nay

5..

Bảng thống kê giáo viên và học sinh phổ thông Nghệ An Xem tại trang 59 của tài liệu.
5. Bảng thống kê giáo viên và học sinh phổ thông Nghệ An - Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong trường THPT ở nghệ an hiện nay

5..

Bảng thống kê giáo viên và học sinh phổ thông Nghệ An Xem tại trang 59 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan