Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề việt tiệp hà nội

39 855 4
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề việt tiệp hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh _____________ ______________ Trịnh văn ngãi Một số giải pháp nâng cao chất lợng đội ngũ giáo viên trờng trung cấp nghề việt tiệp nội Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hờng Vinh 2010 1 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trường Đại học Vinh, khoa sau Đại học trường Đại học Vinh, các giảng viên, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, cung cấp tài liệu, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS: Nguyễn Thị Hường người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp nghề Việt Tiệp, bạn bè đồng nghiệp, gia đình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn này. Mặc dầu hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những hạn chế, kính xin được sự giúp đỡ, góp ý và chỉ dẫn thêm. Xin chân thành cảm ơn! Nội, tháng 10 năm 2010 TÁC GIẢ Trịnh Văn Ngãi 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Thứ tự Từ viết tắt Giải nghĩa 01 BLĐTB - XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 02 CNH- HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 03 CNXH Chủ nghĩa xã hội 04 CTQL Chủ thể quản lý 05 CLĐT Chất lượng đào tạo 06 CNKT Công nhân kỹ thuật 07 CSVC Cơ sở vật chất 08 GD ĐT Giáo dục đào tạo 09 GV Giáo viên 10 GVDN Giáo viên dạy nghề 11 HNDN Hướng nghiệp dạy nghề 12 TBCN Tư bản chủ nghĩa 13 TCN Trung cấp nghề 14 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 15 TCNVT Trung cấp nghề Việt Tiệp 16 THCS Trung học cơ sở 17 TNCS Thanh niên Cộng sản 18 TN-KT-XH Tự nhiên – Kinh tế – Xã hội 19 TN Tốt nghiệp 20 KTQL Khách thể quản lý 21 KT-XH Kinh tế xã hội 22 MTQL Mục tiêu quản lý 23 PTTH Phổ thông trung học 24 HS Học sinh DANH MỤC CÁC ĐỒ, BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN đồ 1: Vai trò của người giáo viên dạy nghề đối với chất lượng đào tạo công nhân . 17 đồ 2: Các nội dung đào tạo bồi dưỡng giáo viên 60 3 đồ 3: Các hình thức đào tạo bồi dưỡng giáo viên . 60 Bảng 1: Thực trạng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của người giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp . 30 Bảng 2: Thực trạng kiến thức của giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp 33 Bảng 3: Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên . 35 Bảng 4: Thống kê trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên . 36 Bảng 5: Thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên 41 Bảng 6: Khảo sát mức độ thiết thực và tính khả thi của các biện pháp . 72 Biểu đồ 1: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên . 35 Biểu đồ 2: Trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên 36 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để xây dựng một nền móng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21 thì cần thiết phải tăng cường đầu tư nguồn vốn con người bằng cải cách và đổi mới sâu sắc nâng cao chất lượng của sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội, đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế xã hội được đổi mới và hiện đại hoá cả về phương thức tổ chức và nội dung giáo dục, kết hợp hài hoà những thành tựu khoa học hiện đại với những tinh hoa của nền văn hoá truyền thống… sẽ là một đảm bảo chắc chắn cho chúng ta tìm một con đường thích hợp, một phương pháp đổi mới đúng đắn có hiệu quả và có những bản sắc riêng để phát triển, hội nhập với xu hướng phát triển chung của toàn cầu. Sự phát triển của đất nước dân tộc ta trong tương lai phụ thuộc nhiều vào nhận thức và hành động đúng đắn của các thế hệ học sinh, sinh viên, phải xác định cho mình mục đích và động cơ hoạt động đúng đắn: Học để hiểu biết, học để làm người, học để ngày mai lập nghiệp, học để xây dựng đất nước. Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khoá IX đã chỉ rõ “ Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá tiếp cận trình độ tiên tiến. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước” {29} vấn đề cốt yếu nhất đối với cải cách giáo dục là đổi mới giáo dục và mỗi nội dung chương trình đổi mới thì phương pháp dạy học phải được cải tiến và biến đổi theo. Một trong những điều kiện quyết định chất lượng dạy học các nhà trường nói chung và trường Trung cấp nghề nói riêng là phương pháp quản lý hoạt động dạy học. Do đó việc nghiên cứu và đề 5 xuất những giải pháp quản lý dạy học có tính chất khả thi để đưa vào áp dụng trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cần thiết đáng được quan tâm. Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, thực sự xem “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) đã chỉ rõ “ từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ., sớm chấm dứt tình trạng dạy chay .” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam (04/2006) tiếp tục đưa ra định hướng phát triển giáo dục là: “ ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên ” Chỉ thị 15 của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nêu rõ: “ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học”{28} Hai hoạt động dạy – học là loại hình lao động sáng tạo thường xuyên đổi mới, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, luôn cập nhật và bổ sung cái mới, nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề bức xúc hiện nay, trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa. Vậy suy cho cùng, đổi mới phương pháp dạy- học là gì? là cách thay đổi dạy học cổ truyền “ Thầy đọc, trò nghe và chép” như kiểu học sinh chữ to (Đại học – chữ to) bằng cách kích thích hoạt động của học sinh – sinh viên chủ động hơn nữa, tự khám phá, tự trả lời câu hỏi của thầy đặt ra và biết cách đặt câu hỏi khi gặp một vấn đề với thầy. Chỉ thị 40 CT-TW của ban bí thư đã cắt nghĩa cho cụm từ này: “ Chất lượng chuyên 6 môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển KT-XH, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học”{1}. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp giáo dục, đội ngũ này là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Người giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt, thông báo kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh – sinh viên tự chiếm lĩnh nội dung học tập. Tuy nhiên đối với các trường Trung cấp nghề thù giáo viên và cán bộ quản lý cần nắm được các yêu cầu và quy định đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt cán bộ quản lý chịu trách nhiệm việc này cần quan tâm và đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đúng tầm của nó trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường. Ban Giám hiệu cần trân trọng, ủng hộ khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên và cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp với các môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học địa phương, làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hơn, các môn học có sự độc lập tương đối về mục tiêu, nội dung và phương pháp, đòi hỏi phải có sự quản lý hoạt động dạy – học phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang thực hiện cuộc vận động: “Hai không” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, muốn thực hiện tốt bốn nội sung của cuộc vận động trên thì các trường học phải chú trọng đến việc : “ Dạy thực chất, học thực chất”, đây là công việc rất khó khăn đòi hỏi các trường phải đưa lên hàng đầu trong chiến lược giáo dục của mình. Do đó, việc nâng cao chất lượng của giáo viên là việc đáng được lưu tâm hơn bao giờ hết. 7 Với thực tiễn nhiều năm công tác trong môi trường giáo dục đào tạo, đúc rút kinh nghiệm quản lý trường học, tôi nhận thấy rằng: “ Thực trạng đội ngũ giáo viên nói chung là chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học; một số giáo viên chưa chú ý đến tính sư phạm, tư thế tác phong, phương pháp truyền đạt, cách ra đề kiểm tra, nhiều giáo viên còn chưa chú ý đến việc thường xuyên phải đổi mới dạy học và nhiều thao tác khác trong quá trình giảng dạy, giáo dục. Vì vậy tìm hiểu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cần được nghiên cứu nhiều hơn nưa. Trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố Nội nói chung và tại địa bàn Nam Sông Hồng – Nội nói riêng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của các tác giả này là các trường THPT, còn các trường Trung cấp nghề thì ít được viết đến. Là một trong những cán bộ đầu tiên của trường Trung cấp nghề Việt Tiệp Nội tham gia lớp cao học quản lý giáo dục, tôi thiết nghĩ mình cần phải có một đóng góp nho nhỏ nào đó cho môi trường công tác của mình. Chính vì vậy nên chúng tôi chọn đề tài nghiên của mình là: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác đào tạo – bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp. 4. Giả thuyết khoa học 8 Chất lượng đội ngũ giáo viên trường TCN Việt Tiệp sẽ được nâng cao nếu đề xuất được các giải pháp có tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà trường. 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề. 5.2 Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp; 5.3 Đề xuất và khảo nghiệm một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giao viên trường trung cấp nghề Việt Tiệp 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứư tài liệu, các văn bản nhà nước, nghị quyết của Đảng về quản lý giáo dục, quản lý dạy – học các trường Trung cấp nghề. - Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các bài viếtnội dung liên quan đến đề tài. 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, lấy ý kiến chuyên gia 6.3 Các phương pháp toán học Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu được và một số phương pháp khác. 7. Đóng góp của luận văn - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm có liên quan đến đề tài. - Phản ánh thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp. - Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp 10 . lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Việt Tiệp. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Trung cấp nghề Việt Tiệp. dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Trung cấp nghề Việt Tiệp 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Trung cấp

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:22

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề việt tiệp hà nội
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 1: Thực trạng tư tưởng chớnh trị, phẩm chất đạo đức của giỏo viờn trường Trung cấp nghề Việt Tiệp. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề việt tiệp hà nội

Bảng 1.

Thực trạng tư tưởng chớnh trị, phẩm chất đạo đức của giỏo viờn trường Trung cấp nghề Việt Tiệp Xem tại trang 35 của tài liệu.
Qua bảng cho thấy: - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề việt tiệp hà nội

ua.

bảng cho thấy: Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2: Thực trạng kiến thức của giỏo viờn trường Trung cấp nghề Việt Tiệp - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề việt tiệp hà nội

Bảng 2.

Thực trạng kiến thức của giỏo viờn trường Trung cấp nghề Việt Tiệp Xem tại trang 38 của tài liệu.
Qua bảng cho thấy: - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề việt tiệp hà nội

ua.

bảng cho thấy: Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan