Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng

107 556 2
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN DUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 2- BỘ XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản Lý Giáo Dục Mã số: 60.14.05 Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS. Thái Văn Thành Tp. Hồ Chí Minh-2010 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 1.2. Một số khái niệm cơ bản .6 1.2.1. Trường trung học phổ thông .6 1.2.2. Chất lượng 8 1.2.3. Giải pháp 13 1.3. Tổ bộ môn ở trường THPT .14 1.4. Chất lượng tổ bộ môn ở các trường THPT .17 1.4.1. Khái niệm chất lượng tổ bộ môn 17 1.4.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên của tổ bộ môn .18 1.4.3. Chất lượng hoạt động của tổ bộ môn .21 1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tổ bộ môn .22 1.4.5. Nâng cao chất lượng của tổ bộ môn .23 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 25 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục Hà Tĩnh hiện nay 25 2.1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh .25 2.1.2. Nhìn chung về giáo dục Hà Tĩnh 26 2.2. Vấn đề chất lượng của tổ bộ môn ở các trường THPT trên địa bàn HàTĩnh .37 2.3. Thực trạng những giải pháp đã được thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh 40 2.3.1. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học .41 2.3.2. Thực trạng tự học, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học .42 2.3.3. Coi áp lực giảm biên, thuyên chuyển như một giải pháp sàng lọc giáo viên nhằm nâng cao chất lượng 43 2.3.4. Giải pháp "lượng hóa" như một đòn bẩy nâng cao chất lượng tổ chuyên môn .45 2.4. Đánh giá chung về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động của tổ bộ môn 48 2.4.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn 50 2.4.2. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn .52 2.4.3. Nhận xét chung về thực trạng quản lý chất lượng tổ chuyên môn các trường THPT trên địa bàn HàTĩnh 54 2 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ BỘ MÔN CÁC TRƯỜNG THPT Ở HÀ TĨNH 57 3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp .57 3.1.1. Nguyên tắc bám sát các mục tiêu giáo dục bậc THPT .57 3.1.2. Nguyên tắc hệ thống .58 3.1.3. Nguyên tắc đồng bộ 59 3.1.4. Nguyên tắc thực tiễn .60 3.1.5. Nguyên tắc phổ quát .61 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ bộ môn các trường THPT ở Hà Tĩnh .62 3.2.1. Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tổ bộ môn, từ đó, có sự chỉ đạo sâu sát .62 3.2.2. Lựa chọn và bồi dưỡng tổ trưởng bộ môn 66 3.2.3. Gia tăng tính tự chủ và tính năng động của tổ bộ môn .71 3.2.4. Quan tâm và đáp ứng các phương tiện, điều kiện hoạt động của tổ bộ môn 78 3.2.5. Đổi mới cách kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ bộ môn .80 3.2.6. Giải quyết mâu thuẫn giữa cống hiến và quyền lợi 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 1 .96 PHỤ LỤC 2 .105 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, chất lượng dạy học được xem là khâu then chốt. Nền giáo dục hiện đại chú trọng việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng đáp ứng yêu cầu cao của công việc trong bối cảnh phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội. Mục tiêu đó chỉ có thể được đáp ứng đầy đủ một khi chất lượng dạy học thực sự được nâng cao. Thành tựu của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã chứng minh điều đó. Chất lượng dạy học ở trường THPT dĩ nhiên phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó, người thầy đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, hoạt động của người thầy trong nhà trường không hề biệt lập, mà có nhiều mối quan hệ ràng buộc, phối thuộc lẫn nhau. Một trong những mối quan hệ diễn ra thường xuyên là quan hệ với đồng nghiệp, với cộng sự trong tổ bộ môn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, một tập thể mạnh về chuyên môn không phải là phép cộng số học năng lực của các thành viên trong tổ, mà là sự phát huy tổng hợp tính năng động, tích cực của các cá nhân trong hoạt động nhóm. Trong thời đại ngày nay, bất cứ hoạt động ở lĩnh vực nào, năng lực hoạt đông nhóm cũng được coi như một trong những "chỉ số" đánh giá chất lượng của thành viên. Trong công việc dạy học, điều này cũng không phải là một ngoại lệ. Chọn đề tài này, chúng tôi muốn góp phần suy nghĩ và tìm những giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ bộ môn ở trường THPT, trước hết trên địa bàn Hà Tĩnh, sau đó, có thể áp dụng rộng rãi hơn. 1.2. Trong bức tranh chung của ngành giáo dục Hà Tĩnh, bậc THPT có những điểm sáng về chất lượng chuyên môn thể hiện qua hoạt động dạy và học. Trong những điểm sáng ấy, có sự góp mặt tích cực của các tổ bộ môn. Nhiều tổ bộ môn, nhất là ở những trường có bề dày truyền thống đã chứng minh thực lực của mình bằng các kết quả đạt được trong thực tiễn. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của tất cả các tổ bộ môn ở tất cả các trường THPT với những hệ khác 4 nhau, trên những địa bàn khác nhau ở Hà Tĩnh không thể đồng đều. Mặt khác, ngay ở những tổ được xem là mạnh, cũng xuất hiện không ít khó khăn, không ít vấn đề bất cập do đòi hỏi ngày càng cao của chất lượng dạy học, do sự phát triển của khoa học và đời sống. Đội ngũ quản lí nhà trường, quản lí tổ bộ môn cũng như mọi thành viên có liên quan, chắc chắn đã gặp không ít vướng mắc cần tháo gỡ. Có những vướng mắc thuộc cơ chế chung, nhưng cũng có những vấn đề nằm trong tầm kiểm soát của người trong cuộc, có thể tìm cách giải quyết. Với những nhận thức đó, chúng tôi chọn vấn đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ bộ môn ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quản lí giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng của tổ bộ môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể Hoạt động của tổ bộ môn. 3.2. Đối tượng Một số giải pháp nâng cao chất lượng của tổ bộ môn các trường THPT ở tỉnh Hà Tĩnh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài. - Đề xuất các giải pháp. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp điều tra bằng phiếu. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 5 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn sẽ được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ bộ môn ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh. Sau cùng là Tài liệu tham khảo. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong công việc quản lí giáo dục ở trường THPT, thúc đẩy chất lượng của tổ bộ môn là một trong những khâu hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, ở đâu người lãnh đạo quan tâm đến chất lượng của việc dạy học, ở đó, chất lượng của tổ bộ môn được chú ý đúng mức; và ngược lại, ở đâu tổ bộ môn được đánh giá đúng chất lượng, ở đó, chất lượng dạy học được nâng cao rõ rệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt sâu rộng điều này trong các văn bản pháp qui. Tổ bộ môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lí của nhà trường. Trong trường, các tổ bộ môn có quan hệ với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục. Vấn đề chất lượng của tổ bộ môn đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu Giáo dục học. Trong cuốn Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, tác giả Thái Duy Tuyên nêu quan điểm: trọng tâm của quản lí phương pháp dạy học là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí hoạt động học tập của học sinh, và phải chú trọng quản lí chất lượng của tổ bộ môn [51]. Nghiên cứu sâu về vai trò, hoạt động đặc thù của tổ bộ môn, Thái Duy Tuyên cho rằng: tổ bộ môn là tế bào cơ bản, giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lí, đổi mới phương pháp dạy học, là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của hiệu trưởng, là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những phương pháp dạy học mới. Ông cũng đề xuất giải pháp: “Để quản lí chất lượng của tổ bộ môn, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của các cấp quản lí thành qui định nội bộ để tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng cần giao trách nhiệm cho Hiệu phó hoặc trực tiếp hướng dẫn tổ trưởng bộ môn xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cho từng năm học. Đặc biệt, cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ bộ môn, phải chú 7 trọng bồi dưỡng cho giáo viên những vấn đề cụ thể của từng môn học. Đồng thời, hiệu trưởng phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ” [51]. Về vấn đề quản lí chất lượng hoạt động của tổ bộ môn, Thái Duy Tuyên nêu một số biện pháp cụ thể: lập kế hoạch, xây dựng qui định nội bộ về hoạt động của tổ bộ môn nhằm đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ; đổi mới các kiểm tra, đánh giá; tạo động lực cho hoạt động của tổ [51]. Vấn đề nhà nghiên cứu Thái Duy Tuyên quan tâm là vai trò của tổ bộ môn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy đó chưa phải là tất cả, nhưng từ khâu then chốt ấy, ta có thể nhận thức được tầm quan trọng của tổ bộ môn trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Gần đây, một số học viên cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục đã chọn các vấn đề ít nhiều liên quan đến việc quản lí hoạt động của tổ bộ môn trong trường phổ thông để làm luận văn thạc sĩ. Đó là công trình của Nguyễn Văn Hai với đề tài Nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh (2005); luận văn của Lê Thanh Tuấn: Nghiên cứu một số biện pháp tăng cường quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Khoái Châu – Hưng Yên (2008); luận văn của Nguyễn Văn Thứ: Các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chuyên môn các trưởng Tiểu học của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (2009); luận văn của Trần Trọng Thức: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (2009); luận văn của Lê Đại Hành: Một số biện pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Thanh Hóa (2010) . Nhìn chung, các công trình nêu trên đã tổng hợp những luận điểm cơ bản về lí luận giáo dục liên quan đến công việc dạy học của giáo viên trong mối quan hệ với tổ bộ môn; đã khảo sát công tác quản lí của hiệu trưởng, ban giám hiệu đối với tổ bộ môn trong trường tiểu học hoặc trường trung học phổ thông ở các địa phương cụ thể; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ bộ môn. Những công trình ấy đã phần nào gợi mở cho chúng tôi, giúp 8 chúng tôi có định hướng rõ nét hơn khi triển khai đề tài nghiên cứu của mình. Mặt khác, tìm hiểu các luận văn của những người đi trước, chúng tôi ý thức được đầy đủ hơn phạm vi công việc cần tiến hành đối với một đề tài còn có những điểm mới, chưa được giải quyết, cụ thể là thực tiễn chất lượng của tổ bộ môn các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Trường trung học phổ thông Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Trung học phổ thông là cấp học cao nhất trong bậc trung học, từ lớp 10 đến lớp 12” [52, tr.1049]. Theo Từ điển Giáo dục học, "Trường trung học phổ thông là cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nối cấp trung học cơ sở và kết thúc bậc trung học, gồm 3 lớp 10, 11, 12. Trường trung học phổ thông được tổ chức và hoạt động theo qui định của Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường. Trường trung học phổ thông do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông thi tốt nghiệp đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông" [23, tr.446 - 447]. Gắn với khái niệm trường trung học phổ thông là những qui định về kiến thức, kĩ năng của bậc học này. Trình độ bậc trung học phổ thông là "trình độ học vấn phổ thông thuộc bậc giáo dục trung học cấp cuối cùng được thực hiện trong ba năm học, từ lớp 10 đến lớp 12, đối với học sinh có tuổi từ 15 trở lên. Học vấn của trung học phổ thông gồm có những kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và được nâng caomột số môn học cần năng khiếu, đồng thời có những hiểu biết về hướng nghiệp. Người thi đạt trình độ trung học phổ thông được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông" [23, tr.431]. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 02/4/2007 ghi rõ: Trường THPT là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Trường THPT được đặt dưới sự quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo. 9 Trường trung học phổ thông có loại hình công lập và loại hình tư thục. Loại hình công lập do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lí. Nguồn đầu tư xây dựngsở vật chất và kinh phí cho chi tiêu thường xuyên chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Trường tư thục do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựngsở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Mỗi trường THPT có Ban giám hiệu gồm một Hiệu trưởngmột số Hiệu phó (1 hoặc 2 tùy qui mô của trường). Nhiệm kì của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kì. Hiệu trưởng có các nhiệm vụ: - Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường. - Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhà trường. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. - Quản lí giáo viên, nhân viên, quản lí chuyên môn . - Quản lí học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức . - Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường. - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh . Trường THPT có các tổ chức hoạt động không ngoài mục đích của công việc giáo dục. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháppháp luật. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo qui định của pháp luật và giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục. Đội ngũ giáo viên trong trường chia thành các tổ chuyên môn, có tổ trưởng, tổ phó, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. Mỗi trường trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quĩ, y tế và các nhân viên khác. 10 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN DUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 2- BỘ XÂY. Quản lí giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng của tổ bộ môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT trên

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Tổng hợp đội ngũ giáo viên khối THPT ở HàTĩnh - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

Bảng 2.1..

Tổng hợp đội ngũ giáo viên khối THPT ở HàTĩnh Xem tại trang 32 của tài liệu.
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy, tổng số giáo viên THPT của Hà Tĩnh là 2964 người, trong đó, trình độ đào tạo bậc cao đẳng là 21 người, chiếm 1,42%; cử nhân là 2798 người, chiếm 94,33%; thạc sĩ là 144 người, chiếm 5,7% - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

h.

ìn vào bảng thống kê trên, ta thấy, tổng số giáo viên THPT của Hà Tĩnh là 2964 người, trong đó, trình độ đào tạo bậc cao đẳng là 21 người, chiếm 1,42%; cử nhân là 2798 người, chiếm 94,33%; thạc sĩ là 144 người, chiếm 5,7% Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.2. Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên các trường THPT ở Hà Tĩnh TTTÊN TRƯỜNG - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

Bảng 2.2..

Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên các trường THPT ở Hà Tĩnh TTTÊN TRƯỜNG Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.3. Cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường THPT tỉnh HàTĩnh - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

Bảng 2.3..

Cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường THPT tỉnh HàTĩnh Xem tại trang 34 của tài liệu.
Nhìn vào bảng thống kê trên đây, ta thấy: ngoài hai trường chưa có giáo viên nào học bậc thạc sĩ (trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu và trường THPT Nguyễn Đình Liễn), tỉ lệ thạc sĩ cao nhất thuộc về trường Năng khiếu tỉnh (37, 33%), trường có tỉ lệ thấp nhấ - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

h.

ìn vào bảng thống kê trên đây, ta thấy: ngoài hai trường chưa có giáo viên nào học bậc thạc sĩ (trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu và trường THPT Nguyễn Đình Liễn), tỉ lệ thạc sĩ cao nhất thuộc về trường Năng khiếu tỉnh (37, 33%), trường có tỉ lệ thấp nhấ Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

Bảng 2.5..

Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp Xem tại trang 52 của tài liệu.
Kết quả bảng 2.5 cho thấy: - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

t.

quả bảng 2.5 cho thấy: Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

Bảng 2.6..

Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.6 phản ánh một thực tế: - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2   bộ xây dựng

Bảng 2.6.

phản ánh một thực tế: Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan