Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực người việt nam đi lao động ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà tĩnh

63 379 0
Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực người việt nam đi lao động ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa giáo dục chính trị ==== ==== Trần Thị Bích nga Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngời việt nam đi lao động nớc ngoài trên địa bàn tỉnh tĩnh Khoá luận tốt nghiệp đại học ngành: cử nhân chính trị - luật Cán bộ hớng dẫn khoá luận Th.S. Đinh Ngọc Thắng 1 Vinh - 2010 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xuất khẩu lao động - Hoạt động đồng thời mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế và xã hội. Đó là giải pháp tích cực góp phần thực hiện chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo, đồng thời xuất khẩu lao động cũng đã và đang tạo ra nguồn thu lớn về ngoại tệ bằng thu nhập trong thời gian làm việc nước ngoài của người lao động. Mặt khác xuất khẩu lao động còn giúp cho người lao động rèn luyện kỹ năng nghề, tác phong làm việc với tính kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao hơn từ môi trường làm việc của các nước nhập khẩu lao động. Đặc biệt là đối với những địa phương mà nền sản xuất trên địa bàn, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp - dịch vụ chưa có sự phát triển nhanh, cân đối với quy mô nguồn lao động được bổ sung hàng năm thì xuất khẩu lao động còn đóng vai trò quan trọng hơn cho những mục tiêu trên. Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và yêu cầu của việc phân công lao động, Tĩnh được xem là đơn vị dẫn đầu trong công tác xuất khẩu lao động trong những năm qua. Trong những năm gần đây công tác xuất khẩu lao động Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thị trường được mở rộng, hình thức đa dạng, số lượng lao động đưa đi ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước, hằng năm người lao động gửi về nguồn ngoại tệ: 45 - 50 triệu USD, góp phần vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội, từng bước thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động qua từng năm, đảm bảo, giữ vững an ninh quốc phòng. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội đã coi công tác xuất khẩu lao động là một nhiệm vụ trọng tâm của mình, công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ngày càng được tăng cường. 2 Có thể nói, lợi ích về xuất khẩu lao động đã được khẳng định khá rõ bằng kết quả thực tế mà hoạt động này mang lại. Tuy nhiên, việc quản lý và duy trì thực hiện đúng luật, công tác tổ chức, thực hiện và tham gia xuất khẩu lao động cũng đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi phải chặt chẽ hơn. Bởi đây là một hoạt động mang tính chất kinh doanh đặc thù, tổ chức hoạt động đơn giản nên việc lợi dụng ra ngoài khuôn khổ cho phép cũng dễ xẩy ra gây thất thiệt nhiều mặt cho người lao động và khó khăn cho lĩnh vực quản lý lao động xã hội nói chung. Hàng năm, bên cạnh nhiều lao động được tuyển đi làm việc ngoài có việc làm và thu nhập ổn định thì vẫn còn một bộ phận người lao động bị các tổ chức cá nhân lợi dụng xuất khẩu lao động để lừa gạt dưới nhiều hình thức. Trước tình hình đó, một trách nhiệm lớn của chính quyền các cấp và trực tiếp là cơ quan lao động các cấp địa phương cần có cơ chế quản lý thích hợp đối với đối tượng tuyển dụng lao động đi làm việc nước ngoài mặt khác bản thân người lao động cần phải có nhận thức đầy đủ về việc thực hiện luật xuất khẩu lao động. Với ý nghĩa đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực người Việt Nam đi lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tĩnh” từ đó nhằm khái quát lại những kết quả cũng như hạn chế trong việc thực hiện pháp luật xuất khẩu lao động qua đó đề tài cũng mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực người việt Nam đi làm việc nước ngoài trong tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xung quanh vấn đề này đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu lao động như: - Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài hiện nay, của T.S Phạm Văn Lợi – Viện trưởng viện khoa học môi trường; 3 - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, của PGS.TSKH Lương Đình Hải, Viện triết, Viện khoa học xã hội nhân văn. Hầu hết các đề tài, bài viết đều dưới dạng khái quát tổng quan bức tranh xuất khẩu lao động nói chung, các dự báo về tình hình xuất khẩu lao động, thực trạng xuất khẩu lao động… mà gần như chưa có đề tài, bài viết nào đi sâu cụ thể viết vầ vấn đề Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài này với mong muốn sẽ mang lại một cái nhìn mới về hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích: Trên cơ sơ tìm hiểu cơ sở lí luận về thực hiện pháp luậtthực trạng việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực người Việt Nam đi lao động nước ngoài trên điạ bàn tỉnh Tĩnh, từ đó rút ra những hạn chế, tồn tại và một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật xuất khẩu lao động Tĩnh. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về cơ sở lí luận của thực hiện pháp luậtthực hiện pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu khẩu lao động. - Chỉ ra được thực trạng về việc thực hiện pháp luật trên địa bàn Tĩnh trong thời gian qua (kể từ ngày ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng). - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xuất khẩu lao động trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: 4 * Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về Xuất khẩu lao động. * Phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp và so sánh. * Ngoài ra đề tài sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp điều tra xã hội học. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài - Vấn đề nghiên cứu: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài (theo tinh thần Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng năm 2006) - Đối tượng khảo sát: Tình hình thực hiện pháp luật xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Tĩnh - Thời gian: Từ năm 2006 đến nay 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu lao động. - Làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên ngành khi nghiên cứu về vấn đề này. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có 2 chương với 4 tiết. 5 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬTTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC NƯỚC NGOÀI 1.1. Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọngthực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu kể từ khi pháp luật xuất hiện. Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [5, 468]. Như vậy, thực hiện pháp luật trước hết là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Tất cả các nhà nước để có thể tổ chức, quản lý được xã hội đều bắt buộc phải tiến hành xây dựng (ban hành) pháp luật. Ban hành quy phạm pháp luật nhà nước mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phục vụ lợi ích và mục đích của nhà nước và xã hội. Điều đó chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, đối với các nhà nước vấn đề quan trọng không chỉ là ban hành thật nhiều các quy phạm pháp luật mà còn phải tổ chức 6 thật tốt để chúng được thực hiện trong thực tế, làm cho những yêu cầu, quy định của pháp luật trở thành hiện thực. Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người, nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện hành vi pháp luật của con người. Hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của các cá nhân, các tổ chức mà được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật. Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Thực hiện pháp luật, một mặt, nhằm đạt được những mục đích xã hội mà vì chúng nhà nước đã phải ban hành pháp luật, mặt khác còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước cũng như cho mọi cá nhân. Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Pháp luật mang tính bắt buộc chung đòi hỏi mọi tổ chức cá nhân trong xã hội đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.Vì vậy, thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội… 1.1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật Các quy phạm pháp luật rất phong phú cho nên cách thức thực hiện chúng cũng rất phong phú và khác nhau, cách thức thực hiện pháp luật của mỗi chủ thể pháp luật khác nhau thì khác nhau. Căn cứ vào tính chất hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau: 7 1.1.2.1. Tuân thủ pháp luật (tuân theo pháp luật) Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt độngpháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán đoán được thực hiện hình thức này. 1.1.2.2. Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện hình thức này. 1.1.2.3. Sử dụng pháp luật Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện hình thức này. Đương nhiên, vì quyền tự do pháp lý là những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủ thể pháp luật có thể thực hiện các quyền, tự do đó tùy theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện. 1.1.2.4. Áp dụng pháp luật Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. hình thức này các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể được thực hiện hoạt động này. 8 Áp dụng pháp luật là một hoạt động có tổ chức mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan, người có thẩm quyền, nhằm thực hiện trong thực tế các quy phạm pháp luật trong mọi tình huống cụ thể của cuộc sống. * Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau: Khi những quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ cụ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Khi cần áp dụng các biện pháp chế tài được nhà nước quy định trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế. Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. * Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau: Thứ nhất, áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước, cụ thể, hoạt động này chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành. Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không bị phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan. Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ. Trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan 9 nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục. Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội. Đối tượng của áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hoá, cụ thể hoá đối với những trường hợp cụ thể. Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt độngtính sáng tạo. Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Từ sự phân tích trên cho thấy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông quan những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách, hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau: Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Văn bản áp dụng pháp luậttính chất cá biệt, chỉ áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định. Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan