Thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót của HARUKI MURAKAMI luận văn thạc sỹ ngữ văn

132 1.2K 6
Thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót của HARUKI MURAKAMI luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ MINH THÔNG THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT BIÊN NIÊN CHIM VẶN DÂY CÓT CỦA HARUKI MURAKAMI LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN VINH, 2011 2 BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ MINH THÔNG THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT BIÊN NIÊN CHIM VẶN DÂY CÓT CỦA HARUKI MURAKAMI Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH VINH, 2011 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhật Bản là đất nước có nền văn văn hoá phong phú, giàu bản sắc với truyền thống phát triển hàng ngàn năm. Bề dày trầm tích văn hóa cùng với truyền thống văn chương suốt hơn 12 thế kỉ là cội nguồn cho sự phát triển của văn học hiện đại Nhật Bản. Trong vòng 30 năm của thế kỷ XX, Nhật Bản đã có hai nhà văn được trao tặng giải Nonel văn học là Y.Kawabata (1968), Oe Kenzaburo (1994). Những năm gần đây, văn đàn thế giới bất ngờ với sự xuất hiện của Haruki Murakami, một tiểu thuyết gia với hàng loạt những tác phẩm lớn đánh dấu một phong cách sáng tạo mới mẻ và đầy ấn tượng. Sức lan toả và khả năng chinh phục mạnh mẽ của tiểu thuyết H.Murakami đối với độc giả trên khắp thế giới là điều không thể chối cãi. 1.2. Nếu Y.Kawabata được mệnh danh là “Người lữ hành vĩnh cửu”, là nhà văn tiêu biểu cho “Vẻ đẹp Nhật Bản” thì H.Murakami lại được mệnh danh là “Nhà văn của những cuốn sách best - seller”, “Nhà văn của giới trẻ”, “Một trong những tiểu thuyết gia quan trọng nhất của Nhật Bản thế kỉ XX” (Từ điển Colombia 2001). Từ tác phẩm đầu tay Lắng nghe gió hát đoạt giải thưởng Gunzo năm 1979 đến nay, H.Murakami đã tạo dựng được một gia tài văn chương đồ sộ. Với hàng loạt tác phẩm đặc sắc như Rừng Nauy, Biên niên chim vặn dây cót, Phía nam biên giới phía tây mặt trời, Người tình Sputnik, Xứ sở diệu tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Săn cừu hoang, Kafka bên bờ biển… ông được xem là nhà văn hậu hiện đại tiêu biểu nhất của xứ sở hoa anh đào. H.Murakami đã khắc họa đầy lôi cuốn những cung bậc tinh tế, biến ảo tới mức siêu thực của đời sống nội tâm và những giấc mơ, những miền ức sâu thẳm của con người. Nghiên cứu về tác phẩm của ông giúp chúng ta hình dung rõ hơn về bức tranh văn học Nhật Bản đương đại, cảm nhận, thẩm định, đánh giá được một hiện tượng đa phong cách, một bút pháp sáng tạo mới mẻ, độc đáo và đặc biệt là cái nhìn về con người, cuộc sống tràn đầy vẻ đẹp Thiền 4 và triết lí phương Đông trong một tinh thần nhân đạo mạnh mẽ, tình yêu thương con người sâu sắc. 1.3. Nếu như Rừng Nauy được trao giải thưởng Franz Kafka năm 2006 của Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa Czech thì tác phẩm Biên niên chim vặn dây cóttiểu thuyết chính thức làm nên tên tuổi của Haruki Murakami ở phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới, khiến ông trở thành một ứng viên sáng giá cho giải Nobel Văn học. Cuốn tiểu thuyết đồ sộ này đã hé lộ thế giới quan rộng lớn và những suy tưởng siêu hình táo bạo của ông. Tác phẩm đề cập đến những vấn đề cốt lõi của cuộc đời con người như sự sống, cái chết, cái thiện, cái ác, vấn đề chiến tranh và những âm hưởng nặng nề củatrong tâm linh con người khi đã trở về thực tại… Điều đó thể hiện rõ nét trách nhiệm của nhà văn trước những vấn đề lớn của dân tộc, và điều quan trọng là ông đã chuyển tải được những thông điệp tràn ngập tinh thần nhân bản đó đến với độc giả bằng những trang văn biến ảo, lôi cuốn, mê đắm đến không cùng, trong đó thủ pháp dòng ý thức đóng một vai trò quan trọng, nổi lên như là một thủ pháp cơ bản. Tìm hiểu thủ pháp dòng ý thức trong Biên niênchim văn dây cót, vì vậy sẽ giúp giúp ta chiếm lĩnh sâu sắc hơn thế giới nghệ thuật giàu có, phong phú của nhà văn, khám phá được những tầng nghĩa ẩn sâu, những thông điệp giá trị về đời sống, khai mở hành trình bất tận khám phá thế giới tâm hồn con người muôn đời vẫn bí ẩn, phức tạp. 1.4. Khái niệm “Tiểu thuyết dòng ý thức” được nhà triết học, nhà tâm lí học người Mỹ William James (1842-1910) đề xuất. Theo ông, hoạt động ý thức là một dòng ý thức phi lí tính, phi logic. Vì thế, trong trần thuật thường lấy sự thâm nhập vào huyễn tưởng, ảo giác, liên tưởng, giấc mơ, hồi ức… để biểu đạt dòng ý thức và vô thức hỗn loạn của con người. Tiểu thuyết dòng ý thức xuất hiện từ đầu thế kỉ XX trên văn đàn thế giới và nhanh chóng trở thành một xu hướng trong sáng tạo gắn với nhiều tên tuổi lớn, như: Marcel Pruost, James Joyce, R. Tagore, Y. Kawabata, William Faulkner… Tìm hiểu thủ pháp dòng ý thức trong Biên niên chim vặn dây cót của H. Murakami, vì 5 vậy không chỉ để hiểu về một tác phẩm, một nhà văn mà còn gợi mở nhiều vấn đề lý luận về tiểu thuyết dòng ý thức. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nhật Bản là một quốc gia châu Á có nhiều nét tương đồng, gần gũi với Việt Nam về văn hoá, văn học. Tuy nhiên, cho đến nay văn học Nhật còn ít được biết đến ở Việt Nam. Trước 1975, ở miền Nam đã xuất hiện những tác phẩm thơ của Tanka, thơ haikư của Baso… nhưng số lượng còn rất hạn chế. Sau 1986, với xu thế đổi mới, mở cửa giao lưu văn hoá rộng rãi hơn, nhiều tác phẩm văn học Nhật mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, bước đầu được chú ý nghiên cứu và khám phá. Những tên tuổi lớn trong văn học hiện đại Nhật Bản như Y.Kawabata, Oe Kenzaburo và gần đây nhất là Haruki Murakami đã gây được sự quan tâm rất lớn của công chúng yêu thích văn chương. Mặc dù vậy, những thành tựu nghiên cứu về các hiện tượng văn học đó ở Việt Nam còn chưa có nhiều. Tiểu thuyết Rừng Nauy là tác phẩm đầu tiên của H.Murakami được chuyển ngữ sang tiếng Việt năm 1997. Song, phải đến năm 2006, với bản dịch của Trịnh Lữ, tác phẩm này mới gây được tiếng vang lớn, và Murakami nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” ở Việt Nam. Tiếp sau Rừng Nauy, nhiều tác phẩm của H. Murakami lần lượt được dịch ra tiếng Việt, như: Phía nam biên giới phía tây mặt trời (Cao Việt Dũng dịch), Kafka bên bờ biển (Dương Tường dịch), Người tình Sputnik (Ngân Xuyên dịch), tập truyện Người Tivi (Phạm Vũ Thịnh dịch) hay Tôi nói gì khi nói về chạy bộ (Thiên Nga dịch) … Biên niên chim vặn dây cót xuất bản lần đầu ở Nhật vào năm 1992, Jay Rubin chuyển ngữ sang Anh ngữ, xuất bản ở Mỹ cuối năm 1994 (Nxb Knopf ấn hành). Trần Tiễn Cao Đăng đã dựa trên bản tiếng Anh của Jay Rubin để dịch sang tiếngViệt, nhà xuất bản Hội Nhà văn và công ty Nhã Nam ấn hành năm 2006. Khác với chất trữ tình ngọt ngào của Rừng Nauy, tiểu thuyết Biên niên chim vặn dây cót thể hiện sự chân xác, thấu suốt. Vẻ đẹp tràn đầy của tác phẩm là sự tinh tế và mãnh liệt của tinh thần và bản ngã con người, đủ để 6 đưa tên tuổi Murakami đứng vào hàng các tác gia vĩ đại trên thế giới. Đánh giá về cuốn sách, Trần Tiễn Cao Đăng viết: “…Có lẽ chỉ với một tiểu thuyết nặng như Biên niên chim vặn dây cót, tầm vóc của Murakami như một nhà văn của thứ “văn chương lớn” mới bộc lộ đầy đủ trước người đọc tất cả sự đồ sộ và phức tạp của nó” [39; 5]. 2.2. Ngay sau khi Biên niênchim văn dây cót được dịch ra tiếng Anh, dường như ngay lập tức tên tuổi của Murakami được nâng lên tầm thế giới và người đọc ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương tôn sùng ông như một nhà tiểu thuyết Nhật Bản đáng được nhắc đến nhiều nhất. Đã có khá nhiều ý kiến đánh giá về tác phẩm. Có thể dẫn ra một số ý kiến tiêu biểu như: “Tác phẩm là một sự khó hiểu có chủ ý, một sự khó hiểu của hình ảnh phi lý, thế giới phi lý. Nó không dễ đọc, nhưng không bao giờ không hấp dẫn” (Phoebe – Lou Adams, Nguyệt san Đại Tây Dương), “Biên niên chim vặn dây cóttrong nó những cơn bão, chủ yếu trong sự sáng tạo không bằng phẳng của nó” (Jamie James, The New York Times)… Ở Nhật Bản, Biên niênchim văn dây cót đã gây nên một cuộc tranh cãi về “văn chương thuần tuý” hay là “văn học đại chúng”. Theo đó, nhà văn Oe Kenzaburo và nhà phê bình văn học Nhật B.Miysohi cho rằng sáng tác của H.Murakami thuộc dòng văn học đại chúng. Trong khi đó, ở Mỹ, nhà phê bình văn học Stretcher lập luận rằng tác phẩm của Murakami đang dần dần được thừa nhận là văn chương thuần tuý. Tuy có nhiều tranh cãi khác nhau, song ai cũng phải thừa nhận sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn chương H.Murakami đối với nền văn hoá đại chúng Nhật Bản và thế giới. Trong bài phát biểu Những vẻ đẹp trong tác phẩm H.Murakami tại Sở sự vụ Bắc Kinh, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản, ngày 25/6/2005, học giả Trung Quốc Lâm Thiếu Hoa đã nhận định về các tác phẩm của H.Murakami trong đó có Rừng Nauy, Biên niên chim vặn dây cót… mang những vẻ đẹp như vẻ đẹp của sự cô độc, vẻ đẹp ẩn dụ và vẻ đẹp của sự sâu sắc toát lên trong từng câu chuyện kể. Trên những tờ báo danh tiếng như New York Observer, The New York Times, Indepedent on Sunday… nhiều cây 7 bút phê bình đã không tiếc lời ngợi khen Murakami với thái độ ngưỡng mộ và trân trọng sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ý kiên tiêu biểu, như: “Một sự dụng tâm lớn lao cho nghệ thuật . không gì có thể so sánh!” (New York Observer), “Làm thế nào mà Murakami có thể đạt tới thi ca khi viết về cuộc sống và những cảm xúc đương đại . tôi cảm thấy run rẩy vì ngưỡng mộ” (Independent on Sunday), “Các nhà phê bình cứ so sánh ông với Raymond Carver, Raymond Chandler, Arthur C.Clarke, Don Delillo, Philip K.Dick, Bret Easton Ellis và Thomas Pynchon, một tập hợp không mấy thuần nhất, chỉ để nói rằng Murakami thực tế là một cái gì thật độc đáo” (The New York Times), . Bên cạnh đó, hàng loạt các bài nghiên cứu của các tác giả khác cũng đồng loạt xuất hiện. Từ Katherine Knorr với Một tiểu thuyết gia Nhật Bản trong hành trình tìm kiếm những lý tưởng đã mất đăng trên “Diễn đàn Người đưa tin Quốc tế” đến Khoảng không gian tinh thần – Những điều lạ bên trong những thế giới Haruki Murakami đăng trên “Báo thành phố Philadelphia”, Mỹ, tháng 12/1997… Những tác phẩm văn chương của H.Murakami vẫn đang tạo nên một từ trường hấp dẫn mạnh mẽ đến các nhà phê bình, nghiên cứu và nhiều cuốn sách có giá trị đã ra đời: Văn hoá đại chúng và văn hoá truyền thống trong sáng tác của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto của Giorgio Amitrano (Nxb Cheng & Tsui, 26.01.1996), Đi tìm sự đồng nhất trong tiểu thuyết của Haruki Murakami của Matthew Carl Strecher (Trung tâm Nhật Bản, Đại học Michigan, tháng 03.2002), Haruki Murakami và âm nhạc của ngôn từ của Jay Rubin (Nxb Vintage, 06.01.2005)… Tất cả đều hướng đến việc công nhận tài năng của Murakami. Các bài luận văn nghiên cứu về Murakami cũng xuất hiện khá nhiều, đáng kể nhất là Haruki Murakami và Nhật Bản ngày nay của Aoki Tamotsu xuất bản tại Xưởng in Đại học Hawaii - tháng 12/1996. Ngày 17 - 03 - 2007, tại Hà Nội, Công ty văn hoá và truyền thông Nhã Nam phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo về chuyển dịch và xuất bản các tác phẩm của hai tác giả đương đại Nhật Bản H.Murakami và Banana Yoshimoto với tựa đề “Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshi”. Theo evan.vnexpress.net/news, trong 8 phát biểu của mình, Nhật Chiêu cho rằng, “Khi nhắc đến văn học Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến kimono và hoa anh đào. Tuy nhiên, Murakami là nhà văn của thế kỷ XXI và ông viết những gì đang diễn ra ở Nhật Bản. Tác phẩm của ông thấm đẫm bản sắc Nhật Bản”. Nhiều tham luận đã bàn về các tác phẩm của H.Murakami như Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển, Xứ sở diệu tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Nhảy, nhảy, nhảy…và trở thành những tư liệu, những gợi ý quý báu cho việc chiếm lĩnh, nghiên cứu Biên niên chim vặn dây cót. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cũng đã có hàng trăm bài viết trên các tờ báo in, báo mạng, hàng chục khoá luận tốt nghiệp đại học và luận văn thạcNgữ văn cũng lấy đề tài xoay quanh các sáng tác của Murakami, đặc biệt là tiểu thuyết Biên niên chim vặn dây cót. Tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu của Ths. Nguyễn Anh Dân, giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Huế. Với niềm đam mê mãnh liệt các sáng tác của H.Murakami, Nguyễn Anh Dân đã có nhiều bài viết, nghiªn cøu… bàn về tác phẩm của Murakamitiểu thuyết Biên niên chim vặn dây cót. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như: “Yếu tố ảo trong các sáng tác của H.Murakami”, “Hệ thống biểu tượng trong Biên niên chim vặn dây cót”, “Bức hoạ phi lí và phản quang xã hội trong Biên niên chim vặn dây cót”, “Cấu trúc cốt truyện trong Biên niên chim vặn dây cót”, “Cấu trúc tổ chức không - thời gian nghệ thuật trong Biên niên chim vặn dây cót của H.Murakami”… Có thể nói, những tìm tòi, nghiên cứu của Nguyễn Anh Dân dù mới là khởi đầu, song đã thể hiện một cách tiếp cận khoa học, có hệ thống, có chiều sâu và mở ra nhiều hướng khai thác mới về tiểu thuyết Biên niên chim vặn dây cót. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về H.Murakami vẫn chỉ còn ở dạng khai mở, chưa xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu xứng tầm với tác phẩm cũng như vị trí của Murakami. 2.3. Nghiên cứu về thủ pháp dòng ý thức trong các tiểu thuyết, truyện ngắn từ lâu cũng đã được nhiều nhà phê bình nghiên cứu quan tâm. Trong đó 9 có nhiều công trình nghiên cứu về các tiểu thuyết dòng ý thức nổi tiếng thế giới, như: Đi tìm thời gian đã mất của M.Pruost, Người đẹp say ngủ của Y.Kawabata, Âm thanh và cuồng nộ của William Fauklner . Ở Việt Nam, trong những thập niên gần đây, thủ pháp dòng ý thức đã được nói đến nhiều cả trong sáng tạo và nghiên cứu phê bình. Trong các công trình, các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Tôn Phương Lan, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Bình, Lã Nguyên, Nguyễn Bích Thu… cũng đã đề cập đến thủ pháp dòng ý thức với những cách nói khác nhau. Theo GS. Trần Đình Sử, văn học sau 1975 nói chung và tiểu thuyết nói riêng đã biểu hiện tinh thần dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật, cá tính, phong cách nhà văn được phát huy. Trong tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới xuất hiện khá nhiều các thủ pháp hiện đại được các nhà văn sử dụng một cách linh động và hiệu quả, trong đó có thủ pháp dòng ý thức. Nhận xét về văn học Việt Nam sau chiến tranh, Nguyễn Đăng Điệp viết: “Ở Việt Nam, cũng từng có một số nhà văn miêu tả dòng ý thức của nhân vật một cách tinh tế như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… Nhưng với những cây bút này, thuật dòng ý thức chỉ tồn tại như một thủ pháp nghệ thuật có tính cục bộ. Phải đến Nỗi buồn chiến tranh thì thuật dòng ý thức mới được vận dụng một cách triệt để, trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu nhân vật” [51; 401]. Nguyễn Bích Thu cũng cho rằng: “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả. thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao, nhằm để nhân vật bộc lộ những niềm sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con người” [58]. Ngoài ra, trong những năm gần đây, khá nhiều khoá luận, luận văn của sinh viên, học viên cao học ở các trường Đại học đã bàn về thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thuyết. Có thể dẫn ra đây một vài ví dụ. Năm 2002, trong luận văn của mình, Khương Thu Cúc khẳng định vai trò của hồi ức nhân vật trong quá trình 10 . là thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thuyết Biên niên kí chim vặn dây cót của H .Murakami. 4.2. Dòng ý thức là một trong những thủ pháp nghệ thuật cơ bản của. THÔNG THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT BIÊN NIÊN KÍ CHIM VẶN DÂY CÓT CỦA HARUKI MURAKAMI Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan