Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

126 607 0
Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- i - BỘ GIÁO DỤCĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - - - -    - - - - NGUYỄN VĂN LIỄN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: QUẢN GIÁO DỤC Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN QUỐC LÂM Vinh, năm 2010 - ii - - i - LỜI CẢM ƠN -------------- Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh, quí Thầy Cô trong khoa sau đại học, quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản giáo dục Khoá 16 của trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Quốc Lâm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Gíáo dụcđào tạo Quảng Nam, lãnh đạo huyện Thăng Bình; xin cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp thuộc 4 trường trung học phổ thông huyện Thăng Bình - Quảng Nam, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị-xã hội, các bậc Cha mẹ học sinh trên địa bàn huyện Thăng Bình đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp dữ liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong nghiên cứu thực tế để làm luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn luận văn không sao tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 10 năm 2010 Tác giả NGUYỄN VĂN LIỄN - ii - MỤC LỤC T rang MỞ ĐẦU . 1 NỘI DUNG . 6 Chương 1. CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản 13 1.3. Một số vấn đề về quản giáo dục đạo đức học sinh trường THPT . 21 Kết luận chương 1 37 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 38 2.1. Khái quát về đặc điểm lịch sử, văn hóa và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình - Quảng Nam 38 2.2. Thực trạng về giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT huyện Thăng Bình - Quảng Nam . 45 2.3. Thực trạng về quản công tác giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT huyện Thăng Bình - Quảng Nam 53 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản công tác giáo dục đạo đức HS các trường THPT huyện Thăng Bình - Quảng Nam . 62 Kết luận chương 2 65 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM 66 3.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp 66 3.2. Một số giải pháp quản công tác GD đạo đức HS các trường THPT huyện Thăng Bình - Quảng Nam . 67 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB-GV, học sinh và CMHS về công tác GD đạo đức . 67 - iii - 3.2.2. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường 70 3.2.3. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 75 3.2.4. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường. . 78 3.2.5. Tích cực đổi mới công tác chủ nhiệm lớp . 82 3.2.6. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường 86 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp 90 3.4. Kết quả thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 91 Kết luận chương 3 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 95 1. Kết luận 95 2. Kiến nghị . 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98 PHỤ LỤC . 100 - iv - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu CB-GV : Cán bộ - giáo viên CB-GV-NV : Cán bộ - giáo viên - nhân viên CBQL : Cán bộ quản CBQLGD : Cán bộ quản giáo dục CMHS : Cha mẹ học sinh GD : Giáo dục GDCD : Giáo dục công dân GDĐĐ : Giáo dục đạo đức GD&ĐT : Giáo dụcđào tạo GV : Giáo viên GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản PBGDPL : Phổ biến giáo dục pháp luật PHHS : Phụ huynh học sinh QLGD : Quản giáo dục THCS : Trung họcsở THPT : Trung học phổ thông TL : Tỷ lệ UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHHGD : Xã hội hóa giáo dục - 1 - MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài. Thực tế những năm gần đây tình hình đạo đức học sinh trong nhà trường có nhiều vấn đề. Đó là nạn bạo lực học đường, đó là một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về lối sống như thường xuyên chửi thề, nói tục, thiếu tôn trọng giáo viên, người lớn tuổi, coi thường kỷ luật của nhà trường, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Những hồi chuông cảnh báo về tình trạng học sinh thiếu đạo đức liên tục được gióng lên không chỉ đối với ngành giáo dục mà với toàn xã hội. Sự lo lắng về tình trạng này ngày một gia tăng đối với các cấp chính quyền, các nhà quản giáo dục, đội ngũ nhà giáocác bậc cha mẹ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nhận định: “Hiện nay tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và phạm tội đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ”. Vì vậy, một trong những định hướng lớn trong đường lối giáo dụcđào tạo là tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên. Thực hiện đường lối đó Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh các cấp học, bậc học. Trong đó nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Những năm qua, ngành GD&ĐT đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm tìm kiếm những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông. Việc phát động phong trào đổi mới QLGD và xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong hệ thống giáo dục cũng nhằm vào mục đích trên. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được cải thiện một cách căn bản. Các hiện tượng tiêu cực về đạo đức trong nhà trường vẫn còn tương đối phổ biến. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân. - 2 - Thứ nhất, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh những lợi ích mang lại thì vấn đề giá trị đạo đức khiến các cấp, các ngành, đặc biệt là các nhà quản giáo dục, các nhà giáo rất quan tâm, đó là những giá trị đạo đức truyền thống đang bị phai mờ, lối sống tự do buông thả không quan tâm đến giá trị đạo đức; lối sống vị kỷ, vị tiền, bất chấp luật lệ ngày càng phổ biến. Tệ hại hơn là tình trạng này xuất hiện ngày một tăng lớp trẻ. Hai là, trong các nhà trường hiện nay, một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, chỉ tập trung vào việc dạy chữ, không chú trọng đến việc dạy người; thậm chí có người thờ ơ, mặc kệ đối với các hành vi nói trên của học sinh, hoặc bản thân có nhiều sai phạm, vi phạm đạo đức nhà giáo một cách nghiêm trọng. Ba là, nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân đã được chỉnh sửa nhưng còn nhiều bất cập; vai trò vị trí môn học chưa đúng thực chất; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh qua môn học này chưa đem lại như mục đích của nó. Nhiều kiến thức còn nặng về triết hơn là thực tiễn. Bên cạnh đó đội ngũ giảng dạy môn học này chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chuyên môn, nghiệp vụ; vẫn còn xảy ra hiện tượng dạy trái môn. Bốn là, công tác quản lý, tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh nhà trường thực sự chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc tiếp tục tìm kiếm, đề xuất các giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS nói chung và HS các trường THPT nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong những năm gần đây, các cấp ủy Đảng, Chính quyền đã có nhiều cố gắng cùng với cácsở giáo dục, trong đó có các trường THPT áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng GD đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên do những nguyên nhân nêu trên, việc - 3 - giảm thiểu các hành vi vi phạm đạo đức của HS vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đặc biệt nạn bạo lực học đường còn có biểu hiện nghiêm trọng, liên tiếp các vụ HS đánh nhau có hung khí, thậm chí dùng dao đâm chết người. Chưa kể các vụ gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật ngoài nhà trường, mà trong đó đối tượng phạm tội không ít là học sinh. Tỉ lệ HS bỏ học, xếp loại hạnh kiểm yếu có chiều hướng gia tăng trở lại; hiện tượng HS thờ ơ với hành vi thiếu đạo đức xảy ra trước mắt vẫn khá phổ biến. Xuất phát từ những do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản công tác giáo dục đạo đức các trường trung học phổ thông huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất được một số giải pháp quản công tác GD đạo đức, nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho HS các trường THPT trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản hoạt động GD đạo đức các trường THPT trên địa bàn Quảng Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản công tác GD đạo đức nhằm nâng cao chất lượng GD đạo đức học sinh các trường THPT huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4. Giả thuyết khoa học. Nếu đề xuất được một số giải pháp quản có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng GD đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1. Hệ thốngsở luận về các giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. - 4 - 5.2. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các giải pháp quản công tác giáo dục đạo đức hiện nay các trường THPT của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 5.3. Đề xuất và thăm dò tính khả thi một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng GD đạo đức cho HS các trường THPT huyện Thăng Bình, Quảng Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu luận: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu luận, gồm: 6.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. 6.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn, gồm: 6.2.1. Phương pháp điều tra: - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp Anket. 6.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 6.2.3. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. 6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 6.2.5. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. 6.3. Phương pháp toán thống kê: Để xử các số liệu thu được về mặt định lượng. 7. Những đóng góp của đề tài. 7.1. Hệ thống hóa một số vấn đề luận cơ bản về các giải pháp quản hoạt động GD đạo đức học sinh trong nhà trường THPT hiện nay. . chọn đề tài Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam làm đề tài nghiên cứu. 2 65 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM. .

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan