Tìm hiểu di tích lịch sử đền trần thương (xã nhân đạo, huyện lý nhân, tỉnh hà nam)

86 2.5K 23
Tìm hiểu di tích lịch sử đền trần thương (xã nhân đạo, huyện lý nhân, tỉnh hà nam)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự động viên giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Duyên, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, gia đình và bạn bè. Qua đây tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Duyên, tới những người đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam, Ban quản Di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương, Thư viện Trường Đại học Vinh, các cơ quan ban ngành, bạn bè, người thân đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Mặc dù có nhiều cố gắng, song kinh nghiệm còn thiếu, thời gian thu thập tài liệu và tìm hiểu không dài nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía thầy, cô, các bạn sinh viên để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 5 năm 2010 Tác giả Trương Thị Lan 1 Trờng đại học vinh khoa lịch sử trơng thị lan Khóa luận tốt nghiệp đại học tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa đền trần thơng (xã Nhân Đạo, huyện Nhân, tỉnh Nam) chuyên ngành: lịch sử văn hóa Vinh 2010 2 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN A. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của khóa luận 3 6. Bố cục của khóa luận 4 B. NỘI DUNG .5 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NHÂN TỈNH NAM .5 1.1. Điều kiện tự nhiên .5 1.2. Điều kiện kinh tế .8 1.3. Điều kiện xã hội 9 1.3.1. Lịch sử hình thành 9 1.3.2. Cách tổ chức dân cư 11 1.4. Truyền thống lịch sử, văn hóa 15 1.4.1. Truyền thống lịch sử .15 1.4.2. Truyền thống văn hóa .18 Chương 2. KHẢO TẢ VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN TRẦN THƯƠNG .24 2.1. Vị trí - Nguồn gốc lịch sử của ngôi đền 24 2.1.1. Vị trí của ngôi đền 24 2.1.2. Nguồn gốc lịch sử của ngôi đền 25 2.1.2.1. Quá trình xây dựng và tu sửa ngôi đền .25 2.1.2.2. Nhân vật được thờ tự 26 3 2.2. Kiến trúc - điêu khắc của ngôi đền .34 2.2.1. Kiến trúc .34 2.2.2. Một số đồ thờ tự 43 Chương 3. LỄ HỘI VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN TRẦN THƯƠNG .47 3.1. Lễ hội đền Trần Thương .47 3.1.1. Lễ hội tháng Giêng .48 3.1.1.1. Lễ phát lương 48 3.1.1.2. Lễ tế cá 53 3.1.2. Lễ hội tháng Tám 57 3.1.2.1. Nguồn gốc của lễ hội 57 3.1.2.2. Hoạt động chuẩn bị .57 3.1.2.3. Tiến trình lễ hội 59 3.2. Giá trị của di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương 71 3.2.1. Giá trị về lịch sử 71 3.2.2. Giá trị về nghệ thuật .73 3.2.3. Giá trị văn hóa tâm linh 74 3.2.4. Giá trị về du lịch .75 3.3. Thực trạng và một số đề xuất của cá nhân về di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương 76 3.3.1. Thực trạng của di tích lịch sử văn hóa đền Trần thương 76 3.3.2. Công tác bảo tồn và phát triển di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương 77 3.3.3. Một số đề xuất của cá nhân .78 C. KẾT LUẬN 80 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 4 A. MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài Tỉnh Nam tuy mới được thành lập năm 1890 do một phần tỉnh Nội và một phần tỉnh Nam Định hợp lại. Song, Đất - Người - Lịch sử - Văn hoá Nam thì đã có từ lâu đời. Ở đây đã phát hiện được 1269 di tích văn hoá các loại. Huyện Nhân là một trong sáu đơn vị hành chính của tỉnh. Ở đây có 16 di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc - nghệ thuật đã được công nhận cấp tỉnh và Quốc gia, tiêu biểu như: đình Văn Xá (xã Đức Lý), đình Vĩnh Trụ, đình Thọ Chương (xã Đạo Lý), đình Đồng Lư, đền Bà Vũ (xã Chân Lý), đền Trần Thương (xã Nhân Đạo)… Xã Nhân Đạo huyện Nhân luôn tự hào về truyền thống văn hoá của mình với những con người hiền lành, chất phác, cần cù chịu khó “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” làm giàu cho quê hương mình. Đặc biệt với di tích lịch sử văn hoá đền Trần Thương vừa là niềm tự hào về văn hoá truyền thống lại vừa là bằng chứng cho sự bảo lưu, giữ gìn di tích lịch sử văn hoá của vùng. Đền Trần Thương được xây dựng trên nền của kho lương thời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần hai (1285) gắn với vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tuy Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Nam, Phòng văn hoá - thông tin huyện Nhân, các tác giả có những đề tài nghiên cứu tới di tích lịch sử văn hoá đền Trần Thương nhưng vẫn chưa có được cái nhìn tổng quan. Là sinh viên học chuyên ngành Lịch sử văn hóa, tôi muốn đi sâu tìm hiểu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương để góp phần giới thiệu một cách khái quát nhất về di tích lịch sử này. Qua đó giúp mọi người hiểu thêm về vẻ đẹp và những giá trị văn hóa của mảnh đất Nam. 5 2. Lịch sử vấn đề Đền Trần Thương là một khu di tích lịch sử văn hóa có giá trị to lớn cả về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đối với nhân dân huyện Nhân nói riêng và lịch sử văn hóa Nam nói chung. Vì vậy, đền Trần Thương đã trở thành đề tài cho một số nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu: - Cuốn “Địa chí Nam” (Nxb Khoa học xã hội, Nội, 2005), đã khảo tả về khu di tíchnhân vật được thờ. - Cuốn “Hà Nam di tích và thắng cảnh”, Sở Văn hóa thông tin Nam, (2003), đã giới thiệu cho bạn đọc những nét khái quát về kiến trúc đền, có kèm theo hình ảnh minh họa. - Tác giả Mai Khánh có nhiều bài viết về giá trị lịch sử và văn hóa của đền như: Đền Trần Thương - Bóng dáng Phủ Đệ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Đây là một trung tâm văn hóa tâm linh có quy mô vùng nên các cơ quan đoàn thể đã rất chú ý tới các hoạt động của đền. Vì vậy, hiện nay ban quản khu di tích đã lưu trữ được hai cuốn VCD liên quan đến hoạt động của đền như: + Di tích lịch sử và lễ rước nước + Lễ tế cá 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Nhân, tỉnh Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận của tôi tập trung một số vấn đề sau: - Nguồn gốc, quá trình xây dựng và tu sửa di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương. 6 - Khảo tả về kiến trúc - điêu khắc của di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương. - Các hoạt động lễ hội diễn ra hàng năm tại di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương. - Một số giá trị của di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, tôi chủ yếu khai thác một số nguồn tài liệu sau: - Tài liệu thành văn như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đất nước Việt Nam qua các đời, Danh tướng Việt Nam… - Các bài viết, các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương Nhân, Nam như: lịch di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương (xã Nhân Đạo, huyện Nhân, tỉnh Nam)… - Tài liệu điền dã thực tế - Tài liệu internet 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc - Phương pháp so sánh - Phương pháp điều tra, sưu tầm tư liệu lịch sử 5. Đóng góp của khóa luận - Tập hợp tư liệu điền dã, tư liệu thành văn để giới thiệu một cách có hệ thống về di tích lịch sử văn hoá đền Trần Thương (xã Nhân Đạo, huyện Nhân, tỉnh Nam). Qua đó, khóa luận làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của đền Trần Thương và chỉ rõ ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân trong vùng. Trong quá trình tìm hiểu đặc điểm ngôi đền, tôi đã có sự liên tưởng, so sánh với một số di tích lịch sử liên quan đến nhân vật Trần Hưng Đạo như 7 đền ở Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương), đền Trần (Nam Định)… Mặt khác, khóa luận còn có sự đối sánh lễ hội ở đây với lễ hội cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ để rút ra điểm tương đồng và khác biệt. Ngoài ra khóa luận có ý nghĩa đóng góp vào công cuộc bảo tồn và phát triển khu di tích, quảng bá một di tích lịch sử văn hoá có quy mô vùng. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của khóa luận được trình bày qua 3 chương: Chương 1. Khái quát chung về huyện Nhân, tỉnh Nam Chương 2. Khảo tả về di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương Chương 3. Lễ hội và giá trị của di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương 8 B. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NHÂN, TỈNH NAM 1.1. Điều kiện tự nhiên Nhân là một trong sáu đơn vị hành chính của tỉnh Nam. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 166,8 km 2 , vốn là đất hình thành tại chỗ và do phù sa sông Hồng bồi đắp. + Về vị trí địa lý: nằm phía Đông của tỉnh trong khoảng toạ độ 20 o 35’ vĩ độ bắc; 106,05’ độ kinh đông. Phía Đông: qua sông Hồng là tỉnh Hưng Yên và Thái Bình Phía Tây: giáp 2 huyện Bình Lục và Duy Tiên Phía Nam: giáp huyện Bình Lục và tỉnh Nam Định Phía Bắc: giáp huyện Duy Tiên Huyện Nhân cách thành phố Phủ - trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh Nam 14km về phía Tây. Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nên địa hình huyện Nhân có dạng lòng chảo nghiêng dần về phía Đông Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng, hình thành 3 vùng sinh thái khác nhau, đó là: - Vùng đất bãi bồi ngoài đê sông Hồng và sông Châu - Vùng đồng chiêm trũng (chiếm 2/3 diện tích) - Vùng đất màu và cây công nghịêp + Về nguồn nước: hai con sông bao quanh huyện là sông Hồng và sông Châu có tổng chiều dài trên địa bàn khoảng 78km với diện tích lưu vực khoảng 1.084 ha. Sông Hồng hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng bãi ngoài đê và cho vùng lúa qua hệ thống trạm bơm từ sông Hồng. Sông Châu là một nhánh của sông Hồng, bắt đầu từ Tắc Giang đổ ra sông Hồng qua Hữu Bị. Nay trên sông có nhiều đập ngăn nước để tưới cho 9 đồng ruộng và làm nhiệm vụ tiêu nước cho cả hai huyện bạn là Bình Lục và Duy Tiên trong mùa mưa úng. Ngoài ra còn có kênh Long Xuyên như con kênh tiêu chính cho toàn bộ vùng trũng của huyện từ cống Vũ Xá chảy qua cống Vừa đổ ra sông Châu. Bên cạnh nguồn nước mặt phong phú dồi dào thì Nhân còn có nguồn nước ngầm hai tầng thuộc hệ thống sông Thái Bình và hệ thống ở Nội. Khu vực sử dụng được chiếm tới 50% diện tích, lượng khoáng hoá (1mg/1 lít). Tầng chứa nước Pleistoxen thuộc hệ thống Nội có lượng nước biến thiên từ mặn đến nhạt, dày từ 10 - 15cm, nồng độ sắt trong nước tăng dần theo chiều từ biển vào đất liền. Nhờ có hai tầng nước ngầm này, chương trình nước sạch nông thôn do UNICEP viện trợ đã được thực hiện từ năm 1983. + Về khí hậu: huyện Nhân nói chung và xã Nhân Đạo nói riêng đều nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc tiểu vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ nên nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè. Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000mm, năm mưa nhiều nhất đến 2400mm, năm mưa ít nhất là 1200mm, được phân bố không đều, chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm tới 80%, có năm lên tới 90% lượng mưa cả năm. Cũng có năm cá biệt, mùa mưa kết thúc muộn kéo dài sang tháng 11, mưa lớn chiếm tới 21% lượng mưa cả năm (1996). Mưa nhiều nhất vào các tháng 7 - 8 - 9. Mưa nhiều, mưa tập trung gây ngập úng lớn, nhất là khi mưa kết hợp với bão và nước lũ ngoài sông dâng cao, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa thời gian này chỉ chiếm 20% lượng mưa cả năm. Mưa ít nhất là vào tháng chạp, tháng Giêng, tháng hai, có tháng không có trận mưa nào. Cũng có năm mưa muộn 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan