Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh

145 528 1
Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ DUNG TỪ TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ DUNG TỪ TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN CẢNH VINH - 2010 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài từ trong ca dao Nghệ Tĩnh, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Văn Cảnh. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Vinh. Do thời gian có hạn và năng lực bản thân nên luận văn có những hạn chế nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến đề tài. Xin trân trọng cảm ơn ! Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Bùi Thị Dung MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .9 1. Lý do chọn đề tài .9 2. Lịch sử nghiên cứu 9 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu .12 4. Phương pháp nghiên cứu .13 5. Đóng góp của đề tài .13 6. Cấu trúc của luận văn 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .15 1.1. từ .15 1.1.1. Khái niệm từ và tiêu chí phân loại .15 1.1.2. Các từ loại từ trong tiếng Việt 17 1.2. Ca dao Nghệ Tĩnh .20 1.2.1. Vài nét về ca dao .20 1.2.2. Về ca dao Nghệ Tĩnh .20 1.3. Các nhân tố giao tiếp và các quy tắc hội thoại .21 1.3.1. Khái niệm giao tiếp .21 1.3.2. Các nhân tố giao tiếp .21 1.3.3. Khái niệm hội thoại 21 1.3.4. Cấu trúc cuộc thoại 21 1.3.5. Các quy tắc hội thoại .23 1.3.6. Giao tiếp hội thoại trong ca dao Nghệ Tĩnh và vai trò của từ. .25 1.4. Lập luận và các chỉ dẫn lập luận 26 1.4.1. Khái niệm lập luận 26 1.4.2. Các chỉ dẫn lập luận 26 1.4.3. Lập luận, thuyết phục trong ca dao Nghệ Tĩnh và vai trò của từ .27 1.5. Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái 29 1.5.1. Khái niệm nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái .29 1.5.2. Các toán tử tình thái và các phương tiện biểu thị tình thái 29 1.5.3. Vai trò biểu thị nghĩa tình thái của từ trong ca dao Nghệ Tĩnh32 1.6. Tiểu kết .32 Chương 2 SỰ PHÂN BỐ CỦA TỪ TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH .34 2.1. Sự phân bố của phụ từ trong ca dao Nghệ Tĩnh .34 2.1.1. Kết quả thống kê phụ từ 34 2.1.2. Ngữ nghĩa của phụ từ 37 2.2. Sự phân bố của quan hệ từ trong ca dao Nghệ Tĩnh 66 2.2.1. Kết quả thống kê quan hệ từ 66 2.2.2. Ngữ nghĩa của QHT 68 2.2.2.1. QHT bình đẳng .68 2.3. Sự phân bố của trợ từ trong ca dao Nghệ Tĩnh 84 2.3.1. Kết quả thống kê trợ từ 84 2.3.2. Ngữ nghĩa của trợ từ 84 2.4. Sự phân bố của tình thái từ trong ca dao Nghệ Tĩnh 92 2.4.1. Kết quả thống kê tình thái từ .92 2.4.2. Ngữ nghĩa của tình thái từ .93 2.5. Tiểu kết .98 Chương 3 VAI TRÒ CỦA TỪ TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH 100 3.1. Giá trị nhận thức của từ trong ca dao Nghệ Tĩnh 101 3.1.1. từ giữ vai trò chỉ dẫn lập luận trong ca dao Nghệ Tĩnh .101 3.1.2. từ với tiền giả định và hàm ý trong ca dao Nghệ Tĩnh 102 3.1.3. từ với hiệu lực lập luận và thuyết phục trong ca dao Nghệ Tĩnh .109 3.2. Giá trị biểu cảm của từ trong ca dao Nghệ Tĩnh .111 3.2.1. từ biểu thị tình thái của hành động nói .111 3.2.2. từ biểu thái tình thái liên nhân 114 3.2.3. từ biểu thị tình thái khách quan và chủ quan .116 3.3. Vai trò của từ trong việc thể hiện đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá 118 3.3.1. từ với việc thực hiện các quy tắc và phương châm hội thoại .118 3.3.2. Vai trò của từ với việc thể hiện tập quán ứng xử trong giao tiếp qua lời ca dao Nghệ Tĩnh 123 3.4. Tiểu kết .132 KẾT LUẬN .134 TÀI LIỆU THAM KHẢO .137 PHỤ LỤC 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDLL : Chỉ dẫn lập luận CDNT : Ca dao Nghệ Tĩnh CDVN : Ca dao Việt Nam CDXN : Ca dao xứ Nghệ KTCDXN : Kho tàng ca dao xứ Nghệ PT : Phụ từ QHT : Quan hệ từ TGĐ : Tiền giả định TNCDVN : Tục ngữ ca dao Việt Nam TrT : Trợ từ TTT : Tình thái từ TTTT : Toán tử tình thái MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. từ là một trong hai mảng lớn của hệ thống từ loại tiếng Việt. Tuy số lượng các đơn vị từ vựng của các nhóm từ loại từ không nhiều so với thực từ, nhưng từ có một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không có ý nghĩa từ vựng chân thực như thực từ nhưng chúng có ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa ngữ pháp. từ có rất nhiều tác dụng khác nhau: biểu thị ý nghĩa ngữ pháp phụ thể hiện tình thái khác nhau của người nói; là phương tiện nối kết từ với từ, câu với câu; biểu thị cảm xúc và nhấn mạnh. 1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật với những phẩm chất đặc trưng như tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính biểu cảm . thường ít có chỗ cho từ, và người ta ít đề cập đến vai trò của nó. Tuy nhiên văn bản nghệ thuật không chỉ là sự kết hợp đơn thuần của từ ngữ mà nó có tính “cộng hưởng, giao thoa” lẫn nhau, do đó không thể phủ nhận vai trò của từ và sự xuất hiện của nó đặc biệt trong các tác phẩm thơ ca. 1.3. Trong ca dao Nghệ Tĩnh, sự xuất hiện dày đặc các từ tiếng Việt nói chung và từ địa phương nói riêng đã làm cho ca dao Nghệ Tĩnh có những nét riêng biệt. Thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh nói chung, ca dao Nghệ Tĩnh nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học quan tâm, thế nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vai trò của từ trong đó. Vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu từ trong ca dao Nghệ Tĩnh nhằm khẳng định rõ nét hơn vai trò của từ trong văn bản nghệ thuật nói chung và văn bản ca dao Nghệ Tĩnh nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về từ trong tiếng Việt, từ lâu đã nhiều công trình đề cập tới. Có thể kể đến các công trình của các tác giả như: Phan Khôi, Trần 9 Trọng Kim, Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh Quế, Hồ lê, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo, Đái Xuân Ninh, Hoàng Tuệ, Phan Thiều, Lê Biên, Đỗ Thị Kim Liên . Lê Biên trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” đã dành hẳn chương II phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt. Tác giả đã đưa ra khái niệm về từ và phân loại khá kỹ lưỡng các từ loại từ tiếng Việt. Sự trình bày của tác giả đi từ đặc trưng đến các tiểu loại và hoạt động cơ bản của các nhóm từ. Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã bàn đến vấn đề từ loại trong chương V. Sau khi nhìn lại vấn đề nguyên tắc phân chia từ loại và tên gọi các lớp từ của các tác giả khác, tác giả đưa ra tiêu chí phân định từ loại của mình và đưa ra bảng từ loại từ. Đinh Văn Đức với công trình “Ngữ pháp tiếng Việt” (từ loại) không chia từ loại thành hai mảng lớn như nhiều tác giả mà chia từ loại thành ba lớp: thực từ, từ, tình thái từ. Nguyễn Anh Quế với một chuyên luận riêng về từ “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” đã tổng kết các ý kiến của các tác giả đi trước bàn về từ và đưa ra những nguyên tắc, cơ sở của việc phân định từ trong tiếng Việt. Tác giả cũng đã đề cập đến ý nghĩa và chức năng của từ, đưa ra tiêu chí và các bước phân chia từ; miêu tả từng nhóm từ, từng từ rất kỹ lưỡng, sự khác nhau của các từ trong nhóm được đặt trong những văn cảnh cụ thể, có những kiến giải rõ ràng. PGS.TS. Đỗ Thị Kim Liên với công trình “Ngữ pháp tiếng Việt” đã phân từ thành bốn từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ và trợ từ. Tác giả đã đi từ khái niệm đến tiêu chí và phân chia từ thành những tiểu nhóm cụ thể và miêu tả khá nhiều từ. Bảng phân loại từ của cô Đỗ Thị Kim Liên khá dễ hiểu và giúp ích cho chúng tôi rất nhiều khi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:39

Hình ảnh liên quan

Qua bảng thống kê chúng tôi thấy số lượng hư từ được dùng trong CDNT nhiều hơn hẳn so với CDVN (99 hư từ trên 600 câu) - Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh

ua.

bảng thống kê chúng tôi thấy số lượng hư từ được dùng trong CDNT nhiều hơn hẳn so với CDVN (99 hư từ trên 600 câu) Xem tại trang 142 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan