Hình tượng tác giả trong thơ tố hữu trước và sau năm 1975 qua cái nhìn đối sánh

119 1.9K 19
Hình tượng tác giả trong thơ tố hữu trước và sau năm 1975 qua cái nhìn đối sánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục đào tạo tr ờng đại học vinh nguyễn thị thuỷ hình tợng tác giả trong thơ tố hữu trớc sau năm 1975 (Qua cái nhìn đối sánh) chuyên ngành : lý luận văn học mã số : 602232 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học PGS.TS. Đinh trí dũng Vinh 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tố Hữu - Nhà hoạt động chính trị, nhà thơ lớn, lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỉ XX, là tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình văn học hiện đại. Cho đến nay vị trí đó chưa bao giờ thay đổi. Vì thế, nghiên cứu thơ Tố Hữu nói chung, hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu nói riêng ta sẽ hiểu hơn quá trình vận động phát triển của nền thơ ca cách mạng tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Đó chính là lí do thứ nhất để chúng tôi chọn đề tài này. 1.2. Với một tác gia như Tố Hữu thì lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu về ông những đóng góp to lớn của ông sẽ khá dày. Thật vậy, thơ Tố Hữu đã được đánh giá, phân tích về mọi mặt từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Song với mỗi hiện tượng văn học lớn thì nói bao nhiêu cũng là chưa đủ, hơn nữa từ xưa người ta đã biết đến nguyên tắc “văn như con người” (Văn như kì nhân) - Tức là phải xác định được hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm. Vậy nhưng các công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu chưa có một công trình nào bàn trực tiếp toàn diện đến hình tượng tác giả Tố Hữu trong thơ, kể cả công trình Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử. Thi pháp thơ Tố Hữu là một công trình mà Trần Đình Sử đã nghiên cứu khá đầy đủ toàn diện về thơ Tố Hữu, trong đó tác giả đã đề cập đến nhiều phương diện của hình tượng tác giả, tuy nhiên Trần Đình Sử cũng chỉ bước đầu đề cập đến hình tượng tác giả thời kì trước 1975. Đề tài của chúng tôi muốn góp một tiếng nói làm rõ quá trình vận động của của hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu ở cả hai chặng sáng tác trước sau năm 1975 trong cái nhìn đối sánh. 1.3. Trong chương trình ngữ văn thuộc nhiều cấp hiện nay ở Việt Nam (Từ phổ thông đến đại học), Tố Hữu có một vị trí đặc biệt. Ở THPT, ông là 2 một trong số ít tác giả được được dạy riêng thành bài (Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Xuân Diệu, Tố Hữu), có hàng loạt các tác phẩm được lựa chọn đưa vào chương trình lớp 11, 12: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du. Vì vậy nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn với bản thân học viên đang trực tiếp giảng dạy trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Song hành với con đường sáng tác gần 60 năm của Tố Hữu, lịch sử nghiên cứu thơ ông cũng hết sức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ chú ý tới những công trình có đề cập đến hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu. Trước cách mạng, ngay từ khi mới xuất hiện với các tác phẩm đăng rãi rác trên các tờ báo cách mạng, thơ Tố Hữu đã nhận được sự đánh giá cao của K T qua bài viết Tố Hữu nhà thơ của tương lai (Báo mới số 1 - 1/5/1939), tác giả bài viết khẳng định: “Tố Hữu là chàng thanh niên của tương lai, chàng thanh niên ấy ham sống sống một cách dồi dào. Chàng đeo đuổi một lí tưởng. Thơ chàng là cả một nguồn sinh lực phục vụ cho lí tưởng, với Tố Hữu chúng ta đã có một nhà thơ cách mạng có tài. Nhà thi sĩ ấy còn trẻ lắm. Cuộc chiến đấu sẽ làm dày dạn tâm hồn anh, sẽ đem kinh nghiệm lại cho anh” [29, 12]. Chỉ một tháng sau đó, cũng trên Báo mới Trần Minh Tước hân hoan bày tỏ tình cảm đặc biệt của ông với “Những lời thơ hiên ngang” của thi sĩ Tố Hữu người đã “từ khốn cùng đứng lên mà ca hát với cả những tình cảm còn nóng của hàng ngũ mình”. Như vậy K T cùng với Trần Minh Tước đã nhanh chóng nhận ra một kiểu nhà thơ mới ở Tố Hữu – Nhà thơ chiến sĩ. Sau cách mạng tháng tám thơ Tố Hữu được tập hợp in thành tuyển tập Thơ ngày càng nhận được đánh giá cao. Trần Huy Liệu - chủ tịch hội văn hoá cứu quốc đã nhìn nhận: Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ, là hiện tượng quan trọng mới mẻ của nền văn học cách mạng, hồn thơ ông là niềm say 3 mê lí tưởng, tiếng thơ ông trẻ trung tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Đặc biệt khi tập thơ Việt Bắc xuất hiện tập Thơ được tái bản dưới nhan đề Từ ấy, Xuân Diệu đã rất nhạy cảm chỉ ra nét riêng của Tố Hữu: là tiếng thơ của thời đại, không chỉ ở phương diện ghi lại hình ảnh, sự kiện của cuộc kháng chiến mà chủ yếu là ở chỗ những tình cảm lớn, đời sống tinh thần của thời đại đã vang ngân trong thơ Tố Hữu, là tiếng thơ của tình thương mến [29, 399], đã làm nên hương vị thơ Tố Hữu nét chủ đạo trong phong cách nghệ thuật của ông. Năm 1959 Xuân Diệu còn viết về mối quan hệ giữa Từ ấy Thơ mới gây một cuộc tranh luận sôi nổi trong suốt một năm, cùng với thời gian ý kiến của Xuân Diệu được khẳng định. Sau đó Lê Đình Kỵ phát triển thêm ý kiến của Xuân Diệu: “Mặc dầu có sự khác biệt căn bản về thế giới quan, về lập trường tư tưởng, thơ Tố Hữu một mặt giữ bản sắc riêng của mình, mặt khác thì vẫn gắn với thơ Mới, nói rõ là thơ lãng mạn đương thời ở cảm hứng trữ tình, tưởng tượng, cảm giác, hệ thống hình tượng, nhạc điệu”. Cũng nói về sự tương đồng giữa thơ Tố Hữu thơ Mới, giáo sư Đặng Thai Mai với vốn kiến thức sâu rộng cùng khả năng tổng hợp tạo nên sự bề thế vẻ đẹp uyên bác của trí tuệ trong những bài viết của mình đã khẳng định: “Là người của thời đại Tố Hữu không thể không đọc, không thưởng thức thơ mới trong phần thành công của nó Tố Hữu cũng đã viết thơ mới. Điều đó rất dễ hiểu. Nhưng nội dung cách mạng sẽ làm thơ Tố Hữu có một phong cách riêng biệt… Trên cơ sở nhận thức biện chứng về xu thế của xã hội Tố Hữu đã thực hiện được sự thống nhất giữa tình cảm lí trí, giữa nhận thức với hành động, hình thức với nội dung” [29, 15]. Không chỉ thế Đặng Thai Mai trong Mấy ý nghĩ về thơ in đầu tập thơ Từ ấy còn nói về mối quan hệ giữa thơ Tố Hữu cuộc sống “Thơ Tố Hữu là bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn kết tinh trên cơ sở hiện thực cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam… Sống là hành động, thơ cũng là hành động, thơ với Tố Hữuhình thức tươi đẹp của của hoạt động cách mạng, của sự sống” 4 [29, 366]. Đặng Thai Mai đã nhìn thấy sự chi phối sâu sắc của lí tưởng cách mạng trong thơ Tố Hữu, đó là một yếu tố làm nên sự thành công trong sáng tác của ông. Trong bài Thơ Tố Hữu in đầu tập Thơ Tố Hữu 1937 - 1962, dưới góc độ một nhà thơ Chế Lan Viên khẳng định chắc chắn “Tố Hữu là người mở đầu hiện nay là người dẫn dầu nền thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta …Khi chúng ta đang tìm đường, nhận đường thì đã thấy một ví dụ sống trên đường là tác phẩm Tố Hữu đấy rồi” [29, 190]. Chế Lan Viên còn phát hiện chất giọng rất đặc trưng, rất riêng của nhà thơ Tố Hữu “Trong các tập thơ, giọng thơ Tố Hữu chủ yếu là giọng tâm tình, giọng đầy thương mến, vì vậy người đọc luôn thấy Tố Hữu gần gũi, không hề cách xa”. Có thể nói ở mỗi góc độ khác nhau, mỗi người đã theo một cách thức riêng chỉ ra thế giới thơ mới mẻ, phong phú, khác biệt cùng các giá trị nhân văn, thẫm mĩ sâu sắc của thơ Tố Hữu - Một nhà thơ chiến sĩ, nhà thơ cách mạng với tiếng thơ kêu gọi hành động, kêu gọi chiến đấu nhưng rất đỗi trữ tình. Nhưng lịch sử nghiên cứu Tố Hữu thơ ông chưa dừng lại ở đó, từ những năm 80 trở lại đây thơ Tố Hữu vẫn tiếp tục được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là dưới góc độ thi pháp học. giai đoạn này nghiên cứu về thơ Tố Hữu đã xuất hiện nhiều công trình nổi tiếng. Thứ nhất là Chuyên luận Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979), chuyên luận có độ dài hơn 500 trang, đề cập đến thơ Tố Hữu đầy đủ hệ thống. Trong chuyên luận này tác giả Lê Đình Kỵ đánh giá nhà thơ Tố Hữu rất cao đã nhấn mạnh tính Đảng, tính dân tộc, đại chúng trong thơ ông. Mặt khác tác giả chuyên luận còn đề cập đến sự thể hiện của nhân vật Tôi trong tập thơ Từ ấy ở hành động, tính chiến đấu, đó là một trong những tư liệu giúp chúng tôi tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện trong tập thơ Công trình thứ hai mà chúng tôi muốn nhắc đến là Thơ Tố Hữu là tiếng nói đồng ý, đồng tình - Nguyễn Văn Hạnh (1985). Tác giả đã khai thác làm nổi bật một số đặc điểm thơ Tố Hữu “Thơ Tố Hữu là tiếng nói 5 đồng ý, đồng tình, đồng chí. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho thơ Tố Hữu tìm được sự đồng cảm của nhiều người đọc. Tiếng nói ấy lại được diễn đạt bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc đại chúng nên càng dễ thấm sâu vào trái tim của đông đảo quần chúng nhân dân”. Một công trình khá đặc sắc nổi bật lên ở giai đoạn này là Thi pháp thơ Tố Hữu của tác giả Trần Đình Sử (1987). Tác giả Trần Đình Sử đã vận dụng thành công thi pháp học vào nghiên cứu Tố Hữu. Công trình là một sự nỗ lực mới để khám phá lí giải thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trong tính thống nhất hệ thống, trong sự ứng chiếu quan niệm nghệ thuật của nhà thơ, trong khuynh hướng trữ tình chính trị. Trần Đình Sử đã chỉ ra những đặc điểm quan trọng của thơ Tố Hữu từ kiểu nhà thơ, quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới đến ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ… Đây là một công trình đánh giá khá đầy đủ toàn diện về nhà thơ chiến sĩ Tố Hữu tiếng thơ của ông, đồng thời nó cũng là một trong những công trình cung cấp khá nhiều tư liệu cho đề tài nghiên cứu về hình tượng tác giả Tố Hữu trong thơ của chúng tôi. Năm 1999, cuốn sách Tố Hữu - tác gia tác phẩm do Phong Lan tuyển chọn đã tổng hợp được các bài viết của nhiều tác giả khác nhau Hà Minh Đức, Phong Lan, Mai Hương, Tố Hữu, Hoàng Xuân Nhị, Anh Đức, Đặng Thai Mai, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Quần Phương, Tế Hanh, Phan Cự Đệ, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Tú Mỡ, Hoàng Trung Thông…, đề cập đến những vấn đề lớn như: Quan niệm của Tố Hữu về văn học nghệ thuật, câu chuyện về con đường thơ, Tố Hữu một tài năng thơ ca - nhà thơ mở đầu nền thơ ca cách mạng, nhà thơ của tình thương mến, nhà thơ của những lẽ sống lớn thời đại… Cũng trong cuốn sách này các bài viết đánh giá về từng tập thơ, bài thơ cụ thể được giới thiệu khá đầy đủ phong phú: “Cái mới của Từ ấy, những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu” (Như Phong); “Từ ấy tiếng hát của một người thanh niên, người cộng sản” (Hoài 6 Thanh); “Đọc tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu” (Hà Xuân Trường);“Ta mình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu” (Nguyễn Đức Quyền); “Gió lộng, một bước tiến mới của Tố Hữu, một bài thơ mang khí thế mới của cách mạng Việt Nam” (Hoài Thanh), “Mấy ý nghĩ về tập thơ gió Lộng” (Bảo Đình Giang); “Cuộc sống kêu gọi qua một tập thơ: Ra trận” (Nhị Ca)… cuốn sách các bài viết đã giúp người đọc có một cái nhìn vừa cụ thể, vừa đa dạng về giá trị tư tưởng, giá trị giáo dục giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của Tố Hữu. Không chỉ có vậy thơ Tố Hữu còn trở thành nguồn đề tài phong phú cho nhiều khoá luận, luận văn của sinh viên ngữ văn nhiều trường cao đẳng, đại học trên cả nước như:“Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu từ Từ ấy đến Việt Bắc” của Hoàng Huy Tùng (Đại học Vinh); “Đóng góp của Tố Hữu về lí luận, phê bình văn nghệ thời kì kháng chiến chống pháp 1945 - 1954” của Trần Thị Phương (Đại học Quốc gia Hà Nội); “Khảo sát vốn từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong thơ Tố Hữu” - Trần Thị Bích Thuỷ (ĐH Vinh); “Tính hiện thực trong thơ Tố Hữu sau cách mạng” - Vũ Thanh Dũng (ĐH Vinh)… Như vậy, hầu hết các vấn đề lớn trong sáng tác của nhà thơ Tố Hữu như tư tưởng chủ đạo, tính Đảng, tính vô sản, tính dân tộc, thế giới quan, nhân sinh quan, lẽ sống, phong cách thơ, nghệ thuật thơ… đều đã được các nhà nghiên cứu có tên tuổi, các nhà văn nhà thơ, bạn đọc, khai thác, đánh giá. Tất nhiên mỗi người có một cách nhìn nhận, khám phá thể hiện để chỉ ra thế giới thơ phong phú, mới mẻ của nhà thơ nhưng nhìn chung khi nói về Tố Hữu thơ ông, các ý kiến dường như đều đi đến một sự thống nhất - Tố Hữu xứng đáng tiêu biểu cho dòng thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam, tổ quốc Việt Nam. Thơ ông là tiếng thơ của thời đại, có sức bao quát những vấn đề lớn của cách mạng, dân tộc, thời đại trong giọng tâm tình ngọt ngào, mến thương. 7 Tóm lại, nói như Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu thì “…giới nghiên cứu đã tích luỹ được một vốn tri thức hết sức phong phú về tư tưởng nghệ thuật thơ Tố Hữu. Không còn tập thơ, bài thơ nào có giá trị của ông mà không được bàn đến, không có hình tượng thơ hay câu thơ nào của ông mà không được phát hiện” [51, 31]. Nhưng nhìn lại một cách tổng quát lịch sử nghiên cứu thơ Tố Hữu ta có thể kết luận các bài nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào thơ Tố Hữu trước 1975, ít có công trình đối sánh giữa thơ thơ hai giai đoạn trước sau 1975 cũng chưa có công trình nào đề cập trực tiếp, toàn diện đến hình tượng tác giả Tố Hữu trong thơ qua cái nhìn đối sánh. Vì vậy đề tài của chúng tôi sẽ trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước tiếp tục đặt ra những vấn đề mới để nghiên cứu, tìm hiểu về hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu trước sau năm 1975 một cách hệ thống toàn diện. 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu trước sau năm 1975. Từ đó chỉ ra những nét tiêu biểu, những nét kế thừa, sự chuyển biến của hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu qua hai giai đoạn sáng tác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn trước hết sẽ xác lập cơ sở lí luận để tìm hiểu hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu. Thứ hai là xác định những đặc trưng của hình tượng tác giả thể hiện trên phương diện tư tưởng, cái nhìn nghệ thuật, sự tự thể hiện giọng điệu của tác giả trong thơ qua hai giai đoạn sáng tác của Tố Hữu. Từ đó chỉ ra sự thống nhất biến đổi của hình tượng tác giả qua cái nhìn đối sánh ở hai chặng sáng tác. Lý giải sự biến đổi của hình tượng tác giả biểu hiện qua thơ Tố Hữu giai đoạn sau 1975. 8 4. Phạm vi tư liệu khảo sát Luận văn của chúng tôi tập trung khảo sát cuốn “Tố Hữu - Thơ”, NXB văn học (2009), gồm có 7 tập thơ: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Một Tiếng đờn (1979 - 1992), Ta với ta (1993 - 2001). 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp cấu trúc - hệ thống Phương pháp phân loại - thống kê Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp so sánh - đối chiếu 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu, khảo sát hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu một cách hệ thống, toàn diện. Với cái nhìn đối sánh, luận văn không chỉ nêu ra những đặc trưng của hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu mà còn chỉ ra sự vận động, tính kế thừa biến đổi của hình tượng tác giả trong thơ ông trước sau năm 1975. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai trong 3 chương Chương1. Khái niệm hình tượng tác giả nhìn chung về hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu Chương 2. Hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu thời kì trước năm 1975 Chương 3. Hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu thời kì sau năm 1975 9 Chơng 1 Khái niệm hình tợng tác giả Nhìn chung về hình tợng tác GI trong thơ tố hữu 1.1. Khái niệm hình tợng tác giả Trong tác phẩm văn chơng không chỉ tồn tại hình tợng văn học mà còn có hình tợng đặc biệt, khó nhận biết, đó là hình tợng tác giả. Cho đến nay việc tìm hiểu, nghiên cứu về tác giả nói chung hình tợng tác giả nói riêng là những vấn đề đang đợc các nhà nghiên cứu định hớng quan tâm nhiều. Có thể nói, tác giả là một trong những khái niệm cơ bản, đợc sử dụng nhiều nhất trong lịch sử văn học phê bình văn học. Theo Bakhtin, tác giả là ngời làm ra tác phẩm, là trung tâm tổ chức ra nội dung hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là ngời mang một cảm quan thế giới đặc thù trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Lý luận văn học hiện đại đã chỉ ra khả năng vô cùng to lớn của quá trình đồng sáng tạo của độc giả. Quá trình tiếp nhận cho phép độc giả có thể mở ra nhiều cách hiểu khác nhau về tác phẩm. Chính vì vậy tác giả nói chung hình tợng tác giả nói riêng thật sự là những vấn đề quan trọng, thiết yếu. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Hình tợng tác giả là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội vai trò văn học của mình trong tác phẩm. Cơ sở tâm lý của hình tợng tác giảhình tợng cái tôi trong nhân cách của mỗi ngời thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình t- ợng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật. Văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của ngời trần thuật, ngời kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra ngời phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định [20, 149]. ở đây định nghĩa đã bám sát vấn đề cái Tôi, cái tôi trong nhân cách cũng nh cái tôi trong nghệ thuật. Cái tôi trong nhân cách của tác giả góp phần lớn vào khả năng, năng lực tự ý thức, tự đánh giá vai trò của cá nhân trong cuộc sống. 10 . khai trong 3 chương Chương1. Khái niệm hình tượng tác giả và nhìn chung về hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu Chương 2. Hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu. kì trước năm 1975 Chương 3. Hình tượng tác giả trong thơ Tố Hữu thời kì sau năm 1975 9 Chơng 1 Khái niệm hình tợng tác giả và Nhìn chung về hình tợng tác

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan