Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn

145 876 5
Hình tượng quang trung   nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ĐÌNH TRUNG HÌNH TƯỢNG QUANG TRUNGNGUYỄN HUỆ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vào thế kỷ XX, đặc biệt là từ 1975 đến nay, một trong những mảng đề tài được nhiều nhà văn quan tâm khai thác đó là đề tài lịch sử. Đây là một trong những đề tài hết sức phong phú nhưng đòi hỏi nhà văn phải tinh tế trong việc sáng tạo cũng như xử lý sự kiện lịch sử, bởi sự kiện lịch sử cần độ chính xác mà tiểu thuyết lại đề cao tính sáng tạo chủ quan. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay có rất nhiều tác phẩm thành công ở mảng đề tài này. 1.2. Triều đại Tây Sơn mặc dù chỉ tồn tại trong vòng một thời gian ngắn, nhưng chiến công hiển hách của nó gắn liền với tên tuổi người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ đã trở thành một điểm sáng, một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, do nhiều hoàn cảnh khách quan nên các tư liệu chính sử cũng như văn học trước thế kỷ XX viết về Nguyễn Huệ khá khiêm tốn. Chính vì vậy, trong các tác phẩm văn học sau 1975, triều Tây Sơn với Quang Trung - Nguyễn Huệ được nhiều tác giả lấy làm đề tài khai thác. Một loạt tác phẩm tiêu biểu như: Phẩm tiết (Nguyễn Huy Thiệp), Mùa mưa gai sắc (Trần Vũ), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa (Nam Dao), Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh)… đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. 1.3. Để có thêm một nhận định về vai trò mảng văn học viết về đề tài lịch sử nói chung, những đóng góp trong việc thể hiện trọn vẹn hơn về phong trào Tây Sơn và Quang Trung - Nguyễn Huệ nói riêng, chúng tôi chọn hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 làm đối tượng nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Trên văn đàn Việt Nam, đã có khá nhiều tác giả chọn anh hùng Nguyễn Huệ làm nguyên mẫu để sáng tác. Nhưng những công trình nghiên cứu về hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ lại chưa nhiều, nhất là vấn đề Hình 2 tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ trong văn xuôi sau 1975. Rải rác có một số bài viết đã bàn đến, song đều ở dạng khái quát, hoặc mới chú ý đến một khía cạnh nào đó của người anh hùng áo vải trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết đặc sắc. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số bài viết tiêu biểu. Trong lời giới thiệu tác phẩm Sông Côn mùa lũ do Nxb Văn học phát hành năm 2003, tác giả Mai Quốc Liên viết: "Nguyễn Huệ đã được mô tả thành công như đã có trong sử sách: anh hùng đến mức xuất sắc, thiên tài, nhưng không phải anh hùng một cách đơn giản, tự nhiên mà có những suy tưởng, trăn trở có hàm lượng trí tuệ, triết học - lịch sử cao làm động cơ bên trong của những hành động. Nguyễn Huệ bình dị trong đời thường, cũng có những cái bị ràng buộc bởi xã hội" [28, 5]. Trên Tạp chí Sông Hương, số 134, năm 2000, Nguyễn Khắc Phê với bài viết Sông Côn mùa lũ một bộ tiểu thuyết công phu đã cho rằng: "Phần đầu cuốn tiểu thuyết quá dài trong khi những trang viết về chiến công của Nguyễn Huệ chưa thấy "bay lên", chưa tạo nên cảm hứng lớn lao, đẹp đẽ trong lòng người đọc một nhân vật xuất chúng" [68, 88]. Đồng thời Nguyễn Khắc Phê cũng chỉ ra tư tưởng tác phẩm Sông Côn mùa lũ chưa bộc lộ rõ, và nhất là tác giả đã bỏ qua một cơ hội thể hiện tư tưởng khi đề cập đến cái chết của Quang Trung. Lê Thị Thanh Loan trong bài viết Sông Côn mùa lũ - cái nhìn tiểu thuyết về thời Tây Sơn trên Tạp chí Nhà văn, số 2, năm 2009, đã có nhận định về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyễn Huệ: "Đặt nhân vật trong mối ràng buộc riêng tư cá nhân để soi sáng, để xét đoán, để khám phá một cách rõ nhất, sâu nhất, thuyết phục nhất về mọi khía cạnh của người anh hùng (Nguyễn Huệ trong mối quan hệ với giáo Hiến, với An, với Nhạc, với Lãng, với anh em, với quần chúng,…) từ đó bật lên một con người rất gần gũi đời thường nhưng vẫn không mất đi một phần vĩ đại" [46, 10]. Trong bài viết Đời sống tình cảm của người anh hùng áo vải vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trên trang http://nhohue.org, tác giả Trần Bình Nam cho rằng: "Nhà văn Nguyễn Mộng Giác với ngọn bút tài hoa, một trí tưởng tượng 3 phong phú, và một sự tìm tòi tài liệu công phu đã vẽ nên một bức tranh làm sống động con người vua Quang Trung - Nguyễn Huệ qua bộ tiểu thuyết trường thiên Sông Côn mùa lũ. Đọc sử chúng ta thấy một con người chỉ biết cưỡi ngựa bắn cung, vào sinh ra tử mà lập nên nghiệp vương. Đọc Sông Côn mùa lũ chúng ta thấy Nguyễn Huệ một con người rất gần gũi chúng ta. Nguyễn Huệ có một người thầy, ông giáo Hiến cung cấp cái căn bản học vấn cho ông. Nguyễn Huệ có một mối tình với một thôn nữ, cô An, con gái của thầy, và mối tình không trọn vẹn này vẫn ấp ủ mãi trong tim của người chiến tài ba từ thuở thiếu thời bắt đầu biết yêu cho đến khi nằm xuống". Và "Nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã không quên đi sâu vào tâm tư suy nghĩ của hoàng đế Quang Trung trong những phút mà lịch sử chỉ là một khoảng trống không" [57, 15]. Ở bài viết Khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh đã lấy những tiểu thuyết Huyền Trân Công chúa (Hoàng Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác… để làm rõ khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử gắn với quan niệm sáng tác và phong cách mỗi nhà văn. Theo đó, tác giả đánh giá: "Rõ ràng, chọn thời đại lịch sử nhiều biến động cuối thế kỉ XVIII, Nguyễn Mộng Giác đã nhìn thấy ở đó có nét tương đồng với giai đoạn lịch sử nhiều biến động cuối thế kỉ XX - thời điểm mà nhà văn viết tác phẩm này. Và nhân vật Quang Trung mà nhà văn sáng tạo ít nhiều đều là sản phẩm của sự hiểu biết và tưởng tượng mang màu sắc cá nhân và chủ quan của một con người sống ở cuối thế kỉ XX. Quang Trung hiện lên giản dị, mọi hành động và suy nghĩ đều gần gũi với đời thường" [55, 6]. Hay trong lời đề tựa Tuyển tập truyện lịch sử, Quyển 16, Chim gọi nắng của tác giả Hoài Anh, nhà văn Triệu Xuân đã khái quát qua những tác phẩm sau 1975 của Hoài Anh cũng như của một số tác giả tiêu biểu viết về tiểu thuyết lịch sử trong đó có Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Nhà văn 4 Triệu Xuân nhận định: "Khi viết về cuộc đời Nguyễn Huệ, một nhân vật có nhiều mối quan hệ vô cùng phức tạp, Nguyễn Mộng Giác không chỉ chú tâm miêu tả những trận đánh, những cuộc hành binh, những mối quan hệ rắc rối, đầy bi kịch trong đại gia đình ba anh em Tây Sơn, mà chỉ xoáy vào những chi tiết đời thường, nhằm cắt nghĩa cội nguồn tạo nên danh nhân" [3, 33]. Với bài viết Cảm hứng đời tư, thế sự trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, tập XXXVI, số 3B, tác giả Ngô Thị Quỳnh Nga đã chỉ ra nét đặc sắc của tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ trong việc đi sâu khai thác đời tư, thế sự qua các nhân vật anh hùng và nhân vật đời thường trong tác phẩm. Từ đó, tác giả đánh giá: "Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ không chỉ là một anh hùng xuất chúng đánh đâu thắng đó, chỉ trong 5 ngày đã tiêu diệt gọn 20 vạn quân Thanh xâm lược mà còn là con người với bao trăn trở, suy tư rất đời thường" [58, 60]. Tuy nhiên, ở bài viết này, tác giả cũng chỉ mới đưa ra những nhận định khái quát, chứ chưa đi vào phân tích, lí giải cụ thể. Đáng chú ý là bài Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác của tác giả Trần Hữu Thục đăng trên http://www.hopluu.net. Đây là bài viết khá công phu về nhân vật Nguyễn Huệ. Tác giả đã triển khai trong bài viết của mình từ một Nguyễn Huệ trong văn chương đến một Nguyễn Huệ trong lịch sử. Với Nguyễn Huệ trong văn chương, tác giả điểm qua các tác phẩm: Phẩm tiết (Nguyễn Huy Thiệp), Mùa mưa gai sắc (Trần Vũ), Gió lửa (Nam Dao) sau đó dừng lại phân tích khá kĩ lưỡng nhân vật Nguyễn Huệ trong tác phẩm Sông Côn mùa lũ. Theo Trần Hữu Thục: "Sông Côn mùa lũ cho ta thấy một Nguyễn Huệ độc đáo trong tính cách và thông minh sắc sảo trên chiến trường và trong chính trường", một Nguyễn Huệ "đầy cả tư tưởng". Mặt khác, Nguyễn Mộng Giác đã cắt nghĩa tư tưởng lớn mà Nguyễn Huệ có được từ ảnh hưởng của giáo Hiến và Nguyễn Nhạc. Tác giả khẳng định Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ cũng là con người đầy 5 tình nghĩa, tình thầy trò, tình anh em, tình bạn, tình yêu: "Nhân vật Nguyễn Huệ được tác giả đưa lên cao hơn hẳn cả một Nguyễn Huệ lịch sử" [78, 7]. Ngoài các bài trên, qua thư điện tử, Nam Dao và Nguyễn Mộng Giác có cuộc thảo luận về tiểu thuyết lịch sử. Cuộc thảo luận này lấy hai cuốn tiểu thuyết có chung bối cảnh lịch sử thời Tây Sơn (Gió lửa của Nam Dao và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác) làm căn cứ để thảo luận. Qua thảo luận, Nguyễn Mộng Giác đã bộc lộ quan điểm của mình về tiểu thuyết. Ông cho rằng tiểu thuyết viết thế nào cũng được, nhưng phải cùng hệ quy chiếu với người đọc. Nghĩa là, nhà văn và người đọc phải cùng kênh giao tiếp, người đọc hiểu nội dung tư tưởng của nhà văn qua hình tượng mà người viết sáng tạo ra. Theo quan điểm của ông: "Căn bản của tiểu thuyết là chuyện thế sự, là chuyện con người và cuộc đời". Do vậy, nhân vật dù là người anh hùng thì cũng bị chi phối bởi yếu tố chủ quan của người viết, cho nên "trong hai bộ trường thiên của tôi, ngay cả trong Sông Côn mùa lũ mà một trong những nhân vật chính - Nguyễn Huệ - là anh hùng dân tộc, nhân vật tiểu thuyết tôi dựng nên đều nói năng, hành xử, suy nghĩ, vui buồn theo tâm lý thường tình. Nguyễn Huệ của tôi không giống Nguyễn Huệ trong sách báo miền Bắc, cũng không giống Nguyễn Huệ của Nguyễn Huy Thiệp. Có độc giả bảo đọc Sông Côn mùa lũ sao thấy Nguyễn Huệ thân quen gần gũi quá, không cách biệt oai vệ như trong sử sách. Tôi trả lời chỉ vì quí vị cũng thường thường bậc trung như tác giả Sông Côn mùa lũ, và chúng ta xài chung một món hàng thích hợp với khẩu vị. Đơn giản thế thôi" [22, 31]. Trong giới hạn của một đề tài khoa học cấp Bộ: Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay, tác giả Nguyễn Thị Bình đã có cái nhìn bao quát về diện mạo thể loại, đề tài tiểu thuyết từ sau năm 1975 đến 2006 và đi sâu vào hai khuynh hướng: tiểu thuyết theo phong cách "lịch sử hoá" và tiểu thuyết theo phong cách "hậu hiện đại". Trên hai dòng mạch chính ấy, tác giả cho rằng "lịch sử được nhào nặn lại trong cảm hứng thế sự - hiện tại" [12, 40]. Tác giả nêu rõ: "Qua gần hai ngàn trang, Sông Côn mùa lũ 6 không chỉ tái hiện hình tượng anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ, hiện thân cho thời đại bão táp nông dân khởi nghĩa mà còn rất dụng công trình bày số phận đắng cay, bọt bèo của người dân trước bao thăng trầm lịch sử" [12, 45]. Đặc biệt ở tiểu luận Về tiểu thuyết lịch sử: nhân đọc Sông Côn mùa lũ đăng trên http://honque.com, tác giả Nguyễn Vi Khanh đã khái quát những tiểu thuyết lịch sử trong thời gian gần đây với cái nhìn so sánh và phân tích, lí giải rất chi tiết. Qua đó tác giả có những nhận định về nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) Gió lửa (Nam Dao) và Mùa mưa gai sắc (Trần Vũ). Theo Nguyễn Vi Khanh: "Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác là một tiểu thuyết lịch sử có tính cách điều nghiên văn hóa, về "hiện tượng" Nguyễn Huệ của đất Quy Nhơn. Cái đặc biệt của bộ trường thiên non 2000 trang này là chân dung con người Nguyễn Huệ đa dạng và nhiều tương phản. Nguyễn Mộng Giác cho người đọc nhìn thấy sự sinh thành và lớn dậy cùng tâm lý, kiến thức, chính trị và tài năng khác người của người anh hùng áo vải gốc nhà nông, nhưng đồng thời là một con người văn hóa, có sở học Nho của thời đại, có cái học đạo lý làm người" [38, 2], còn "Với Nam Dao, Nguyễn Huệ chỉ là một thế cờ "mát tay", một tiếng nói nhất thời của một thời rất tao loạn! Hơn thế nữa, Gió lửa muốn thuyết phục người đọc rằng lịch sử chỉ toàn một phường tàn độc, gian ác, anh hùng hay không cũng như nhau!" [38, 3] và: "Trong Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ, Nguyễn Huệ là một con người võ biền nhiều mưu sâu và dục vọng. Ngọc Hân trong tay Nguyễn Huệ trở thành trò chơi cho kẻ bạo dâm, nhưng Ngọc Hân nhận chịu nhục nhã vì bà muốn trả thù cho vua Lê, bà đã viết Ai tư vãn để tế sống Nguyễn Huệ" [38, 3]. Cuối cùng tác giả kết luận: "Các vị đó như muốn chứng minh lịch sử không hề có anh hùng, chỉ là những tay tứ-chiếng tàn bạo, gặp thời, mà "anh hùng" nếu có cũng là những con người tầm thường, xác thịt" [38, 4]. Qua những đánh giá hết sức thẳng thắn của Nguyễn Vi Khanh, phần nào cho chúng ta thấy hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ trong các tác phẩm sau 1975 viết về lịch sử là 7 hình ảnh một vị vua được miêu tả đa chiều, dưới nhiều khía cạnh trong một con người. Với việc đi tìm những giá trị của một thể loại tiểu thuyết mới - tiểu thuyết siêu hư cấu, tác giả Trịnh Thanh Thuỷ ở bài viết Siêu tiểu thuyết ở thời hậu hiện đại có nhận định: "Sông Côn mùa lũ đồng thời phản kháng lại lối viết truyền thống của các sử gia thời trước. Những nhân vật đại anh hùng, liệt nữ đã bị tác giả kéo tầm cao của vai trò xuống thấp hơn và "bình dân hoá" như người thường. Độc giả sẽ vô cùng thất vọng khi thấy nhân vật oai hùng, lẫm liệt Quang Trung - Nguyễn Huệ được xưng tụng xưa nay trở thành một thường dân hành xử, nói năng tư duy như mọi người bình thường khác" [79, 4]. Trái ngược với những nhận định ca ngợi Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của các tác giả trên, trong bài Phỏng vấn Trần Vũ do Lê Quỳnh Mai thực hiện, tác giả Trần Vũ trong những câu trả lời Quỳnh Mai đã đưa ra quan điểm của mình: "Với Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đi tìm bình dị con người trong vĩ nhân. Với Mùa mưa gai sắc tôi đi tìm dã thú trong con người" [54, 2], do đó Mùa mưa gai sắc "chủ yếu tập trung quanh hình ảnh dã man của Nguyễn Huệ, cũng như mối thâm thù toan tính ám sát Huệ của Lê Ngọc Hân trong Mùa mưa gai sắc" [54, 2], còn "Huệ trong Sông Côn mùa lũ rất hiền hoà, trong sáng" [54, 2] chính vì thế "tôi bực mình với Nguyễn Huệ của Nguyễn Mộng Giác ở An Thái vô cùng. Có mỗi bàn tay nhỏ nhắn xinh xắn của An mà cũng không dám nắm. Ðọc mấy trăm trang sách không biết đến chừng nào An - Huệ mới cầm tay, hôn môi. Nhát cáy như vậy làm sao Huệ đánh Ðông dẹp Bắc, 4 lần vào Gia Ðịnh, 3 lần ra Bắc Hà, thảm sát Minh Hương, diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm, giết thuộc hạ Nguyễn Hữu Chỉnh - Vũ Văn Nhậm, chưởi mắng dứt bỏ tình huyết thống đạo lý luân thường để đảo chánh anh ruột Nguyễn Nhạc, về sau còn đục thuyền cho thân nhân gia đình Ngọc Hân chết chìm ." [54, 6]. Từ đó Trần Vũ bày tỏ: "Với tôi, ấn tượng đầu tiên sau khi đọc Sông Côn mùa lũ là Nguyễn Mộng Giác khắc hoạ nhân vật Huệ không thành 8 công. Người đọc không bắt được thần thái uy lực của Huệ, một trong những yếu tố chính, vì thiếu uy lực đó sẽ không có Huệ" [54, 6]. Sau khi Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp ra đời, có nhiều ý kiến khen chê trái ngược nhau, nhiều người tỏ ra không đồng tình với việc Nguyễn Huy Thiệp xây dựng Quang Trung - Nguyễn Huệ một cách "tuỳ tiện" như thế. Một trong những ý kiến phản đối gay gắt, cho Nguyễn Huy Thiệp không thông hiểu nước nhà, bôi nhọ lịch sử là tác giả Nguyễn Thanh trong bài Về truyện ngắn Phẩm tiết: "Tôi rùng mình không ngờ phẩm giá nhân cách Quang Trung bị người trong đám con cháu đời sau dìm xuống tận đáy của sự tồi tàn" [61, 452]. Cùng chung suy nghĩ với Nguyễn Thanh, tác giả Tạ Ngọc Liễn nêu quan điểm: "Ngòi bút hư cấu của nhà văn không thể tuỳ tiện, phải có mức độ, đặc biệt khi viết về những sự kiện lịch sử quan trọng, những nhân vật lịch sử có tầm vóc lớn, thân thế và sự nghiệp họ đã gắn liền với vận mệnh đất nước, số phận nhân dân" [61, 468]. Do đó: "… Nếu để bạn đọc có thể hiểu sai rằng bản chất văn hoá Việt Nam là đứa con do nền văn minh ngoại lai đẻ ra, Quang Trung là kẻ tàn ác, tham của, hám sắc một cách thấp hèn và bảo đó là cách nhìn nhận lịch sử mới mẻ thì không thể chấp nhận được" [61, 469]. Ở đây, chúng tôi không lạm bàn về quan niệm của hai tác giả Nguyễn Thanh và Tạ Ngọc Liễn là đúng hay sai, mà chúng tôi chỉ xem như đây là một gợi ý để chúng tôi tiếp cận với hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ khi nghiên cứu Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả Lê Thanh Nga ở bài viết Vài nét về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, số 27 (2002) đã điểm qua phong cách tự sự của Nguyễn Huy Thiệp từ một vài truyện ngắn tiêu biểu của ông như: Tướng về hưu, Giọt máu, Con gái thuỷ thần, Chảy đi sông ơi,… trong đó truyện ngắn Phẩm tiết cũng được tác giả nhắc đến. Theo Lê Thanh Nga: "Phẩm tiết ở một góc độ nào đó là cuộc đối thoại lớn của hai nhân vật tầm cỡ trong lịch sử - đối thoại về những quan điểm về lẽ sống, tình yêu, thái độ với cái đẹp. Vinh Hoa trong cái nhìn của Quang 9 Trung: "Ta được Vinh Hoa như một báu vật", . Vinh Hoa nhìn Quang Trung có thể với cái nhìn trân trọng (nàng "ăn nói khoan hoà, cư xử thông minh lịch lãm" trong thời gian ở với Quang Trung),…Gia Long nhìn Quang Trung "Thế là Huệ dại, Huệ trọng tinh thần mà bỉ thể xác,… bậc đế vương giữ nước là ở tinh thần, giữ mình là ở thể xác,…". Qua đây, phải chăng Nguyễn Huy Thiệp nhìn vua Quang Trung với cái nhìn trân trọng?" [59, 35]. Song do tính chất của bài viết nên tác giả Lê Thanh Nga cũng chưa làm rõ được hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ mà chỉ mới nhắc đến như là một ví dụ để minh chứng cho nghệ thuật tự sự của Nguyễn Huy Thiệp. Chính vì thế, hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ còn rất mờ nhạt. Ở luận văn thạc Đóng góp của Nguyễn Mộng Giác trong việc thể hiện đề tài lịch sử qua tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, tác giả Hồ Đình Kiếm đã chỉ ra vị trí Sông Côn mùa lũ trong khuynh hướng văn xuôi lịch sử của văn học Việt Nam đương đại với cách nhìn sự kiện và nhân vật lịch sử mới mẻ của Nguyễn Mộng Giác. Từ đó, tác giả đánh giá: "Trong số các nhà văn Việt Nam từ trước tới nay viết về phong trào Tây Sơn và người anh hùng Nguyễn Huệ thì Nguyễn Mộng Giác với tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ đã tái hiện được một Nguyễn Huệ anh hùng đến mức xuất sắc nhưng đậm chất đời thường, một con người bình thường mà vĩ đại" [41, 65]. Cũng nghiên cứu về Sông Côn mùa lũ, nhưng Nguyễn Thị Thắm lại tập trung đi sâu vào tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm. Ở luận văn thạc Nhân vật trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, tác giả đã phân tích nhân vật Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Ngọc Hân, An, Thọ Hương, ông giáo Hiến,… ở những khía cạnh khác nhau, dưới những góc nhìn khác nhau. Qua đó Nguyễn Thị Thắm cho chúng ta thấy mỗi nhân vật là một cuộc đời, mà trong mỗi cuộc đời ấy ngoài những ánh hào quang thì còn có những đau khổ suy tư. Đặc biệt, trong số những nhân vật ấy, Nguyễn Huệ được Nguyễn Thị Thắm đi sâu tìm hiểu hơn cả. Theo tác giả: "Nguyễn Mộng Giác đã tái hiện một Nguyễn Huệ anh hùng qua sự lớn dần lên của tư tưởng, quan 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan