Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn

114 977 3
Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ QUANG BÌNH 01658161398 NỘI TRONG TÙY BÚT CỦA BĂNG SƠN LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN VINH - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Băng Sơn là một trong những tác giả tùy bút nổi bật của văn học Việt Nam đương đại. Ông viết tùy bút với một sức viết mạnh mẽ, khỏe khoắn và đạt được nhiều thành công. Những sáng tác của ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm gắn bó tha thiết với cuộc đời và con người, đặc biệt là khi viết về Nội, qua tập Thú ăn chơi người Nội. Những trang tùy bút của ông thể hiện một cái nhìn hết sức tinh tế và sâu sắc về Nội. Phải là một con người không chỉ am hiểu mà còn mang tình yêu tha thiết đối với Nội, mới có thể cảm nhận từng vẻ đẹp tiềm ẩn của mảnh đất này trong nhịp sống đời thường cũng như trong tầng sâu đời sống văn hóa. Có thể nói, dù đã có rất nhiều tác giả viết về Nội, nhưng Băng Sơn đã tạo nên cho mình một góc nhìn riêng, một cái duyên riêng, không lẫn vào bất kì ai khác. 1.2. Nội đã tròn một ngàn năm tuổi, những giá trị văn hóa đã thăng hoa tiềm ẩn lấp lánh trong nếp sống, trong mọi ngõ ngách của đời thường, nhưng đối mặt trước cuộc sống hiện đại liệu chúng còn giữ được những vẻ đẹp ngàn xưa của đất kinh kỳ? Những trang văn của Băng Sơn, giúp ta hiểu thêm những giá trị văn hóa sâu lắng, tiềm ẩn trong những gì bình dị, gần gũi nhất bên ta và chúng ta chắc hẳn sẽ phải thay đổi một cách nhìn, cách ứng xử đối với những giá trị văn hóa của xứ sở. Như vậy có thể nói Băng Sơn đã thể hiện thành công thiên chức của nhà văn trong việc giáo dục mọi người trân trọng và giữ gìn tinh hoa văn hóa của dân tộc. 1.3. Khi nghiên cứu về tuỳ bút Băng Sơn giúp cho chúng ta phát hiện một mạch nguồn từ Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… và Băng Sơn vừa kế thừa, vừa phát huy những giá trị cao đẹp của tùy bút viết về Nội. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về các sáng tác của ông, đặc biệt là mảng tùy bút giúp cho chúng ta cách nhìn nhận đánh giá đúng về tác giả, qua đó khẳng định một cách khách quan những đóng góp quý giá của ông cho nền văn học nước nhà. 2 Trên đây là những lý do chính thôi thúc chúng tôi chọn: Nội trong tùy bút Băng Sơn làm đề tài nghiên cứu . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong nền văn học đương đại Việt Nam, Băng Sơn là tác giả có sức sáng tạo mạnh mẽ, dường như ngòi bút của ông luôn sôi nổi với những cảm hứng không bao giờ cạn, đặc biệt là những đề tài thuộc về phong tục tập quán về văn hoá, những trang văn của ông tạo nên một bức tranh đa sắc màu của nền văn hóa. Đóng góp nổi bật nhất của Băng Sơn chính là ở thể loại tùy bút. Tuy nhiên vấn đề này mới chỉ được một số nhà phê bình nghiên cứu đề cập đến ở một số khía cạnh đơn lẻ. Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua một số bài viết tiêu biểu. Trong bài Băng Sơn với Nội, nhà thơ Ngô Quân Miện có ý kiến: “Viết về thú ăn chơi của người Nội thì đây không phải là cuốn sách đầu tiên. Đã có “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, và những bài viết về phở, về ngẩu pín, về chả cá . của Nguyễn Tuân. Toàn những cây bút có hạng cả. Thế nhưng, Băng Sơn vẫn có tiếng nói của mình, nối tiếp những tiếng nói trước và cũng có những âm hưởng của mình, góp một dòng suối vào những con suối kia làm thành một dòng sông mang hương vị của đất kinh kỳ Nội” [37, 1067]. Như vậy nhà thơ đã khẳng định một điều con đường mà tác giả đã lựa chọn đầy thách thức bởi đây là đề tài đã đạt nhiều thành công, nhưng cho dù viết những đề tài cũ, đối mặt với những tên tuổi đã thành danh nhưng Băng Sơn đã khẳng định được chính mình. Không chỉ khẳng định sự thành công của Băng Sơn về mặt nội dung, tác giả này còn chú ý đến sự độc đáo về ngôn ngữ trong tùy bút của ông: “Trong thú ăn chơi người Nội, Băng Sơn luôn luôn cho ta thấy nồng đượm tình người. Ngòi bút của anh vốn là ngòi bút thơ dễ thông cảm trước tình người, nên những trang văn xuôi của anh thường có chất thơ. Tình người trong món cốm đầu mùa do bàn tay người vợ mua về cho chồng, tình người trong chiếc bánh dầy mẹ mua về cho con. Anh thường gợi những phong vị, những khung cảnh, những không khí, 3 những thời tiết, những kỷ niệm làm ta qua một món ăn, thêm yêu, thêm nhớ Nội…” [37, 1068-1069]. Về ngôn ngữ tùy bút Băng Sơn, nhà thơ Hoàng Quốc Hải nhận xét: “Băng Sơn không chỉ đem các con chữ thả trên mặt giấy như một thứ trò chơi, mà anh phải nhào nặn hình hài nó qua mồ hôi, nước mắt và cả sự dằn vặt của tâm hồn và trí tuệ của đời anh. Đó cũng chính là lý do Băng Sơn viết văn xuôi muộn so với thơ anh. Và để viết được những áng văn có hồn, khó lắm thay” [37, 1089]. Hoàng Quốc Hải đã khẳng định Băng Sơn đã đem đến cho người đọc những trang văn thật giản dị trong sáng như những gì thân thương gần gũi nhất của đời thường nhưng không phải là thứ văn dễ dãi, qua đó ta còn thấy một tình yêu thiêng liêng đối với tiếng Việt và cao cả hơn đó là sự cống hiến hết mình của người nghệ sĩ chân chính. Khi đến với Băng Sơn, Thanh Hào phát hiện: “Người đọc cảm nhận được ở nhà văn một tâm hồn nghệ sĩ có một tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu xứ sở quê hương và Nội nổi tiếng, anh yêu đến ngơ ngẩn làm người đọc cũng “bị” yêu lây. Mỗi khi qua một cảnh, một sự việc cụ thể nào đó là ta đã đọc trong trang sách của Băng Sơn, ta bắt gặp một gốc đa trong thành phố, một sắc hoa lộc vừng rơi trên mặt nước Hồ Gươm, một mùi hoa lan trong đêm phố Phan Đình Phùng, một ngôi chùa dọc, một tiếng chuông, một tháp bút, một phố ngắn nhất và món thịt bò khô, đến cơm nắm và cơm nguội. người đọc đều thấy Băng Sơn có hồn trong đó” [37, 1096]. Đó là điều mà Thanh Hào khẳng định về Băng Sơn. Phải là một con người Nội, sống từng trải với Nội và yêu Nội đến nhường nào mới thấy được vẻ đẹp giản dị và tinh tế đến như vậy. Khi viết về Băng Sơn cây bút tài hoa của đất thành Nguyễn Kế Nghiệp nhận xét “ Đọc tùy bút Băng Sơn luôn có cảm giác trong anh có cả chất Thạch Lam, Vũ Bằng và Hồ Dzếnh. Một cái gì đó chân thật, đôn hậu, đằm thắm, bảng lảng và có lúc bùi ngùi, cái bùi ngùi cần thiết để nâng cao tâm hồn ta” [37, 1102]. Đó là một đánh giá chính xác, tinh nhạy. 4 Băng Sơn đã ra đi vào những ngày cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Nội, con người ấy đã không kịp dự ngày đại lễ của thành phố mà ông đã giành tình yêu suốt một đời. Bạn bè, đồng nghiệp, độc giả gần xa đã vô cùng tiếc thương cho ông- Một nhà văn của Nội, viết về Nội và nhập vào hồn thiêng Nội đúng vào lúc Thành phố tròn 1000 năm tuổi. Bằng niềm thương yêu trân trọng, mọi người giành tất cả cho ông tình cảm chân thành tha thiết nhất. Trong điếu văn của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đọc tại lễ tang nhà văn Băng Sơn, nhà thơ Hữu Thỉnh đã khẳng định: “Nhờ trải nghiệm những thăng trầm của Nội trong nhiều giai đoạn và tích lũy vốn sống qua nhiều năm làm báo, Băng Sơn phục hiện thành công hồn xưa trên phố cổ” [42]. Đó là sự giữ gìn vẻ đẹp ngàn năm của đất kinh kỳ, có thể mười năm một trăm năm hay một ngàn năm nữa Nội vẫn còn nguyên vẹn thần khí ngàn xưa trong những trang sách của Băng Sơn. Với ông quá trình viết về Nội là quá trình nhập thân hòa mình với cảnh vật: “Bước trên mỗi viên gạch lát đường ông như nghe được những hồi âm từ quá khứ. Và quá khứ cũng nghe rõ những xúc động thăng hoa, trong mạch văn, trong hồn văn của ông. Với Băng Sơn, con người và hồn thiêng sông núi dồn tụ nơi Thăng Long đã được hiểu biết, được khám phá, được tôn vinh đến từng góc khuất. Từng góc phố, từng số nhà, từng thói quen, từng nét văn hóa cổ kính, tao nhã đã được ông đánh thức và làm sống lại, đem đến biết bao xúc động cho người đọc” [42]. Hữu Thỉnh đã phát hiện: “Từ một nụ đào phai, tiếng rao đêm, một nét ứng xử, cho đến cả gánh quà vặt buổi sáng đều toát lên vẻ thanh lịch và thánh hiện, nó vừa là ám ảnh của quá khứ vừa là cái nuôi dưỡng cho tương lai” [42]. Tất cả chân dung của cuộc sống đời thường đã hiện lên trong những trang văn của Băng Sơn, nó vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng, ông đã nắm bắt từng giây phút của cuộc sống để nhập vào hồn thiêng của quá khứ và lưu giữ lại cho muôn đời. 5 Nhà văn Mai Thục Thương tiếc Băng Sơn - Một đời "tu Chợ" đã cảm nhận: "Tình yêu Nội trong Băng Sơn như men rượu ủ trong bình cổ đêm trường, đợi nắng Xuân" [47] và tác giả còn phát hiện: "Trong văn Băng Sơn, dậy hương thơm, mầu sắc, nâng con người biết sống khôn ngoan tử tế hơn ." [47]. Đối với bản thân con người ông, một nghệ sỹ suốt một đời đi tìm cái đẹp, để tận hiến cho đời Băng Sơn đã phải vắt kiệt sức mình cho nghệ thuật và cho cuộc đời: "Thấu lẽ vô thường, Băng Sơn đã một đời "tu Chợ". Không ai ép buộc. Tự mình gạn lọc, khơi trong hồn mình. Ông ăn bằng mắt, yêu cũng bằng ánh mắt, nụ cười, và hồn Liêu Trai diệu nghệ . Đau đời thì đi tìm cái Đẹp viết ra tặng đời. Chẳng phải tu khổ hạnh, ép xác, không gồng sức, căng gân, hay giả dối, "tu Chợ" là phương sách Băng Sơn nâng niu sự sống mong manh nhưng rất thiêng liêng của mình" [47]. Như vậy với Băng Sơn, viết văn đã trở thành lẽ sống trong cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật. Trong bài Nhà văn Băng Sơn lỗi hẹn ngàn năm Thăng Long, tác giả Tuyết Lan viết “Băng Sơn yêu Nội theo cách riêng của mình, một tình yêu không ồn ào nhưng mãnh liệt và bền bỉ, người ta biết đến Nội nhiều qua những đoản văntùy bút của ông” [20]. Cho dù là người Nội không phải ai cũng hiểu hết thành phố này, sự thật là khi đọc những trang văn của ông ta đã hiểu được nhiều điều, và có lúc ta phải ngỡ ngàng bởi sự phát hiện tinh tế và độc đáo của tác giả bởi vì khi ta tìm về với Băng Sơn là “Tìm lại một góc Nội rất đôn hậu, ấm áp, cổ xưa” [20]. Tất cả những bài viết thể hiện sự yêu thương trân trọng đối với Băng Sơn, một con người tài năng và đầy nhân hậu . đó cũng là nỗi lòng tiếc thương và sự khẳng định giá trị của một người nghệ sĩ đã sống hết mình cho Nội. Nhìn chung trong các công trình, bài viết dù có nhiều nhận định xác đáng, nhưng chủ yếu dừng lại cái nhìn mang tính tổng quan, khái quát, ở những bài viết đơn lẻ mà chưa có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tác giả Băng Sơn đặc biệt là tuỳ bút của ông viết về đề tài Nội. Bởi vậy vừa tiếp thu, kế thừa những người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng những xác lập hướng nghiên cứu có hệ thống hơn về những đặc sắc nghệ thuật trong tùy bút của Băng Sơn. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Nội trong tùy bút của Băng Sơn 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau : - Tìm hiểu về khái niệm tùy búttùy bút của Băng Sơn - Đặc điểm Nội trong tùy bút của Băng Sơn - Nghệ thuật mô tả Nội trong tùy bút của Băng Sơn 3.3. Phạm vi văn bản khảo sát Chúng tôi tập trung khảo sát các tập tùy bút của Băng Sơn sau đây: - Tình yêu từ Nội (2005) - Thú ăn chơi người Nội (2008) - Ngày thường Nội (2010) 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp phân loại, thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đem lại cái nhìn mang tính hệ thống về hình tượng Nội trong tùy bút của Băng Sơn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn triển khai thành 3 chương: Chương 1: Khái niệm tùy búttùy bút viết về Nội của Băng Sơn Chương 2: Hình tượng Nội qua cái nhìn nghệ thuật của Băng Sơn Chương 3: Nghệ thuật mô tả Nội trong tùy bút của Băng Sơn 7 Chương 1 KHÁI NIỆM TÙY BÚTTÙY BÚT VIẾT VỀ NỘI CỦA BĂNG SƠN 1.1. Một số vấn đề về lí thuyết thể loại 1.1.1. Khái niệm tùy bút Trong quá trình phát triển của văn học, tuỳ bút là một thể loại ra đời từ khá sớm, ngay từ thời trung đại đã từng xuất hiện nhiều tác phẩm tuỳ bút. Tuy nhiên cho đến nay vẫn xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về tuỳ bút. Từ điển Bách khoa văn học của Liên Xô trước đây định nghĩa: "Tuỳ bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng" [31]. Tác giả đã khẳng định tuỳ bút là một tác phẩm văn xuôi có dung lượng ngắn, mang dấu ấn chủ quan của người viết, trong đó những sự vật, sự việc được nhắc đến là những sự vật sự việc có thực. Theo Vương Trí Nhàn, trong một cuốn từ điển khác người ta còn bổ sung thêm: "Được gọi là tuỳ bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rõ cái giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời là những bút pháp vừa giầu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn - những người đó mới đi vào tuỳ bút" [31]. Có nghĩa là người viết tuỳ bút không chỉ thể hiện sự tự do phóng trong ngòi bút của mình mà còn phải là người thực sự tài năng, bởi vậy cái tôi cá nhân được khẳng định rõ nét nhất. Trong Từ điển thuật ngữ Văn học, các tác giả đã định nghĩa về tùy bút: “Một thể thuộc loại hình kí, rất gần với bút kí, kí sự. Nét nổi bật trong tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh 8 giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. So với các tiểu loại khác của ký, tùy bút vẫn không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lý. Cấu trúc của tùy bút, nói chung không bị ràng buộc, cấu trúc bởi một cốt truyện cụ thể, song nội dung củavẫn được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Ngôn ngữ tùy bút giàu hình ảnh và chất thơ” [12, 323]. Tác giả Trần Văn Minh trong bài Dạy tác phẩm tuỳ bút trong trường trung học phổ thông nhìn từ đặc trưng thể loại cho rằng: " Nếu quan niệm rằng tuỳ bút chỉ là một lối viết tự do, phóng túng, "tuỳ theo ngòi bút mà đưa đẩy" thì có phần đúng, nhưng chưa đủ. Tuỳ bút còn là một thể loại văn xuôi với những đặc điểm nội dung, nghệ thuật đặc thù, có quá trình hình thành và phát triển lâu đời trong nền văn học Việt Nam" [28]. Như vậy, nét đặc thù của tuỳ bút ở đây là ghi lại dấu ấn chủ quan của tác giả. Từ những quan niệm trên ta thấy các tác giả đứng trên nhiều bình diện, tiêu chí, quan điểm khác nhau để xem xét. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về tuỳ bút tuy nhiên chúng ta vẫn có thể rút ra được những quan điểm chung về tuỳ bút đó là: tuỳ bút là một “thể”, một “tiểu loại” của thể kí, nó có dung lượng ngắn, trong đó người viết tái hiện lại sự vật, hiện tượng có thật, kết hợp với cảm xúc qua đó thể hiện những đánh giá mang dấu ấn chủ quan của người viết. 1.1.2. Đặc trưng thể loại tùy bút Từ những kết quả nghiên cứu trên đã giúp chúng ta có sự phân định thể loại tuỳ bút và thể kí cũng như sự khác biệt giữa thể loại tuỳ bút với các loại văn bản văn học khác. Từ đó giúp chúng ta chỉ ra được những đặc trưng của thể loại tuỳ bút. 1.1.2.1. Tùy bút chú trọng tính chất ghi chép "người thực", "việc thực" Tác phẩm văn học lấy sự hư cấu là chủ yếu, nhà văn đi sâu vào cuộc đời, khám phá những sự vật, hiện tượng ở chiều sâu và từ đó bằng vốn sống và tài năng của mình, nhà văn xây dựng những hình tượng, xây dựng 9 nhân vật. Các nhân vật trong tác phẩm văn học vừa là “chính nó” nhưng cũng không hoàn toàn là “nó”, bởi vì mỗi nhân vật có một cái tên, một cuộc đời, một số phận riêng, nhưng đồng thời đó lại là những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Nhưng trong tùy bút, bằng sự trải nghiệm và bằng sự tìm hiểu cụ thể, nhà văn tái hiện lại những con người thực, những sự việc đã từng diễn ra nhưng không nhằm vào biện pháp hư cấu mà nó chỉ là cái cớ để nhà nhà văn thể hiện những suy tư, những cảm xúc của mình. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, người lái đò sông Đà là một nhân vật tác giả đã từng gặp trong chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc tổ quốc những năm 60 của thế kỷ trước. Nguyễn Tuân đã tái hiện lại cuộc sống của những con người lao động và quá trình chinh phục thiên nhiên của họ, qua đó tác giả gửi gắm niềm cảm phục đối với những con người lao động và niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước quê hương. Khi viết về một món quà đã vĩnh viễn đi vào quá khứ cùng với đó là nhân vật bà hai Tầu, Băng Sơn đã kể cho chúng ta nghe về một người đàn bà từng xuất hiện ở Nội vào giữa thế kỷ XX với một món quà giản dị và độc đáo là món bánh cuốn, dường như ta cảm nhận được tất cả nỗi lòng tiếc nuối của tác giả về những gì quý giá đã mất. Những dòng văn đầy ưu tư trăn trở hoài niệm đã phần nào đánh thức trong ta về trách nhiêm giữ gìn những giá trị văn hoá . Khi viết tùy bút, các nhà văn thường tái hiện cuộc sống ở góc độ đời thường, đời tư những sự việc diễn ra trong cuộc sống thường nhật . bởi vậy tác giả tuỳ bút chú trọng đến con người thực, việc thực vì nó là nguồn cảm hứng của tuỳ bút 1.1.2.2. Thể hiện rõ nét cái tôi cảm xúc của nghệ sĩ Nhà văn đến với tuỳ bút là đến với một thể loại văn học tự do, ở đó tự do thể hiện cái tôi của mình trong kết cấu, trong cảm xúc. Không bị gò bó trong khuôn phép của văn bản, không bị gò bó trong kết cấu hình tượng, bởi vậy nhà văn được thả hồn mình trong những con chữ với những đề tài 10 . bút và tùy bút của Băng Sơn - Đặc điểm Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn - Nghệ thuật mô tả Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn 3.3. Phạm vi văn bản khảo. 01658161398 HÀ NỘI TRONG TÙY BÚT CỦA BĂNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Băng Sơn là một trong những tác giả tùy bút

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan