Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

57 708 0
Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

LUẬN VĂN: Phát triển thương mại điện tửcác doanh nghiệp Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng của Việt Nam. Nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh đó Việt Nam cũng tổ chức thành công diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) mới đây ta lại vui mừng khi đón nhận tin Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Đây chính là những phần thưởng lớn lao mà bạn bè quốc tế đã dành tặng cho chúng ta, đó cũng là sự minh chứng đúng đắn cho vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới do Đảng ta khởi xướng dẫn dắt, ta đã giành được thắng lợi toàn diện cả về kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc phòng - an ninh. Toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hoá thương mại sẽ được đẩy mạnh, đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động vốn ngày càng được mở rộng. Song, bên cạnh đó, toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với một đất nước kém phát triển như đất nước ta. Sự cạnh tranh diễn ra trong các ngành thương mại, dịch vụ, cạnh tranh thu hút vốn đầu công nghệ ngày càng trở nên gay gắt. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh: đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian thời gian… mà đây lại chính là những điểm mạnh của thương mại điện tử. Như vậy có thể thấy, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của các doanh nghiệp là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy thương mại điện tử là một phương thức giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại phát triển. Tuy nhiên, việc ứng dụng thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức, trình độ nhân lực, đặc điểm kinh doanh, hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp… Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề “phát triển thương mại điện tửcác doanh nghiệp Việt Nam” em đã tham gia nghiên cứu vấn đề này với mục đích nhằm nâng cao, bổ xung kiến thức, đồng thời mong muốn đóng góp một phần công sức vào sự phát triển của thương mại điện tửViệt Nam. Mục lục Lời mở đầu Error! Bookmark not defined. Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5 1. Quan niệm về thương mại điện tử 5 2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp 7 3. Các điều kiện phát triển thương mại điện tử . 11 3.1. Môi trường pháp lý chính sách 11 3.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội 12 3.3. Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực 12 3.4. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật - công nghệ 13 4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập . 14 4.1. Các nhân tố quốc tế . 14 4.2. Các nhân tố trong nước 16 Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬCÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 21 1. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho việc ứng dụng phát triển thương mại điện tử . 21 2. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tửcác doanh nghiệp Việt Nam 24 3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tửcác doanh nghiệp Việt Nam 31 3.1. Những thành tựu đạt được 31 3.2. Những tồn tại cần quan tâm giải quyết khi phát triển thương mại điện tửcác doanh nghiệp . 34 Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬCÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 38 1. Quan điểm . 38 2. Mục tiêu 40 3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tửcác doanh nghiệp Việt Nam42 Kết Luận 54 Tài liệu tham khảo 57 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Quan niệm về thương mại điện tử Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” nhưng tựu trung lại có hai quan điểm lớn trên thế giới xin được nêu ra dưới đây: Thương mại điện tử (TMĐT) theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản (text), âm thanh hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Tóm lại, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao dịch tài chính thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng phân phối sản phẩm được mua bán thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet. Khái niệm về Thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex . Qua nghiên cứu các khái niệm về Thương mại điện tử như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì Thương mại điện tử chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm, Thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hàng trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. 2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ ngày càng nhân rộng trên phạm vi thế giới. Chocác nguồn nghiên cứu khác nhau đưa ra những con số chênh lệch khá lớn về ước tính về giá trị thương mại điện tử toàn cầu, những con số này vẫn cho thấy một tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 60-70%. Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu cấp thiết, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ phương án an toàn thông tin ., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể nào sánh kịp. Thương mại điện tử trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh từ các mối quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm: việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá - dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng công trình, vấn, hợp tác về công nghiệp, về chuyên chở bằng đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, áp dụng phương thức thương mại điện tử có khả năng giải quyết được mọi vấn đề có liên quan đến thương mại mà để thực hiện nó cần có sự trợ giúp của công nghệ thông tin truyền thông. Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử nhằm mang tới những đột phá lớn về hiệu quả tăng khả năng hội nhập của doanh nghiệp trên cả thị trường trong ngoài nước. Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử sẽ giảm bớt các rào cản đối với việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp nhận các dịch vụ này một cách dễ dàng hiệu quả hơn. Nó cũng sẽ giúp cho các quốc gia, các doanh nghiệp ( nhất là doanh nghiệp vừa nhỏ) có thể kết nối, giao dịch với các đối tác trên phạm vi toàn cầu chủ động với hoạt động hội nhập kinh tế khu vực quốc tế. Thông qua phương thức kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể quảng cáo trực tuyến tới khách hàng tiềm năng ở khắp mọi nơi trên thế giới trong khi nếu sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thống thì họ không thể tiến hành được. Thực hiện phương thức kinh doanh thương mại điện tử tức là tạo được sự kết nối mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp người tiêu dùng trong việc mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ. Chính vì vậy, áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử có tầm quan trọng đặc biệt khác hẳn so với việc áp dụng các phương thức kinh doanh khác trên thị trường. Cụ thể là:  Ứng dụng phát triển thương mại điện tử sẽ giúp các quốc gia nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp hiện đại, tạo ra diện mạo mới, làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Trên thực tế, áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử không chỉ là một cuộc cải cách các phương thức kinh doanh mà thực chất là một cuộc đổi mới về cơ cấu phương thức vận động của nền kinh tế. Đây là phương thức kinh doanh mà mọi hoạt động có liên quan đến thương mại đều được đưa lên mạng, mở rộng cơ hội mua bán hàng hoá dịch vụ, hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả giao dịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia cũng như của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.  Theo phương thức kinh doanh thương mại điện tử, khoảng cách giữa người bán với người mua, giữa người sản xuất với người tiêu dùng được thu hẹp rất nhiều. Người sản xuất, người bán hàng có thể giới thiệu hàng hoá của mình trên mạng, người mua có thể nhìn thấy sản phẩm, biết được đặc tính của sản phẩm.  Với phương thức kinh doanh bán hàng này, người sản xuất người bán hàng cùng có lợi. Người sản xuất không cần kho chứa hàng, người bán hàng không cần có cửa hàng hàng hoá được quản lý một cách có hiệu quả hơn. Đây là xu thế phát triển dễ hiểu của thương mại quốc tế vì khi hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sôi động với cường độ ngày càng lớn thì đòi hỏi người ta phải tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Sự ra đời phát triển của thương mại điện tử đã làm giảm đáng kể chi phí lao động của toàn xã hội  Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử giúp doanh nghiệp nắm được các thông tin thị trường một cách đầy đủ, phong phú từ đó có thể xây dựng được cho mình một chiến lược sản xuất – kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, thị trường khu vực thị trường quốc tế. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ, một lực lượng có vai trò như động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế.  Kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ, có diện tích nhỏ, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm đi rất nhiều so với giao dịch trực tiếp. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ họ có thể tập trung vào hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm đưa đến lợi ích to lớn lâu dài cho doanh nghiệp cho toàn xã hội.  Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể giảm chi phí bán hàng chi phí tiếp thị. Bằng các phương tiện hiện đại (Internet/Web), một nhân viên bán hàng có thể cùng một lúc giao dịch được với nhiều khách hàng, một trang Web của doanh nghiệp có thể giới thiệu đến nhiều khách hàng nhiều thông tin về doanh nghiệp, nhiều thông tin về các sản phẩm của doanh nghiệp làm phong phú thêm điều kiện lựa chọn của khách hàng.  Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử (qua Internet/Web), giúp cho doanh nghiệp người tiêu dùng giảm đáng kể thời gian chi phí giao dịch vì thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện; chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10 – 20% so với chi phí thanh toán bằng các phương tiện thông thường khác. Việc giảm thời gian chi phí giao dịch là hai yếu tố cơ bản làm cho hàng hoá, dịch vụ nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng mà không phải qua trung gian. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ khi đưa ra thị trường.  Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin truyền thông, việc áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử sẽ làm tăng thêm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Internet có xu thế tạo lợi nhuận cho cả công ty lớn công ty nhỏ, kể cả các doanh nghiệp nhân cá nhân người sản xuất. Vì đây là sân chơi bình đẳng nên các doanh nghiệpnhỏ nhưng thông qua Website của mình họ cũng có thể đạt được một doanh thu lớn mà điều này là khó có thể có trong việc áp dụng các phương thức kinh doanh truyền thống. Mặt khác, khi áp dụng phương thức thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cung cấp các dịch vụ vấn cũng như các thông tin cần thiết cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất.  Áp dụng phương thức thương mại điện tử sẽ tạo điều kiện cho việc thiết lập củng cố quan hệ giữa các đối tác tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các doanh nghiệp có thể giao dịch trực tiếp liên tục với nhau, hàng hoá có thể được cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng mà không phải qua các khâu trung gian. Mặt khác, thông qua Internet, các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới dễ dàng được phát hiện nhanh chóng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng trên phạm vi toàn cầu.  Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp sớm tiếp cận với kinh tế số hoá, tạo cho các nước đang phát triển một bước tiến nhảy vọt để theo kịp các nước khác trong thời gian ngắn nhất. Trong điều kiện hội nhập WTO của nước ta hiện nay, việc thiếu các phương tiện kỹ thuật đủ mạnh lực lượng cán bộ đủ năng lực đang là khó khăn lớn để các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả phương thức kinh doanh thương mại hiện đại này. Tóm lại, đối với các doanh nghiệp, lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử mang lại cho họ chính là sự tiết kiệm chi phí sự thuận lợi của các bên khi tham gia giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ: gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn là gửi thư theo đường bưu điện. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt các khách hàng với mức chi phí bỏ ra chỉ bằng chi . dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam 24 3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam. làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. 2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và ngày

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:12

Hình ảnh liên quan

Hình thức đào tạo Có Không Mở lớp đào tạo 8,16%  91,84%  Gửi nhân viên đi học 30,21% 69,79%  Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc 62,91% 37,09%  Không đào tạo 21,06%  - Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Hình th.

ức đào tạo Có Không Mở lớp đào tạo 8,16% 91,84% Gửi nhân viên đi học 30,21% 69,79% Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc 62,91% 37,09% Không đào tạo 21,06% Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2. Mức độ sử dụng mạng trong doanh nghiệp - Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Bảng 2..

Mức độ sử dụng mạng trong doanh nghiệp Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 3. Danh sách các sàn giao dịch TMĐT được nhiều doanh nghiệp tham gia - Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Bảng 3..

Danh sách các sàn giao dịch TMĐT được nhiều doanh nghiệp tham gia Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 4. Các phương thức đặt hàng qua phương tiện điện tử - Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Bảng 4..

Các phương thức đặt hàng qua phương tiện điện tử Xem tại trang 29 của tài liệu.
So sánh về hình thức giao hàng của các doanh nghiệp trong năm 2006 so với các năm trước đó cho thấy, hình thức giao hàng vẫn không thay đổi nhiều - Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

o.

sánh về hình thức giao hàng của các doanh nghiệp trong năm 2006 so với các năm trước đó cho thấy, hình thức giao hàng vẫn không thay đổi nhiều Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan