Chiến tranh trong ba tiểu thuyết dấu chân người lính, đất trắng, nỗi buồn chiến tranh luận văn thạc sỹ ngữ văn

182 2.5K 20
Chiến tranh trong ba tiểu thuyết dấu chân người lính, đất trắng, nỗi buồn chiến tranh luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------------------- LÊ ĐÌNH TRƯỜNG CHIẾN TRANH TRONG BA TIỂU THUYẾT DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH, ĐẤT TRẮNG, NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG VINH - 2011 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề .3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 13 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .14 5. Phương pháp nghiên cứu 14 6. Đóng góp của luận văn .14 7. Cấu trúc luận văn 15 Chương 1. Tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1945 – Một cái nhìn chung .16 1.1. Giới thuyết chung về khái niệm tiểu thuyết 16 1.2. Nhìn chung về tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 và vị trí của Dấu chân người lính .19 1.2.1. Nhìn chung về tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 .19 1.2.2. Vị trí của tiểu thuyết Dấu chân người lính .28 1.3. Nhìn chung về tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 .30 1.3.1. Những tiền đề cơ bản của sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 30 1.3.2. Nhìn chung về tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam mười năm đầu sau giải phóng (1975 – 1985) và vị trí của Đất trắng .35 1.3.3. Nhìn chung về tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau Đổi mới (1986) và vị trí của Nỗi buồn chiến tranh 41 2 Chương 2. Hiện thực chiến tranh trong ba tiểu thuyết Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh 50 2.1. Hiện thực chiến tranh – Nhìn từ bối cảnh chiến trận 51 2.1.1. Từ hiện thực hào hùng đến hiện thực bi hùng 51 2.1.2. Từ hiện thực cuộc sống trong khung cảnh chiến trường đến hiện thực về số phận con người .59 2.2. Hiện thực chiến tranh – Nhìn từ người lính cách mạng .65 2.2.1. Người lính – Từ những người anh hùng mang vẻ đẹp lý tưởng 65 2.2.2. .Đến những con người bình thường, mang số phận bi kịch 74 2.2.3. Hình tượng người lính nữ trong và sau chiến tranh 84 2.3. Hiện thực chiến tranh - Nhìn từ phía đối phương 91 2.4. Hiện thực chiến tranh – Nhìn từ những người không trực tiếp tham gia cuộc chiến 102 Chương 3. Những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện chiến tranh trong ba tiểu thuyết Dấu chân người lính, Đất trắng, Nỗi buồn chiến tranh 108 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 108 3.1.1. Từ kiểu nhân vật hành động đến kiểu nhân vật tâm lý 108 3.1.2. Từ kiểu nhân vật tập thể đến kiểu nhân vật cá nhân 112 3.1.3. Từ kiểu nhân vật điển hình đến kiểu nhân vật cá biệt 117 3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu 123 3.2.1. Kết cấu sử thi - hoành tráng trong Dấu chân người lính 124 3.2.2. Kết cấu dồn nén sự kiện trong Đất trắng 127 3.2.3. Kết cấu dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh .131 3.3. Tổ chức không gian – thời gian nghệ thuật .134 3.3.1. Từ không gian chiến trận đến không gian tâm lý, tâm linh .135 3.3.2. Sự gia tăng của thời gian quá khứ, thời gian hoài niệm .140 3.4. Nghệ thuật trần thuật .145 3 3.4.1. Điểm nhìn trần thuật 145 3.4.2. Giọng điệu trần thuật .152 3.4.3. Ngôn ngữ trần thuật .157 Kết luận .165 Tài liệu tham khảo .168 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Trong văn học, "có thể dễ dàng nhận thấy rằng kể từ truyền thuyết Thánh Gióng trong văn học dân gian và bài thơ đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong văn học thành văn cho đến 1975, đề tài chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, đề tài phản ánh những người anh hùng cầm vũ khí chống quân xâm lược vì độc lập tự do của dân tộc đã xuyên suốt và chiếm phần quan trọng nhất về dung lượng và chiều sâu trong tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam" [27, 45]. Không chỉ trong thời kỳ chiến tranh mà cho đến khi hoà bình thống nhất, với nhà văn “chiến tranh vẫn là siêu đề tài, người lính là siêu nhân vật, càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn” [36]. Thậm chí, N.I. Niculin còn cho rằng, “tiểu sử của hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đều gắn liền bằng cách này hay cách khác với chiến tranh, với những thử thách của chiến tranh, với trường đời, với những mất mát mà chiến tranh mang lại. Chiến tranh đã trở thành cái nền tảng đạo đức anh hùng, cung cấp những mẫu mực hành vi cho các nhân vật văn học” [106, 185]. Và tiểu thuyết viết về đề tài này từ sau 1945 cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn. Nghiên cứu vấn đề chiến tranh trong ba cuốn tiểu thuyết: Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn quy luật vận động của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1945 nói riêng. 1.2. Ba cuốn tiểu thuyết nói trên là ba tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu, đánh dấu những mốc quan trọng trong quá trình vận động của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1945. Dấu chân người lính là tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết sử thi trong văn học cách mạng (1945 – 5 1975). Đất trắng tiêu biểu cho tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn mười năm đầu sau giải phóng, từng được giải thưởng văn học về đề tài lực lượng vũ trang của Hội Nhà văn Việt Nam (công bố năm 1987). Nỗi buồn chiến tranh được đánh giá là một tác phẩm có nhiều ý tưởng cách tân, tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam sau Đổi mới (1986), từng được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng giải Nhất về tiểu thuyết năm 1991. Từ khi ra đời, ba cuốn tiểu thuyết này đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học và đã có không ít những bài viết, những công trình nghiên cứu bàn về các khía cạnh khác nhau ở mỗi tác phẩm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào khảo sát một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống vấn đề chiến tranh trong ba tiểu thuyết, nhất là trong thế đối sánh, để nhận ra những nét khác biệt trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực chiến tranh giữa một bên là trong tình hình nóng bỏng của hiện thực ấy, với một bên là một hiện thực đã được chiêm nghiệm trong một độ lùi nhất định của lịch sử. 1.3. Trong chương trình giảng dạy ở trường Đại học, Cao đẳng và phổ thông, tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi viết về đề tài chiến tranh sau 1945 nói chung cũng chiếm một vị trí khá quan trọng. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích được ít nhiều cho công tác giảng dạy mảng văn học này, trước hết là đối với bản thân. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: "Chiến tranh trong ba tiểu thuyết: Dấu chân người lính, Đất trắng, Nỗi buồn chiến tranh". Vì trình độ có hạn, thời gian và nguồn tài liệu cũng hạn chế nên vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu có thể chưa được đầy đủ như mong muốn. Song đây là dịp để chúng tôi kiểm nghiệm bản thân và bày tỏ sự quan tâm đặc biệt của mình đối với ba tiểu thuyết trên nói riêng cũng như đối với văn xuôi viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam từ sau 1945 nói chung. 6 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Xem xét lịch sử vấn đề trong phạm vi rộng: Những bài viết và công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam sau 1945. Trong văn xuôi Việt Nam sau 1945, mảng sáng tác về đề tài về chiến tranh chiếm một vị trí quan trọng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, hiện có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về mảng sáng tác này. Ngoài các công trình, các bài nghiên cứu phê bình còn có các cuộc hội thảo luận bàn về tiểu thuyết chiến tranh do báo Văn nghệ tổ chức vào các năm như: năm 1991, thảo luận về tiểu thuyết đoạt giải Bến không chồng của Dương Hướng, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh; năm 1996, báo Văn nghệ đặt ra vấn đề “Những vấn đề bức xúc đặt ra trong tiểu thuyết chiến tranh”; năm 2002, tổ chức toạ đàm về Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh, Cuộc đời dài lắm của Chu Lai . Nhìn chung, tất cả các bài viết, các công trình nghiên cứu đều cho rằng, mảng văn xuôi nói chung và văn xuôi viết về đề tài chiến tranh trước 1975 mang đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn; xây dựng được những hình tượng nhân vật anh hùng tiêu biểu cho cho giai cấp, cho dân tộc; có vai trò quan trọng trong việc cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của bộ đội, nhân dân. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, “ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, văn học giai đoạn 1945 – 1975 (trong đó có văn xuôi viết về đề tài chiến tranh cách mạng – L.Đ.T) là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm của nó là những con người đại diện cho giai cấp dân tộc, thời đại và kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng” [106, 61]. Lê Thành Nghị sau khi khảo sát một loạt tiểu thuyết mở đầu cho giai đoạn văn học mới (1945 – 1975) đã khẳng định: trong các tiểu thuyết này, "nhân vật anh hùng của cuộc kháng 7 chiến hiện ra sau một bút pháp vừa thực vừa ảo – một thứ "chủ nghĩa hiện thực" rắn rỏi mà mượt mà, tỉnh táo mà say mê trào dâng sau ngọn bút" [106, 166]. Bên cạnh đó, cách nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mặt hạn chế của văn xuôi viết về đề tài chiến tranh giai đoạn này. Đó là thể hiện con người và cuộc sống một cách giản đơn, xuôi chiều, phiến diện, công thức. Lê Thành Nghị thẳng thắn chỉ rõ: "Nhìn chung, vẫn thiếu một số phận điển hình tiêu biểu trọn vẹn của một cuộc đời cụ thể. Hình như cả một giai đoạn, tiểu thuyết nặng về ký họa các hình ảnh, gương mặt, chân dung mà thiếu đào sâu một cách hệ thống số phận, tính cách, lịch sử của nhân vật" [106, 169 – 170]. Về mảng văn xuôi viết về đề tài chiến tranh sau 1975, hầu hết các bài nghiên cứu phê bình đều thống nhất ý kiến cho rằng, nó đã có sự đa dạng hơn, phong phú hơn, chân thực hơn, táo bạo hơn với nhiều suy ngẫm, nhiều khám phá; phản ánh hiện thực cuộc chiến nhiều chiều, hình ảnh người lính trong chiến tranh cũng hiện lên đa diện hơn. Nhà văn Hữu Mai đã khẳng định: “Tác phẩm viết về chiến tranh đã mang những sắc thái mới. Một số đi vào những đề tài rộng lớn của chiến tranh, một số lại có xu hướng khai thác những bình diện chưa được đề cập nhiều trong những tác phẩm trước đây như: cái đau thương, cái mất mát, ác liệt, cái thấp hèn, những vấn đề thuộc đạo đức trong chiến tranh. Tiểu thuyết hiện nay bám sát hiện thực, nhìn thẳng vào thực trạng, nói ra thẳng những gì mình và mọi người quan tâm” [94, 93]. Hồ Phương cũng nhận thấy một trong những tìm tòi không mệt mỏi của tác phẩm viết về chiến tranh sau năm 1975, đặc biệt là trong thập kỷ 80 và 90 là “những vấn đề về số phận con người đã được chú ý đào xới, khai thác một cách sâu sắc, chân thực hơn trước” [119]. Xuân Thiều cũng nhận định: “Mười năm lại đây (từ sau Đổi mới đến 1995 – L.Đ.T), trên mặt bằng văn học, vẫn còn những tác phẩm viết trực diện về chiến tranh, tuy không nhiều nhưng đã có những nét mới, cách nhìn nhận, đánh giá hiện thực chiến tranh trung thực 8 hơn, mạnh dạn hơn” [106, 140]. Đề cập đến số phận người lính, tác giả Nguyễn Hương Giang trong Người lính hoà bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới viết: “Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới tập trung khai thác và tô đậm số phận người lính trong và sau chiến tranh. Trong tiểu thuyết giai đoạn này, nhân vật người lính được đặt ra với tư cách con người cá thể, với tất cả các quan hệ chung với xã hội .” [39]. Mặc dù vậy, văn xuôi viết về đề tài chiến tranh sau 1975 cũng không phải không có những hạn chế. Hồ Phương cũng nghiêm khắc chỉ rõ: "Trước đây quả là chúng ta dường như chỉ viết về những chuyện vui vẻ, hùng tráng và vào cuộc chiến tranh như đi xem hội . Nhưng bây giờ lẽ nào lại đi từ cực này sang cực khác ? Bạn đọc có thể sẽ nực cười cho rằng ta đã từ bỏ một công thức sơ lược này để đổi lấy một công thức sơ lược khác. Quá lắm cũng chỉ là một cái mốt. Mà mốt nào rồi cũng trở thành lỗi thời cả" [106, 136]. Nguyễn Phượng trong bài viết Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ đã chỉ ra những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh sau 1975, đó là: vẫn còn cái nhìn đơn giản, một chiều, chưa đủ sự táo bạo cho việc phát huy trí tưởng tượng và giải phóng những mãnh lực của hư cấu nghệ thuật; cố gắng dựng những tính cách, những số phận độc đáo, đặc biệt nhưng còn tự giam mình trong những quan niệm nghệ thuật về con người chưa thoát khỏi tính chất giản đơn, nhất phiến; đã ưu tiên cho việc phân tích tâm lý, nhưng chưa thực sự đối diện với những bí hiểm của tâm hồn con người hay thiếu những cây bút phân tích tâm lý thực sự. Tác giả cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến độc giả thờ ơ với nhiều tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng [84, 218] . 2.2. Xem xét lịch sử vấn đề trong phạm vi hẹp: Những bài viết và công trình nghiên cứu về ba cuốn tiểu thuyết: Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh. 9 2.2.1. Những bài viết và công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Dấu chân người lính Là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học cách mạng Việt Nam (1945 – 1975), từ khi ra đời đến nay, tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học và cũng đã có khá nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Nói chung, hầu hết các bài viết và công trình nghiên cứu đều khẳng định Dấu chân người lính là tác phẩm thành công nhất là trong việc xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Theo Phan Cự Đệ, “cuốn tiểu thuyết đã miêu tả, với một sức hấp dẫn, cuộc trường chinh kì lạ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc” [53, 57]. Song Thành cho rằng, với Dấu chân người lính, "ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã lột tả được vẻ đẹp tinh thần phong phú và đằng sau những khuôn mặt phong trần ấy, anh đã làm ánh lên những nét hào hoa không phải là không có sức hấp dẫn, vẫy gọi đối với bạn đọc thanh niên" [72, 130]. Trần Trọng Đăng Đàn cũng khẳng định: "Với Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu đã góp một phần quan trọng vào việc đẩy những hình tượng người anh hùng cách mạng trong văn học lên gần với những điển hình mà công chúng đang chờ đợi" [53, 66]. Cùng với quan điểm này, Ngô Thảo kết luận: Mặc dầu còn có những thiếu sót nhưng "thành công của Nguyễn Minh Châu vẫn là cơ bản, vững vàng. Chính là trên những thành tựu đó mà với Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu đã đóng góp vào văn học chống Mĩ một tác phẩm xuất sắc viết về người lính" [72, 135]. Song song với những mặt thành công, tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu còn có những hạn chế nhất định. Phan Cự Đệ cho rằng, “tác phẩm của anh chưa có những tư tưởng chủ đề lớn quán xuyến toàn bộ cốt truyện và nhân vật. Chất liệu tốt nhưng khả năng tổ chức, khái quát hóa còn yếu” [53, 57]. Vương Trí Nhàn chỉ rõ: "Ngay từ những mặt này – mặt bút pháp, bố cục, 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan