Thực trạng và giải pháp học chữ kanji trình độ sơ cấp báo cáo nghiên cứu khoa học

13 2.2K 5
Thực trạng và giải pháp học chữ kanji trình độ sơ cấp báo cáo nghiên cứu khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 A - DẪN LUẬN Việt Nam là một nước đang trên con đường phát triển nhanh. Việc thông thương với các nước ngoại quốc là một điều tất yếu. Đặc biệt, Việt Nam ta thường xuyên đẩy mạnh giao lưu - hợp tác - buôn bán với các nước trong khu vực châu Á, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan . Vì vậy, ngoại ngữ luôn được xem là môn học khá phổ biến ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung họ c phổ thông, ngay cả ở đại học. Nắm bắt được trào lưu đó, Trường Đại học Lạc Hồng đã có tầm nhìn chiến lược trong việc thành lập Khoa Đông phương với bốn chuyên ngành: Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Việt Nam học. Trong bốn ngành trên, ngành Nhật Bản học hiện nay có 13 lớp (4 lớp năm tư, 4 lớp năm ba, 3 lớp năm hai 2 lớp n ăm nhất), với khoảng 500 sinh viên đang theo học. Nhưng gần đây số lượng sinh viên theo học tiếng Nhật đang có xu hướng giãm dần. Nguyên nhân do đâu có cách nào để khắc phục điều đó? Theo tôi nhận định một trong những điều làm cho người chọn tiếng Nhật phân vân dễ bị nản lòng là do tiếng Nhật được xem là một trong những ngôn ngữ khó học. Trong chữ viết tiếng Nhậ t thường có ba loại chữ xuất hiện cùng lúc, gồm: Kanji (chữ Hán, được vay mượn từ Trung Quốc), chữ Hiragana – chữ nét mền chữ Katakana – chữ nét cứng (là hai loại chữ do người Nhật sáng tạo dựa trên cấu trúc chữ Hán). Ngoài ra còn có chữ Romanji (là loại chữ Latinh, dành cho những người nước ngoài phiên âm cách đọc khi mới bắt đầu học tiếng Nhật). 2 Chữ Kanji, được xem là loại chữ khó học dễ quên nếu không có phương pháp học phù hợp, cũng như cách ôn luyện thường xuyên. Đặc biệt, đối với những ai mới bắt đầu làm quen với tiếng Nhật thì việc học chữ Kanji là một rào cản, một thử thách đối với họ. việc học chữ Kanji có là khó khăn đối với sinh viên năm nhất ngành Nhật Bản học Trường Đại h ọc Lạc Hồng hay không? Nếu có thì những khó khăn đó là gì? Người viết sẽ sử dụng phương pháp thống kê xã hội học để khảo sát tìm hiểu giải pháp hỗ trợ kịp thời cho những sinh viên năm nhất đang gặp những khó khăn trong việc học chữ Kanji. Về lịch sử nghiên cứu, đã có một số bài viết liên quan đến chữ Kanji. Người viết đã tham khảo trong quá trình vi ết bài nhằm có được cái nhìn rõ hơn, toàn diện hơn. • Bài viết bằng tiếng Nhật: - 漢字指導における「訓」の問題店びついて - 「字訓品訓」を 中心に- (Các vấn đề về cách đọc theo âm Nhật (âm Kun) trong việc giảng dạy chữ Hán – Nhóm từ loại có cách đọc của các từ đọc theo âm Nhật) – tác giả 今井 幹天 (Imai Mikiten) - 非漢字圏日本語学習者の漢字学習ストラテジーに関する実証 的研究 – ベトナム人日本語学習者を対象として (Nghiên cứu mang tính kiểm chứng về chiến lược học chữ Hán của sinh viên tiếng Nhật ở khu vực không sử dụng chữ Hán – đối tượng là sinh viên Việt Nam học tiếng Nhật) – tác giả Thân Thị Kim Tuyến • Bài viết bằng tiếng Việt: 3 - Phương pháp giảng dạy chữ Hán – từ Hán trong tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam – tác giả Trần Sơn Bài viết sau khi hoàn thành sẽ đóng góp làm tài liệu tham khảo giúp các giảng viên ngành Nhật nắm rõ hơn những khó khăn mà sinh viên năm đầu đang gặp phải. Từ đó, giảng viên sẽ có định hướng cho những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp hơn giúp sinh viên có phương pháp học tốt ngay từ ban đầu. 4 B – NỘI DUNG Sinh viên năm Nhất chuyên ngành tiếng Nhật – Khoa Đông phương – Trường Đại học Lạc Hồng khóa 2010 gồm 2 lớp tổng số sinh viên là 78 sinh viên. Trong đó, lớp 10DN111 có 43 sinh viên lớp 10DN112 có 35 sinh viên đang theo học. Qua khảo sát, hầu hết các sinh viên đều bắt gặp những khó khăn trong quá trình làm quen với tiếng Nhật. Vì tiếng Nhật vốn dĩ được xem là một ngoại ngữ khó học đối với người nước ngoài. Đầu tiên phải kể đến là hệ chữ viết gồm 3 loại chữ: Kanji (chữ Hán, được vay mượn từ Trung Quốc), chữ Hiragana – chữ nét mền chữ Katakana – chữ nét cứng (là hai loại chữ do người Nhật sáng tạo dựa trên cấu trúc chữ Hán) Trong đó, chữ Kanji là loại chữ vay mượn từ chữ Hán với số lượng từ rất lớn, còn chữ Hiragana chữ Katakana lại là loại chữ “ghi âm” ( * ) với số lượng không nhiều. Ngoài ra còn có chữ Romanji (là loại chữ Latinh, dành cho những người nước ngoài phiên âm cách đọc khi mới bắt đầu học tiếng Nhật). Kế tiếp là cấu trúc ngữ pháp ngược với tiếng Việt. trong phát âm tiếng Nhật có các âm tiết như: Tsu, fu, shi, kyo . Cũng là một trong những khó khăn vì trong tiếng Việt hoàn toàn không có. ( * ) Chữ ghi âm là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm thanh nối tiếp ở trong từ. Chữ ghi âm đã nảy sinh từ trong lòng của chữ ghi ý (chữ ghi ý là loại chữ viết được xem là cổ nhất của loài người. Nó là loại chữ viết mà mỗi một chữ biểu thị nội dung, ý nghĩa của một từ) [03;285] . 5 Do đó, khi có mục đích học tiếng Nhật rõ ràng cũng không có nghĩa là có thể tiếp cận tiếng Nhật một cách dễ dàng. chữ viết được xem là thử thách đầu tiên. Đặc biệt là loại chữ Kanji – Hán tự. Dưới đây là biểu đồ thăm mức độ thích học Kanji của sinh viên năm Nhất qua câu hỏi có nội dung: “Anh/Chị có thích học chữ Kanji?” Qua hai biểu đồ “Mức độ thích học chữ Kanji”: S ố lượng sinh viên trả lời là không mấy thích chữ Kanji cho rằng chữ Kanji khó học chiếm phần trăm khá cao. MỨC ĐỘ THÍCH HỌC CHỮ KANJI 7.4% 44% 25.6% 23% 0 10 20 30 40 50 Rất thích Thích Không thích lắmKhông thích MỨC ĐỘ KHÓ HỌC CỦA CHỮ KANJI 0% 9% 62.8% 28.2% 0 10 20 30 40 50 60 70 Rất khó Khó Dễ Rất dễ 6 Vậy tại sao sinh viên lại không mấy thích học chữ Kanji khi đa phần đều có mục đích rõ ràng khi chọn học tiếng Nhật. Từ câu hỏi số ba: “So với việc học các môn học khác trong tiếng Nhật, thì việc học chữ Kanji đối với anh/chị có khó hay không?”, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này. Kết quả thu được: Khoảng 46% cho rằng Kanji có nhiều âm đọc nhiều nghĩa; Khoảng 33% cho rằng Kanji khó nhớ d ễ quên khi học; Hơn 12% cho rằng số lượng chữ Kanji quá nhiều hơn 7% cho rằng chữ Kanji có nhiều nét. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC CHỮ KANJI 12.8% 7.6% 46.3% 33.3% 0 10 20 30 40 50 Nhiều nét Khó nhớ dễ quên Nhiều âm đọc & nhiều nghĩa Số lượng chữ quá nhiều Trước những khó khăn trên khi học chữ Kanji, sinh viên có cách học như thế nào cho mình? Hầu hết các sinh viên tự học với số lượng chữ mỗi ngày là 5 chữ chiếm 74,4%. Hơn 20% là học khoảng 10 chữ mỗi ngày. Với độ khó nhớ của cấu trúc chữ Hán nên chỉ có 2,5% sinh viên là học hơn 10 chữ mỗi ngày. 7 SỐ LƯỢNG CHỮ HỌC MỖI NGÀY 74.4, 74% 23.1, 23% 2.5, 3% 0, 0% 5 chữ 10 chữ Trên 10 chữ Trên 20 chữ Việc học chữ Kanji mỗi ngày không quan trọng vào số chữ học được nhiều hay ít mà quan trọng là sau vài ngày phải có thời gian ôn lại những từ đã học. Vì số lượng chữ sẽ tăng lên theo từng ngày rất nhanh sẽ dẫn đến tình trạng quên chữ đã học nếu không có thời gian ôn tập thích hợp. Phương pháp học cũng được xem là rất quan trọng. Qua khảo sát sinh viên dùng phương pháp viết đi viết lạ i nhiều lần chiếm phần trăm cao nhất (hơn 70%). Phương pháp học Kanji theo từ ghép gần 20%. Phương pháp học theo bộ làm nhiều bài tập chiếm phần trăm rất thấp (học theo bộ chiếm 2,5% làm nhiều bài tập chiếm 5%). PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI 5% 18% 2.5% 74.5% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Viết nhiều lầnHọc ôn theo bộ Học ôn theo từ ghép Làm nhiều bài tập 8 Trong các phương pháp học Kanji, phương pháp viết đi viết lại nhiều lần thường được áp dụng nhưng không mang đến hiệu quả ghi nhớ cao so với phương pháp học ôn lại theo bộ phương pháp làm bài tập. Trong khi phương pháp học Kanji theo bộ được xem là phương pháp rất khoa học qua việc làm bài tập nhiều cũng giúp nhớ chữ rất hiệu quả. Ngoài giáo trình hiện nay trên lớp là giáo trình Minna Nihongo Shokyu (giáo trình tiếng Nhật cấp) sinh viên cũng ít tìm h ọc thêm từ các nguồn tài liệu khác để trao dồi thêm từ mới ôn lại từ đã học. Qua khảo sát, chỉ có 2 sinh viên là thường xuyên tìm tài liệu trao dồi thêm chữ Kanji chiếm 2,5%, có tới 44 sinh viên thỉnh thoảng tìm học từ tài liệu ngoài (chiếm 56,4%) có tới 32 sinh viên ngoài giáo trình trên lớp hoàn toàn không tìm học Kanji từ các nguồn tài liệu khác chiếm đến 41,1%. Mức độ tìm học từ các nguồn tài liệu khác Số sinh viên Tỷ lệ (%) Thường xuyên 2 2.5 Thỉnh thoảng 44 56.4 Không có 32 41.1 Tổng 78 100 Có thể thấy sinh viên chỉ học theo giáo trình trên lớp mà ít tự tìm học thêm từ các nguồn tài liệu khác. Vì vậy khả năng mở rộng số lượng từ phụ thuộc vào giờ học Kanji giáo trình trên lớp. Bên cạnh giáo trình dạy học, việc giảng dạy của giảng viên cũng rất quan trọng. Hiện nay, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong giờ giảng nhằm giúp sinh viên dễ nhớ, khơi d ậy hứng thú trong học tập cũng được các giảng viên chú ý đến. Qua khảo sát, các giảng viên thường xuyên sử 9 dụng các công cụ cho giảng dạy chiếm 37%. Với 54,6% giảng viên thỉnh thoảng dùng các công cụ hổ trợ trong giảng dạy. MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ GIẢNG DẠY 8.4% 54.6% 37% 0 10 20 30 40 50 60 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng Nhìn chung, xoay quanh việc học Kanji của sinh viên năm nhất vẫn còn những vấn đề khó khăn. Qua quá trình khảo sát những khó khăn mà các sinh viên đang gặp phải có thể thống kê lại như sau: - Khó khăn trong việc học chữ Kanji: Do có nhiều âm đọc có nhiều nghĩa; Do khó nhớ dễ quên. - Phương pháp học chữ Kanji: Đa số sử dụng phương pháp viết đi viết lại nhiều lần mà không chú trọng những phươ ng pháp khoa học hơn như: Học ôn theo bộ; Học ôn theo từ ghép. - Tìm học chữ Kanji từ các nguồn tài liệu khác: Hầu như sinh viên còn thụ động trong việc tìm học thêm từ các nguồn tài liệu khác ngoài giáo trình đang học tại lớp. - Được học chữ Kanji thông qua các công cụ giảng dạy mới: Các giảng viên hiện nay vẫn chưa áp dụng thường xuyên các công cụ giảng dạy mới như: Trình chiếu powerpoint; Hình ảnh minh họa cho từ ng chữ… giúp sinh viên dễ nhớ gây hứng thú hơn trong giờ học. 10 Tuy những khó khăn sinh viên năm nhất đang gặp phải không nhiều, nhưng nếu không có giải pháp hỗ trợ sớm sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiếp cận tiếng Nhật của sinh viên đang học trình độ cấp. Mà từ lâu trình độ cấp luôn được xem trọng như là một nền tảng phục vụ đắc lực cho những năm học sau. Nếu ngay từ n ăm nhất, sinh viên gặp khó khăn trong việc học chữ Kanji sẽ dẫn đến khả năng đọc – hiểu yếu, tra cứu tài liệu gặp nhiều khó khăn… Trước những thực trạng trên trong việc học chữ Kanji của sinh viên năm nhất – Trường Đại học Lạc Hồng, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục như sau: - Giới thiệu hướ ng dẫn sinh viên một số phương pháp mà sinh viên có thể áp dụng để tự học như: Phương pháp học ôn Kanji theo bộ; Phương pháp học ôn theo từ ghép… - Giới thiệu hướng dẫn sinh viên tìm sử dụng những tài liệu ngoài giáo trình để sinh viên có thể tự trau dồi thêm về vốn chữ Kanji. - Để nhớ lâu những từ đã học không chỉ thường xuyên ôn tập mà sinh viên nên trang bị cho mình một phương pháp ôn tập sao cho thật khoa học. Nhờ vào các phương pháp ôn tập thích hợp sẽ giúp nhớ lâu hơn, hỗ trợ cho việc đưa thêm từ mới vào trí nhớ. Một số phương pháp như: Bản đồ tư duy ( * ) , sổ tay từ vựng… ( * ) Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. [04] . độ thích học chữ Kanji : S ố lượng sinh viên trả lời là không mấy thích chữ Kanji và cho rằng chữ Kanji khó học chiếm phần trăm khá cao. MỨC ĐỘ THÍCH HỌC. không có giải pháp hỗ trợ sớm sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiếp cận tiếng Nhật của sinh viên đang học trình độ sơ cấp. Mà từ lâu trình độ sơ cấp luôn

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:17

Hình ảnh liên quan

Sử dụng hình ảnh minh họa - Thực trạng và giải pháp học chữ kanji trình độ sơ cấp báo cáo nghiên cứu khoa học

d.

ụng hình ảnh minh họa Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan