Lịch sử văn hóa làng cương gián, nghi xuân, hà tĩnh từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI (2011) luận văn thạc sĩ lịch sử

167 759 3
Lịch sử văn hóa làng cương gián, nghi xuân, hà tĩnh từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI (2011) luận văn thạc sĩ lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NG TH BCH HNG Lịch sử văn hóa làng Cơng Gián, Nghi Xuân, tĩnh Từ thế kỷ xv đến đầu thế kỷ xxi (2011) LUN VN THC S KHOA HC LCH S nghÖ an - 2012 2 B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NG TH BCH HNG Lịch sử văn hóa làng Cơng Gián, Nghi Xuân, tĩnh Từ thế kỷ xv đến đầu thế kỷ xxi (2011) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam M số: 60.22.54ã Luận văn Thạc khoa học Lịch sử Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. nguyễn trọng văn NGhÖ an - 2012 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy dỗ và hướng dẫn của các thầy giáo cô giáo và những người thân. Trước hết, cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành khóa học cao học và luận văn tốt nghiệp của mình. Trong quá trình làm luận văn, bản thân tôi đã rất cố gắng bằng tất cả sự đam mê và năng lực của mình. Song do còn hạn chế về nguồn tài liệu và hạn chế về thời gian, đồng thời bản thân tôi chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu đề tài khoa học nên chắc chắn luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả Đặng Thị Bích Hằng MỤC LỤC Trang nghÖ an - 2012 2 NGhÖ an - 2012 4 LỜI CẢM ƠN .5 MỞ ĐẦU .9 1. Lý do chọn đề tài .9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11 3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài 12 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 13 5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn 15 6. Bố cục luận văn .16 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CƯƠNG GIÁN 17 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .17 1.1.1. Vị trí địa lý 17 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 19 1.2. Sự hình lập làng Cương Gián .31 1.2.1. Sự ra đời và tên gọi làng Cương Gián .31 1.2.2. Quá trình thay đổi vùng cư trú và thay đổi địa danh .36 1.2.3. Phương ngữ của người dân Cương Gián .39 1.3. Truyền thống đấu tranh 42 1.3.1. Trước khi có Đảng 42 1.3.2. Từ khi có Đảng 43 Kết luận chương 1 .48 Chương 2 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT LÀNG CƯƠNG GIÁN .49 2.1. Sản xuất kinh tế 49 2.1.1. Nghề đánh bắt hải và chế sản biển 49 2.1.2. Các hình thức kinh tế khác 61 2.1.3. Đời sống kinh tế ở làng Cương Gián từ năm 1954 đến nay 72 2.2. Đời sống vật chất 77 2.2.1. Nhà cửa 77 2.2.2. Ăn mặc trang sức .78 Kết luận chương 2 .85 Chương 3 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN LÀNG CƯƠNG GIÁN .86 3.1. Cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ của làng .86 3.1.1. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền 86 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của làng Cương Gián 87 3.2. Phong tục tập quán .93 3.2.1. Cưới xin .93 3.2.2. Ma chay .94 3.3. Các hình thức lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo .95 3.3.1. Sinh hoạt lễ hội 95 3.3.2. Tín ngưỡng 99 7 3.3.3. Tôn giáo .132 3.3.4. Văn hóa dân gian .138 3.4. Văn học dân gian 141 3.4.1. Ca dao, tục ngữ 141 3.4.2. Ví dặm .143 3.4.3. Hò vè .144 Kết luận chương 3 .146 KẾT LUẬN .147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 154 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghi Xuân - một vùng đất cổ Việt Thường, xưa thuộc phủ Đức Quang, với lịch sửvăn hóa lâu đời, được khẳng định là nền văn hóa tiêu biểu cho đất người Tĩnh. Trên vùng đất địa linh nhân kiệt này đã ghi lại nhiều dấu ấn của lịch sử. Một vùng đất “tao nhân mặc khách, khanh tướng công hầu” đã từng nổi danh với bao di tích danh thắng với bao danh nhân kiệt xuất. Hẳn không ít người đã từng biết đến danh “quan Tiên Điền”, “lúa Xuân Viên”, “tiền Hội Thống”, “trống Đan Trường”, “đục chàng Phổ Hải”. Với thương hiệu nước mắm Cương Gián, trên bến dưới thuyền của chợ Đình, chợ Chế - Nghi Xuân cũng từng nổi danh với “Nghi Xuân bát cảnh”, với núi Hồng - sông Lam hùng vĩ, tạc nên dáng đứng quê hương. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu như lĩnh vực phong thủy có Võ Đức Huyền. Trong thơ ca có đại thi hào Nguyễn Du với pho kiệt tác truyện Kiều bất hủ, một Nguyễn Công Trứ tài ba; trong kiến trúc điêu khắc có Thiềm, thợ khắc đá tài hoa, trong khai hoang với Ngô Trát mở đường Truông Ghép. Trong ca, hát dân gian có hát ví hát dặm, đặc biệt là, tiếng hát ca trù Cổ Đạm . Nghi Xuân thời nào cũng có những nhân vật “nổi đình đám” đúng như sự ca ngợi của người đời trong câu phương ngôn cổ: “Ngàn hống chon von Biển Ngư bát ngát Thịnh trị gặp thời Nhân tài đua phát” Quả thực, cảnh vật và con người nổi danh đã làm đặc sắc hơn cho lịch sử văn hóa của đất người Nghi Xuân. Gắn bó máu thịt với Nghi Xuân là những ngôi làng. Từ những ngôi làng này, mỗi nhân vật lịch sử, mỗi cảnh vật, dòng sông, cánh đồng, ngọn núi . đều mang trong đó hồn thiêng đất nước. Vùng đất Nghi Xuân có nhiều ngôi làng cổ được giới sử gia quan tâm nghiên 9 cứu. Như là làng Hội Thống, làng Tiên Điền, làng Cổ Đạm, làng Cương Gián . với lịch sử văn hóa đa dạng, phong phú của những kho tàng văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần. 1.2. Có ý kiến cho rằng làng Việt là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam - Lànglịch sử lâu dài cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc. Không ngẫu nhiên mà chúng ta nói rất gần gũi thân thương: “làng nước”. Với mối quan hệ đó làng Cương Gián ra đời và phát triển cùng với Nghi Xuân “địa linh nhân kiệt”, Cương Gián góp cho đất nước những danh thắng, những nhân tài ghi danh cùng sông núi. Cương Gián là một làng cổ do bồi tích của biển. Theo các tài liệu khảo cổ học, ngay từ thời Văn Lang - Âu Lạc, biển đã bồi tích lên mảnh đất hình tam giác Gia Lách - Hội Thống - Đông Gián (tên cũ của làng Cương Gián). Từ thời đó, cư dân ở đây đã có mặt và đã góp phần mở mang xây dựng, bảo vệ đất nước. Cương Gián “đất cận thủy - cận sơn” thường được coi là nơi đắc địa . mà là nơi “có cảnh trí giãi bày” . lại vừa là nơi có tầng văn hóa truyền thống phong phú của người dân làng biển đã phản ánh rất rõ mọi mặt kinh tế, xã hội của làng Cương Gián qua các thời kì lịch sử. Nơi đây sớm có nền kinh tế phát triển thịnh đạt bao gồm các nghề khai thác biển và chế biến hải sản, đặc biệt là thương hiệu nước mắm Cương Gián được nhiều nơi biết đến. Cùng với sự phát triển của thủ công và thương nghiệp đã làm cho Cương Gián thêm trù phú. Cho đến nay, lịch sử đã có một số ý kiến nói về tên gọi của làng Cương Gián, nhưng có một điều mà nhân dân trong vùng và nhiều nơi biết đến đó là làng quê này gắn với tên tuổi của Nguyễn Xí. Đây cũng là nơi sinh thành đồng tiến Nguyễn Bật Lãng và những công thần trẻ tuổi khác. Trong hai cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc, nhân dân Cương Gián đã có những đóng góp lớn được nhà nước tặng thưởng “Huân chương kháng chiến hạng 2” và nhiều huân, huy chương khác. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân dân Cương Gián phát huy truyền thống anh hùng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm vượt lên trong 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:59

Hình ảnh liên quan

Bảng thống kờ chất dinh dưỡng của một số loại đất ở Cương Giỏn - Lịch sử văn hóa làng cương gián, nghi xuân, hà tĩnh từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI (2011) luận văn thạc sĩ lịch sử

Bảng th.

ống kờ chất dinh dưỡng của một số loại đất ở Cương Giỏn Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan