Đặc điểm sinh học, sinh thái loài voọc vá chân đen pygathrix nigrpes milne edwards, 1871 ở bán đảo hòn hèo, tỉnh khánh hòa và các giải pháp bảo tồn

41 442 2
Đặc điểm sinh học, sinh thái loài voọc vá chân đen pygathrix nigrpes milne edwards, 1871 ở bán đảo hòn hèo, tỉnh khánh hòa và các giải pháp bảo tồn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đạo tạo Trờng Đại học Vinh nguyễn thị lệ quyên đặc điểm sinh học, sinh thái loài voọc chân đen pygathrix nigripes milne-edwards, 1871 bán đảo hòn hèo, tỉnh khánh hoà các giải pháp bảo tồn Chuyên ngành: động vật học Mã số : 60. 42. 10 luận văn thạc sĩ sinh học Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn hữu dực PGS.TS. hoàng xuân quang Vinh - 2010 1 MỞ ĐẦU Voọc chân đen (Pygathrix nigripes) là một trong những loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [1]. Đây là loài linh trưởng đặc hữu cho vùng Đông Dương là một loài động vật quý hiếm của Việt Nam. Hiện nay Voọc chân đen phân bố 34 khu vực trong toàn quốc [27]. Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy, Voọc chân đen (P. nigripes) tồn tại một quần thể bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa: Thôn Ninh Phước (30 cá thể), thôn Ninh Vân (15 cá thể), thôn Ninh Thủy (40 cá thể), thôn Ninh Phú (20 cá thể). Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái đánh giá một cách toàn diện ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên số lượng quần thể của loài Voọc chân đen Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa. Nhằm góp phần nghiên cứu bảo tồn loài Voọc chân đen khu vực Bán đảo Hòn Hèo tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm sinh học, sinh thái loài Voọc chân đen (Pygathrix nigripes Milne-Edwards, 1871) bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa các giải pháp bảo tồn”, với mục đích: 1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể Voọc chân đen khu vực bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa. 2. Nghiên cứu một số tập tính của Voọc chân đen khu vực bán đảo Hòn hèo, tỉnh Khánh Hòa. 3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung dẫn liệu đặc điểm sinh học sinh thái của Voọc chân đen (P. nigripes), là cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên về Voọc chân đen khu vực bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu Linh trưởng Việt Nam Tình hình nghiên cứu Linh trưởng Việt Nam phát triển theo từng thời kỳ được bắt đầu rất sớm song song với những nghiên cứu về đa dạng sinh vật nói chung nhóm thú nói riêng. Những nghiên cứu đó được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ yếu do những tác giả nước ngoài thực hiện. Các nhà khoa học Việt Nam bắt đầu nghiên cứu đa dạng sinh vật trong đó có nhóm thú linh trưởng từ những năm 60 trở lại đây. Có thể tóm lược tình hình nghiên cứu thú Linh trưởng vào 3 thời kỳ như sau: 1.1.1. Giai đọan trước năm 1954 Những nghiên cứu về nhóm thú linh trưởng Việt Nam chủ yếu do những người nước ngoài thực hiện như: A. Bonhote, J. L. 1907 [14]; Milne- Edwards 1871 [36]; Morice, 1875 [37]; H.Osgood, 1932 [41] v.v. Trong những công trình đó, các tác giả đề cập đến đa dạng các loài linh trưởng Việt Nam Đông Dương. Phần lớn các mẫu thu được trong những nghiên cứu đã được lưu giữ bảo quản tại các bảo tàng Pari (Pháp), Chicago (Mỹ) Luân Đôn (Anh). 1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 Sau năm 1954, miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Những nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh vật được những người Việt Nam thực hiện. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, đã bắt đầu quan tâm tới công tác nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh vật. Công việc đó được thể hiện bằng quyết định thành lập vườn quốc gia đầu tiên (Cúc Phương) vào năm 1962 nhằm bảo tồn đa dạng sinh vật nói chung loài linh trưởng quí hiếm đặc hữu là loài Voọc quần đùi (Trachypithecus delacouri). Bắt đầu từ thời gian này, những nghiên cứu về sinh học được triển khai sâu rộng hơn. Người Việt Nam đầu tiên có những công trình nghiên cứu về linh trưởng là giáo sư Đào Văn Tiến. Ông đã có nhiều 3 công trình nghiên cứu sâu về nhóm thú linh trưởng có nhiều phát hiện mới về nhóm này [11]. Sau đó, những nhà nghiên cứu Việt Nam khác [5] bắt đầu nghiên cứu về nhóm thú này. Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh kinh tế còn khó khăn, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung các tỉnh phía Bắc, các nghiên cứu về sinh thái, sinh học, tập tính còn hạn chế. 1.1.3. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay Từ năm 1975, Việt Nam hoàn toàn độc lập đây cũng là thời kỳ những nghiên cứu về sinh học được triển khai mạnh mẽ trong đó có những nghiên cứu sâu về nhóm linh trưởng: Lê Xuân Cảnh 1994, 1998, [15, 16,]; Lê Vũ Khôi, 2005; Cao Văn Sung, 1993, 1994 [10, 6]; Đặng Huy Huỳnh, 1995 [6]; Phạm Nhật, 1993, 1994 [42, 43]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong thời gian này đều nằm trong chương trình nghiên cứu chung về động vật. Thời kỳ này rừng tự nhiên quần thể thú linh trưởng nước ta bị suy giảm mạnh do ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Đã phát hiện một loài Voọc chân xám mới cho khoa học (Pygathrix cinerea) một loài Voọc đen tuyền (Trachypithecus ebenus). Đặc biệt, công tác bảo tồn phát triển thú linh trưởng quý hiếm đã được chú trọng, với chương trình nghiên cứu hoặc xây dựng khu bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có thú nói chung hay riêng cho Voọc mũi hếch, Voọc đầu vàng, Voọc mông trắng, Vượn… Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Cúc Phương được thành lập cách đây 16 năm đã có các nghiên cứu sâu về kỹ thuật nuôi sinh sản các loài Voọc, góp phần cho bảo tồn các loài quý hiếm này Việt Nam. 1.2. Một số vấn đề phân loại học Linh trưởng Việt Nam 4 Hầu hết các nhà phân loại đã nhất trí với hệ thống phân loại tới cấp độ họ khẳng định rằng Việt Nam hiện nay có 3 họ đang phân bố là: Họ cu li (Loridae), họ khỉ (Cercopithecidae) họ vượn (Hylobatidae). Họ khỉ hiện nay được phân ra làm hai họ phụ là họ phụ khỉ (Cercopithecinae) họ phụ Voọc (Colobinae). Họ phụ khỉ Châu Á hiện có 1 giống với 18 loài, trong đó Việt Nam có 5 loài. Trong số 5 loài có 2 loài phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam là khỉ mặt đỏ Macaca artoides khỉ đuôi lợn M. leonina (nemestrina), 2 loài phân bố phía Bắc Miền Trung là khỉ vàng (Macaca mulatta) khỉ mốc (Macaca assamensis), 1 loài phân bố phía Nam là khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis). mức độ phân loài Việt Nam có phân loài khỉ mốc asam (M. assamensis assamensis McClelland, 1840), khỉ đuôi dài đất liền (M. fascicularis fascicularis (Rafler, 1821)), khỉ đuôi dài côn đảo (M.f.condorensis Kloss, 1926) khỉ vàng siam (M. mulatta siamica, Kloss, 1917). Vấn đề phân loại họ phụ Voọc, theo những tài liệu mới đây Việt Nam hiện nay họ phụ Voọc có 4 giống: Trachypithecus, Pygathrix, Presbytis Rhinopithecus với 11 loài. Giống Voọc (Pygathrix E´ . Geoffroy Saint-Hilaire, 1812) được các nhà thú học nghiên cứu phân tích khá kỹ. Theo Brandon-Jones et al. (2004) [18] giống này Việt Nam có hai loàiVoọc chân đỏ Voọc chân đen, trong đó loài Voọc chân đỏ có hai phân loàiVoọc chân đỏ (P.nemaeus nemaeus) Voọc chân xám (P. nemaeus cinerea). Tuy nhiên theo tài liệu mới đây [23] phân tích di truyền thì loài Voọc chân đỏ Voọc chân xám được coi là hai loài riêng biệt P. cinerea P. nemaeus. Giống Voọc mũi hếch (Rhinopithecus Milne-Edwards,1872), tác giả Brandon-Jones (1984) [17] coi như phân giống của Pygathrix nhưng qua một số đặc điểm hình thái số liệu di truyền cho thấy giống Rinopithecus giống Pygathrix là hai giống khác biệt nhau cũng đồng quan điểm với Groves [23]. 5 Giống Trachypithecus Việt Nam tuy đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu tương đối kỹ nhưng cũng còn một số vấn đề cần bàn luận. Trước đây một số nhà phân loại [17, 23] cho rằng giống Trachypithecus Việt Nam là giống Pygathrix hay Semnopithecus. Phần lớn các nhà phân loại thú xếp các loài vượn Việt Nam vào giống Hylobates. Một số tác giả xếp các loài vượn này vào giống Nomascus. Sau đó một số công trình nghiên cứu cũng xếp các loài vượn Việt Nam vào giống Nomascus. Theo hệ thống phân loại mới [23] thì các loài vượn phân bố Việt Nam được xếp vào giống Hylobates giống phụ Nomascus. Brandon-Jones et. al. xếp nhóm vượn Việt Nam vào giống Nomascus [18]. Căn cứ vào những dẫn liệu trên thì hiện nay Việt Nam ghi nhận được 1 giống Nomascus (Miller, 1933) với 5 loài phân loài đó là Vượn đen tuyền - Nomascus concolor concolor (Harlan, 1826), Vượn hải nam - N. sp. cf. nasutus nasutus (Khnkel d''Hercularis, 1884), Vượn má trắng - N. leucogenys leucogenys (Ogilby, 1840), Vượn má hung N. leucogenys siki (Delacour, 1951) Vượn má vàng - Nomascus gabriellae (Thomas, 1909) 1.3. Đặc điểm của giống Pygathrix 1.3.1. Về phân loại học Giống Voọc hiện đang được công nhận là giống Pygathrix, tuy nhiên trước đây đã được đặt trong một số các giống khác như Simia (Linnaeus, 1771) Lasiopyga (Illiger, 1811). Hiện nay giống Pygathrix có ba loài; Voọc chân đỏ (P. nemaeus), Voọc chân xám (P. cinerea) Voọc chân đen (P. nigripes) có phân bố trên bán đảo Đông Dương. 1.3.2. Đặc điểm hình thái Voọc loài khỉ lớn so với các loài voọc ăn lá khác. Đuôi màu trắng có chiều dài xấp xỉ bằng chiều dài đầu thân. Các chi dài chi sau dài hơn chi 6 trước. Đầu không có mào; các sợi lông được hướng ngược ra sau tạo thành một vệt ngắn trên cổ [39]. Cả hai giới tính của loài này có đám lông dọc theo hình xuyến quanh mắt. Dương vật của con đực trưởng thành có màu đỏ tươi [46]. Các màu sắc của giới tính là như nhau ngoại trừ một đốm trắng được thể hiện rõ của con đực hình tam giác nhỏ phần gốc đuôi [23, 32]. Màu sắc của ba loài Voọc có sự khác nhau rõ ràng. Các con non không có sự khác biệt về màu sắc những con non sắp trưởng thành trưởng thành có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc. Trọng lượng trung bình của con đực Voọc chân đen trưởng thành nặng khoảng 11kg, con cái khoảng 8kg [30]. Những đặc điểm hình thái khác biệt giữa 3 loài Voọc thuộc giống pygathrix được trình bày bảng 1.1. Sinh cảnh sống thích hợp của Voọc chân đen là kiểu rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá, rừng kín rụng lá rừng thưa rụng lá. Chúng sống độ cao rất khác nhau từ 100-1000m. Chúng thích sống những khu vực có nhiều cây gỗ to nhiều cây làm thức ăn. 7 Bảng 1.1. Một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Pygathrix Đặc điểm P. nemaeus P. cinerea P. nigripes Đầu Trước tai có đám lông dài màu nâu nhạt. Đỉnh đầu màu đen chuyển màu xám tro phía gáy, chẩm lưng. Lông hai bên gáy dài. Voọc chân xám có bộ lông dày mềm bông. Gáy đỉnh đầu có màu xám nhạt kéo dài đến cánh tay. Dải màu đen trên trán nhỏ, không nối liền với dải màu đen bờ vai Voọc chân đen có bộ lông dày mềm bông. Trán, đỉnh đầu màu xám đen Đỉnh đầu màu đen chuyển màu xám tro phía gáy, chẩm lưng. Lông hai bên gáy dài. Mặt Lông quanh mặt dài màu xám tro, cằm màu trắng nhạt. Lông quanh mặt dài màu nâu vàng trừ khu vực quanh mồm cằm có màu trắng Mặt cổ có khoang màu hạt dẻ. Lông quanh mặt dài màu xám tro, trước tai có đám lông dài màu nâu nhạt Má má có đám lông trắng nhạt phía trước chuyển màu xám nhạt về phía sau tai Lông má màu trắng dài, dày, rực rỡ sang hai bên cong xuống phía dưới Lông má có màu sáng phía trước mặt, chuyển màu xám đen về phía sau tai, màu vàng nhạt về phía dưới cổ Cổ Dưới cằm trên cổ có màu trắng đục, phần cổ còn lại đỏ nâu. Lông trước cổ màu trắng với vòng màu da cam là ranh giới phía dưới bởi màu đen nối bờ vai cánh tay dưới cằm trên cổ có màu trắng đục, phần cổ còn lại đỏ nâu Ngực Phần trên gần cổ có màu nâu đỏ, giữa ngức có màu đen phần dưới gần bụng có màu xám Phía trên ngực có vòng da cam, Ngực có màu xám đen, phía dưới màu sáng Phía giáp với cổ có màu nâu đỏ, giữa ngực có màu đen phía dưới gần bụng có màu xám trắng Lưng Lưng màu xám Lưng màu xám Lưng màu xám tro Bụng Bụng màu xám tro Bụng màu xám Bụng màu xám trắng Cánh tay phía trên bờ vai Bàn tay màu đen, Mu bàn tay Tay rất dài. Cánh tay, bàn tay 8 Chi trước màu đen, chuyển màu xám giữa cánh tay màu xám trắng gần bàn tay, bàn tay màu xám nhạt, các ngón tay màu đen thỉnh thoảng có lông màu xám. màu xám nhạt, các ngón tay màu đen. Chi sau Đùi màu đen, ống chân màu nâu đỏ thẫm. Mu bàn chân các ngón đều đen Lông chân màu xám đậm, riêng phía trong của đùi có màu đen. Phần còn lại của phía dưới màu xám sáng với những dải nhỏ. Bàn chân màu đen Vùng bẹn trắng đục, đùi màu đen, ống chân màu đen. Mu bàn chân các ngón đều đen Đuôi Đuôi rất dài, lông màu trắng Đuôi màu trắng, thon dài Đuôi rất dài, lông màu trắng. Nguồn: Groves, 2001 [23]; Lippold, 1977, [32]; Lippold Vũ Ngọc Thanh, 1995 [33]; Nadler et al., 2003 [39]; Phạm Nhất, 1993 [42]; Rowe, 1996 [46]. Khi so sánh các loài cần chú ý một vài đặc điểm đặc trưng của loài để nhận dạng ngoài tự nhiên như: Loài P. nemaeus phần trước cánh tay có màu trắng phần dưới chân có màu đỏ; Loài P. cinerea phần trước cánh tay màu xám phần dưới chân cũng có màu xám; Loài P. nigripes phần trước cánh tay màu đen, màu xanh trên mặt, bao quanh vòng mắt lớn màu vàng phần dưới chân màu đen. 9 1.3.3. Phân bố Việt Nam: Khu vực phân bố của Voọc được xác định từ khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên tới Đông Nam Bộ. Khu vực phân bố mang tính liên tục chủ yếu các tỉnh Tây Nguyên [1]. Thế giới: Voọc phân bố Cămpuchia Lào. 1.4. Vài nét về loài Voọc chân đen 1.4.1. Tên gọi - Tên khoa học: Pygathrix nigripes (Milne-Edwards, 1871). - Tên thường gọi: Voọc chân đen, Vẹc vá, Voọc vá, Voọc ngũ sắc, Voọc Voọc (Việt), Voọc linh, Khỉ chú hình (Tày), Dộc (Mường), Hơ (Ê Đê), Dhoọc Hna (Ba na). 1.4.2. Phân loại học Loài Voọc chân đen (Pygathrix nigripes) được phát hiện như một loài riêng biệt bởi Milne-Edwards vào năm 1871, nhưng sau đó có nhiều tác giả [19, 20] đánh giá lại hệ thống phân loại của loài coi loài Voọc chân đen như một phân loài cùng với Voọc chân đỏ (P. n. nemaeus P. n. nigripes). Sau đó Brandon-Jones, D. 1984 [17] đã xếp theo ý tưởng của Milne Edwards coi loài Voọc chân đen như một loài riêng biệt trên cơ sở màu sắc phân bố địa lý. Năm 1995 một loài Voọc Voọc mới đã phát hiện đặt tên là Voọc chân xám P.n. cinerea [49]. Những nghiên cứu hiện tại về vị trí phân loại tiến hóa phân tử thấy rằng ba phân loài Voọc trước đây đã được coi như ba loài riêng biệt [23, 45]. Luận văn này quan niệm loài Voọc chân đen như một loài riêng biệt [23, 45] theo công trình của Groves (2001) Nadler&Roos (2001). 10 . điểm sinh học, sinh thái loài Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes Milne- Edwards, 1871) ở bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa và các giải pháp bảo tồn , với. số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể Voọc vá chân đen ở khu vực bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa. 2. Nghiên cứu một số tập tính của Voọc vá chân đen

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:40

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan