Chuyển biến về kinh tế ở huyện quỳnh lưu nghệ an trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa (1996 2009)

81 659 1
Chuyển biến về kinh tế ở huyện quỳnh lưu   nghệ an trong công cuộc công nghiệp hóa   hiện đại hóa (1996   2009)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa lịch sử ----------***--------- Hoàng thị hồng văn Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyển biến về kinh tế huyện quỳnh lu Nghệ An trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 2009) Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam Lớp 47B1 (2006 - 2010) 1 Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. §Æng nh thêng Vinh - 2010 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hơn 10 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước bước vào thực hiện đường lối đổi mới nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong gần một thập kỷ (1986 - 1995) đất nước đã vượt qua được những khó khăn, thử thách và giành được nhiều tháng lợi lớn. Đó là: Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Mặc dù vậy công cuộc đổi mới chúng ta còn có những khuyết điểm và yếu kém. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Đại hội VIII (22/6 - 1/7/1996) của Đảng cộng sản Việt Nam đã tổng kết, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm trong gần 10 năm (1986 - 1995) và đề ra chủ trương đưa nước ta chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã nhanh chóng tiếp thu và vận dụng một cách có hiệu quả những chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương. Với sự nỗ lực vươn lên trong 13 năm tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2009), huyện Quỳnh Lưu đã có 2 những chuyển biến đáng mừng trên tất cả các lĩnh vực mà nổi bật nhất là kinh tế. Trên địa bàn huyện, có khá nhiều cụm, khu công nghiệp quy mô, đáng kể là Khu công nghiệp Đông Hồi, Nhà máy xi măng Hoàng Mai, Nhà máy gạch Tuynen, Cảng cá Lạch Quèn, Khu du lịch biển Quỳnh Phương được đầu tư vốn và khoa học công nghệ hiện đại. Hiện nay, huyện đang từng bước xây dựng, quy hoạch khu công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ. Sự nghiệp phát triển kinh tế của Quỳnh Lưu trong giai đoạn 1996 - 2009 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học góp phần làm sáng tỏ lý luận về công cuộc công nghiệp hóahiện đại hóa nước ta mà còn có giá trị về mặt thực tiễn, đó là nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho nhân dân. Trên cơ sở đó, rút ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa huyện Quỳnh Lưu. Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chuyển biến về kinh tế huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2009)” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ 1996 – 2009, hiện đang là một đề tài mới mẻ mang tính thời sự, vì các sự kiện đang trong quá trình diễn biến do đó việc tổng kết đánh giá gặp nhiều khó khăn, hơn nữa đây là một vấn đề khó, hàm chứa trong nó cả tính lý luận và tính thực tiễn. Trên bình diện cả nước cho đến hiện nay có một số tài liệu nghiên cứu sự phát triển kinh tế trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng. - Trong cuốn “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” do NXB Chính trị QG xuất bản năm 2004 đã nêu lên những thành tựu tiến bộ và hạn chế, khuyết điểm của đất nước từ khi thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - 3 hiện đại hóa, trong đó đã đề cập đến những thành tựu về kinh tế của cả nước từ năm 1996 đến năm 2004. - Cuốn giáo trình “Đại cương lịch sử Việt Nam tập III” do Lê Mậu Hãn chủ biên, NXB giáo dục, năm 2005. Nội dung tác phẩm ít nhiều đã đề cập đến kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 – 2005) - Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội VII, VIII, IX, X, đã tổng kết những thành tựu, tiến bộ và vạch ra những yếu kém tồn tại, khuyết điểm của việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu mà các Nghị quyết của các Đại hội đó đề ra. phạm vi địa phương, đây là vấn đề mới mẻ chưa được sự quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống của các nhà nghiên cứu. Tản mạn trong một số tài liệu cũng đã đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề. Tiêu biểu có: + Đề cương giới thiệu Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIV (1996 - 2000), khóa XV (2001 - 2005) trong đó đã trình bày tình hình kinh tế của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng cho đến năm 2000. + Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu từ 1930 - 2000” do Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu biên soạn, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2000. Đây là một công trình nghiên cứu quá trình phát triển của Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu từ khi ra đời (1930) cho đến nay. Nội dung của tác phẩm ít nhiều đề cập đến thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện, trong đó có điểm qua một số nét về kinh tế huyện Quỳnh Lưu từ năm 1996 đến năm 2000. + Cuốn “Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu” của tác giả Ninh Viết Giao, NXB Nghệ An, 2008. Cuốn sách là một bản điều tra xã hội học về các mặt chủ yếu của Quỳnh Lưu như cư dân, dấu vết lịch sử, văn hóa, giáo dục, các đơn vị hành chính . Có đề cập về kinh tế dưới góc độ khái quát về nghề 4 nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công truyền thống và đánh bắt thủy hải sản vùng biển Quỳnh Lưu. - Thành tựu về phát triển kinh tế của huyện Quỳnh Lưu trong những năm gần đây còn được đề cập nhiều trong các báo cáo, tổng kết theo từng thời gian, nhiệm kỳ của các ban ngành, trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu qua các nhiệm kỳ từ khóa XXII đến khóa XXV. Đây là nguồn tài liệu quan trọng của đề tài. Tôn trọng kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi hy vọng với nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy, có thể tái hiện được bức tranh về sự chuyển biến kinh tế của huyện Quỳnh Lưu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (1996 – 2009). Trên cơ sở đó, rút ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa huyện Quỳnh Lưu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu chuyển biến về kinh tế của huyện Quỳnh Lưu từ 1996 - 2009. Tuy nhiên để làm sáng rõ quá trình chuyển đổi kinh tế của huyện từ năm 1996 đến năm 2009, trong quá trình thực hiện chúng tôi còn trình bày một số nét về tình hình kinh tế của cư dân Quỳnh Lưu trước công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ngoài ra theo lôgíc lịch sử, chúng tôi nghiên cứu chuyển đổi kinh tế huyện Quỳnh Lưu trong xu thế chung của toàn tỉnh, từ đó so sánh sự chuyển biến kinh tế giữa các thời kỳ, tác động đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng dân cư cũng như những giải pháp, bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế của Quỳnh Lưu trong những năm tiếp theo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu chuyển biến về kinh tế của huyện Quỳnh Lưu thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tức là từ năm 1996 đến 5 năm 2009. Về mặt không gian: Nghiên cứu sự chuyển kinh tế trên toàn bộ địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) gồm 41 xã và 2 thị trấn. Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tài liệu Để tiến hành nghiên cứu đề tài “Chuyển biến về kinh tế huyện Quỳnh LưuNghệ An trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2009)” chúng tôi tập trung khai thác các nguồn tài liệu sau: - Tài liệu thành văn : Tài liệu chuyên khảo của các tác giả viết về thời kỳ đổi mới các khía cạnh khác nhau. Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam từ Đại hội VII đến Đại hội X. Các báo cáo của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu và các tài liệu viết về lịch sử kinh tế - xã hội, con người Quỳnh Lưu. - Nguồn tài liệu điền dã: Đó là quá trình chúng tôi trực tiếp trao đổi và tiếp thu ý kiến của các đồng chí lãnh đạo các cấp huyện Quỳnh Lưu về những vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp chuyên ngành gồm: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp liên ngành gồm: Phương pháp thống kê, đối chiếu, lập bảng so sánh, tổng hợp và điền dã lịch sử. Phương pháp luận sử học Macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm sử học của Đảng cộng sản Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt luận văn này. 5. Đóng góp của đề tài 6 Đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau: - Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống những chuyển biến tích cực về mọi mặt trong đời sống kinh tế của cư dân huyện Quỳnh Lưu từ năm 1996 – 2009 từ đó góp phần khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng ta đề ra từ Đại hội VIII (1996). - Qua công trình nghiên cứu này các cấp lãnh đạo Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu có thể nhìn, nhận đánh giá một cách chân thực, khách quan những thành tựu, tiến bộ cũng như những hạn chế, khuyết điểm trong 13 năm (19962009) thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng để qua đó khắc phục những yếu kém, hạn chế và phát huy, đẩy mạnh những thành quả đã đạt được. - Đây là tài liệu để biên soạn, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử địa phương. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày trong 2 chương: Chương 1. Khái quát đặc điểm tự nhiên - xã hội và tình hình kinh tế huyện Quỳnh Lưu trước công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (trước năm 1996). Chương 2. Chuyển biến về kinh tế của huyện Quỳnh Lưu những năm đầu thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2009) 7 8 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN - Xà HỘI VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU TRƯỚC CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA (TRƯỚC NĂM 1996) 1.1. Đặc điểm tự nhiên và lịch sử - xã hội Quỳnh Lưu 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quỳnh Lưuhuyện địa đầu xứ Nghệ có khoảng cách từ huyện lỵ là Thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là Thành phố Vinh khoảng 60km. Cực Bắc của huyện có tọa độ 19°22’ 12’’ vĩ độ Bắc, cực Nam 19°05’ 15” vĩ độ Bắc, cực Tây 106°05’ 15” kinh tuyến Đông, cực Đông (vùng đất liền) 105°47’ 50” kinh tuyến Đông. Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp Tĩnh Gia (Thanh Hóa) có chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là Khe Nước Lạnh. Phía Nam và Tây Nam huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31km. Vùng phía Nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và Yên Thành (thường gọi là đồng bằng Diễn - Yên - Quỳnh). Phía Tây Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi. Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 34km. Diện tích tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu là 586,4km² chiếm 3,58% diện tích toàn tỉnh, đứng hàng thứ nhất các huyện đồng bằng, thành thị và hàng thứ 11 so với các huyện, thị của tỉnh Nghệ An. Chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam là khoảng 26km (tính theo chiều dài quốc lộ 1A chạy qua), chiều rộng từ bờ biển Đông đến điểm cực Tây khoảng 22km (tính từ cửa Lạch Quèn lên truông Rếp) [1,14]. Địa hình Quỳnh Lưu thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Đó là địa hình rất đa dạng, đất đai tự nhiên được cấu tạo khác nhau. 9 Có thể chia địa hình của huyện làm ba vùng tiêu biểu: Vùng ven biển: vùng này bao gồm các xã từ Quỳnh Lập đến Quỳnh Thọ, gồm 12 xã. Phần lớn các xã đều nằm lọt giữa kênh Dâu (còn gọi là sông Mơ hoặc kênh nhà Lê) với biển Đông. Kênh Dâu chảy theo chiều Bắc Nam gần như song song với bờ biển, nối sông Hoàng Mai với sông Ngọc Để. Các xã nằm bên kênh này và kề mép nước, nhân dân Quỳnh Lưu gọi là vùng Bãi Ngang [20,26]. Địa hình vùng ven biển có độ chênh thấp dần từ Tây sang Đông, nói chung có độ cao trung bình khoảng 3m so với mặt biển. Đất vùng này với hai thành phần chủ yếu là đất cát pha và đất sét nên dễ bị bào mòn hàng năm do thiên tai. Tính chất thổ nhưỡng của vùng biển Quỳnh Lưu nhìn chung là không thích hợp cho việc trồng lúa nhưng lại là nơi tương đối thuận lợi cho việc trồng màu và một số cây công nghiệp như lạc, vừng, dứa .Ngoài ra dải đất ven biển cũng là nơi thuận lợi cho việc trồng rừng cây chắn gió, cát, chủ yếu là cây phi lao. Một số vùng đất sét ngập mặn lại thích hợp cho việc cải tạo thành các đồng muối và ao nuôi trồng thủy sản. Vùng đồng bằng: bao gồm 18 xã, bắt đầu từ xã Mai Hùng kéo tới xã Quỳnh Diễn, xã cực Nam của huyện Quỳnh Lưu. Vùng này do sự bồi tụ của các loài trầm tích biển nên độ phì nhiêu của đất khá hơn, thích hợp cho việc trồng lúa và được coi là vựa thóc của huyện. Ngoài lúa là chủ yếu nhân dân còn trồng khoai, ngô, lạc, đậu, vừng. Từ ngày có nước sông nông giang từ Đô Lương chảy về và các đập, các kênh tưới tiêu năng suất cây trồng đã nâng cao trông thấy. Đây còn là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện [20,27]. Vùng đồi núi: vùng này không chỉ bao gồm các xã phía Tây mà còn một số xã phía Bắc Quỳnh Lưu, có 13 xã. Mười ba xã này chiếm hơn nửa diện tích của huyện. Hệ thống núi và đồi của vùng phía Tây và phía Bắc huyện Quỳnh Lưu chạy thoải dần xuống phía Đông và phía Nam tạo nên vùng bán sơn địa. Địa hình đó tạo cho vùng này có những tiểu khí hậu làm 10 . chọn đề tài Chuyển biến về kinh tế ở huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2009) làm khóa luận tốt nghiệp. 2 tái hiện được bức tranh về sự chuyển biến kinh tế của huyện Quỳnh Lưu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (1996 – 2009). Trên cơ sở đó,

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:33

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Diện tớch, năng suất, sản lượng một số cõy trồng chớnh giai đoạn 1996 - 2000 - Chuyển biến về kinh tế ở huyện quỳnh lưu   nghệ an trong công cuộc công nghiệp hóa   hiện đại hóa (1996   2009)

Bảng 1.

Diện tớch, năng suất, sản lượng một số cõy trồng chớnh giai đoạn 1996 - 2000 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 4: Cơ cấu nội ngành cụng nghiệp – xõy dựng huyện Quỳnh Lưu (2000 – 2008) - Chuyển biến về kinh tế ở huyện quỳnh lưu   nghệ an trong công cuộc công nghiệp hóa   hiện đại hóa (1996   2009)

Bảng 4.

Cơ cấu nội ngành cụng nghiệp – xõy dựng huyện Quỳnh Lưu (2000 – 2008) Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan